Dây chuyền sản xuất là gì? – Solution IAS

Dây chuyền sản xuất là gì?

Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động theo đúng tuần tự được thiết lập. Ở đó mỗi giai đoạn sẽ có một nhiệm vụ riêng và chúng bổ trợ cho nhau tại các nhà máy, xí nghiệp. Vật liệu sẽ được đưa vào được dây chuyền chế tạo ra các sản phẩm hoặc lắp ráp các bộ phận để đưa ra thành phẩm. 

Ngày nay chúng được xem là mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo thành phẩm. Ví dụ như chế tạo máy móc, gia công kim loại, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn trong chăn nuôi,… Với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, nhiều dây chuyền sản xuất của nhiều lĩnh vực đã được ra đời. Giúp tối ưu trong hoạt động sản xuất, cải thiện được năng suất, giảm thời gian và chi phí không cần thiết trong sản xuất.

Dây chuyền sản xuất

Phân loại dây chuyền sản xuất: 

 Có nhiều cách để phân loại chúng, dưới đây là một cách phân loại qua nguyên liệu sản xuất tiêu biểu nhất: 

  • Dây chuyền sản xuất cho nguyên liệu thô: tôn, gạch, ống nhựa, hạt nhựa, xi măng, inox,…

  • Dây chuyền sản xuất sản phẩm nông nghiệp: sữa, xúc xích, thịt hộp, cá hộp, thức ăn chăn nuôi,…

  • Dây chuyền sản xuất thực phẩm: bánh, kẹo, sữa, nước ngọt, bia rượu,….

  • Dây chuyền sản xuất đóng gói: các loại bao bì, thùng carton,…

  • Dây chuyền sản xuất may mặc: quần áo, giày dép, túi, balo,….

  • …..

Ngoài ra bạn cũng có thể phân loại theo quy mô của dây chuyền: quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Hoặc bạn có thể phân chúng thành hai loại là dây chuyền tự động và dây chuyền bán tự động.

Các loại dây chuyền sản xuất hiện nay

1. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Một dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đi qua những giai đoạn sau để có được 1 sản phẩm hoàn chỉnh: 

Máy nghiền nhỏ nguyên liệu – Định lượng – Máy trộn – Máy ép viên – Cân đóng bao

  • Máy nghiền: Những nguyên liệu thô xanh hay các loại thức ăn tinh bột,… trước khi làm thành sản phẩm cần được nghiền nhỏ và mịn.

  • Định lượng: giúp cân các nguyên liệu với các chất vi lượng theo một tỉ lệ đã được đặt sẵn. 

  • Máy trộn: giúp trộn đều các nguyên liệu.

  • Máy ép viên: giúp nén các nguyên liệu thành thành phẩm theo kích thước và hình dáng khác nhau. Sản phẩm được ép chặt sẽ bảo quản được lâu và có độ ẩm lớn. 

  • Cân đóng bao: Giai đoạn cuối cùng của dây chuyền. Đóng các sản phẩm theo khối lượng được cài đặt sản để dễ dàng bảo quản. 

Dây chuyền sản xuất

Ngoài ra hệ thống này còn có thể dễ dàng kết nối và tích hợp với nhiều giải pháp như quản lý tiếp liệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giám sát quản lý, định lượng chính xác,…

Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi được chia thành nhiều mô hình với công suất lớn, vừa và nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi đơn vị. Là một giải pháp hữu ích cho nhà nông. 

Tham khảo thêm về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.

2. Dây chuyền đóng gói tự động

Dây chuyền đóng gói tự động giúp xử lý hàng hóa nhanh gọn. Có thể đóng gói hàng trăm sản phẩm/phút. Sản phẩm sẽ được bảo vệ tốt qua quá trình đóng gói theo tiêu chuẩn. 

Dây chuyền sản xuất là gì?

Tránh lãng phí các vật liệu dư thừa vì quá trình sẽ đóng gói theo mẫu và đo đạc cẩn thận. Khả năng chuyên dụng của sản phẩm cao phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp. Tùy từng lĩnh vực, dây chuyền đóng gói có thể đóng các dạng bột, hạt,… Và cũng có thể: Đóng gói chân không, chiết rót áp lực, tiệt trùng, bơm hơi,…

cum-may-dong-bao--1

3. Dây chuyền chiết rót tự động

Dây chuyền này được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm, hóa mỹ phẩm và dược phẩm. Có thể chiết được các dịch lỏng, dịch sệt,… Dễ dàng cài đặt và điều chỉnh theo số lượng sản phẩm và số lượng chai. Khi thiếu nguyên liệu hoặc thiếu chai máy sẽ tự động ngưng lại. 

Dây chuyền sẽ gồm các công đoạn sau: 

Máy rửa chai – máy sấy chai và diệt khuẩn – máy chiết – máy xoáy nắp ( dùng cho các loại đồ uống không ga)

Máy được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, chiết rót theo lực hút cố định của bề mặt chất lỏng. Chiết rót được nhanh, chất lượng đồng đều, không bị nhỏ giọt và tràn ra ngoài. Có thể điều khiển qua màn hình cảm ứng PLC. 

Dây chuyền sản xuất

4. Công nghệ hàn tự động

Công việc hàn trước nay vẫn luôn nặng nhọc và nguy hiểm đối với người lao động. Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Nhiều phát minh khoa học đã ra đời mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. 

Quá trình gia công kim loại là quá trình tạo nên những vật liệu theo hình dáng được thiết kế đặt sẵn ( quá trình cắt gọt, ghép nối kim loại). Để thực hiện được điều đó phải dùng đến công nghệ hàn từ đó nhiều cánh tay robot hàn tự động được ra đời. 

Dây chuyền sản xuất

Robot hàn tự động có hình dạng như cánh tay, cánh tay này sẽ điều khiển súng hàn chuyển động qua các mối hàn như hệt thao tác con người. Và có thể lập trình đường đi của chúng. 

Bên cạnh đó còn có những thiết bị bổ trợ cho dây chuyền này như: nguồn hàn, bộ cấp dây điện, súng hàn, bộ gá cố định vật hàn.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dây truyền trong sản xuất hiện nay.