Dạy Bé 12 Kỹ Năng Tự Phục Vụ Bản Thân Của Trẻ Mầm Non
Kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non đang được rất nhiều phụ huynh và giáo viên quan tâm. Bởi việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết, ở độ tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng hình thành kỹ năng sống cơ bản. Kỹ năng này cũng là phương tiện giúp trẻ có thể chủ động, sáng tạo, tự tin trước mọi thử thách trong quá trình phát triển.
Hiện nay, khi xã hội phát triển thực trạng trẻ thiếu kiến thức về kỹ năng sống ngày càng tăng, đặc biệt là kỹ năng tự phục vị bản thân. Có nhiều trẻ sống khép mình, ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi, không biết chia sẻ với mọi người. Trẻ hoàn toàn thiếu sự sáng tạo và luôn được bố mẹ bao bọc, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào ba mẹ hoặc những người xung quanh. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ mầm non sẽ giúp trẻ có thêm kiến thức và cải thiện được tính cách ngày một tốt hơn.
Kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non tức là ba mẹ, thầy cô hãy dạy cho trẻ cách làm quen với những hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong giao tiếp của trẻ. Nếu không có kỹ năng tự phục cho bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống.
Mục Lục
2. 12 kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non
Quá trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non là làm quen với các thao tác, sinh hoạt hàng ngày với những người xung quanh. Dưới đây là 12 kỹ năng mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ.
2.1 Kỹ năng chia sẻ
Kỹ năng chia sẻ
Kỹ năng này được xem là kỹ năng quan trọng bởi sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách sau này, dạy trẻ phải biết chia sẻ đồ ăn hay đồ chơi cho những người khác. Những việc làm này sẽ giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng mối quan hệ, không còn biểu hiện sự ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần làm những việc này hàng ngày để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện.
2.2 Sự quan tâm và giúp đỡ người khác
Kỹ năng quan tâm và giúp đỡ người khác
Trẻ ngoài việc học kỹ năng tự phục vụ cho mình, còn phải học cách quan tâm và giúp đỡ người khác. Ví dụ như trước bữa ăn cơm, hãy dạy trẻ mời người lớn, biết lấy bát đũa,…Dạy trẻ cách phải lễ phép với người lớn, khi nói chuyện phải thưa dạ.
2.3 Kỹ năng gấp quần áo
Kỹ năng gấp quần áo
Hướng dẫn trẻ gấp quần áo bằng cách trải quần áo trên sàn, mặt hướng ra ngoài, gấp hai mép còn tay áo ra phía ngoài, sau đó gấp đôi lại.
2.4 Để giày dép theo quy định
Ở nhà hay ở trường, trẻ luôn được rèn kỹ năng ngăn nắp, giày dép phải để đúng nơi quy định. Ba mẹ và thầy cô hãy làm mẫu cho trẻ để trẻ làm theo và khi để giày dép lên kệ phải hướng mũi giày ra ngoài.
2.5 Kỹ năng cất balo vào đúng nơi quy định
Khi về đến nhà hoặc trên lớp, hãy hướng dẫn trẻ bỏ balo xuống, để mặt balo hướng lên phía trước. Sau đó để balo vào đúng ngăn một cách gọn gàng và không để balo rơi ra ngoài.
2.6 Kỹ năng tự giác uống nước
Kỹ năng gấp quần áo
Bạn hãy hướng dẫn trẻ cầm cốc bằng tay phải, đến vòi nước và dùng tay gạt vòi. Khi lấy nước chỉ lấy một lượng vừa đủ để uống, không được lấy quá nhiều. Điều này sẽ giúp trẻ biết tiết kiệm và không lãng phí.
2.7 Kỹ năng tự ăn
Kỹ năng tự ăn
Ba mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ tự xúc đồ ăn bởi đây là kỹ năng giúp trẻ có thể tự lập mà không cần đến cha mẹ hay thầy cô giúp đỡ. Đến bữa ăn hãy cho trẻ tự cầm muỗng, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng khi được giao một công việc nào đó.
2.8 Kỹ năng che miệng khi hắt xì hoặc khi ho
Ba mẹ hãy chỉ cho bé tác dụng của khăn giấy và hướng dẫn trẻ cách dùng khăn giấy. Khi ho hay hắt xì phải dùng giấy để che miệng và vứt giấy vào sọt rác. Nếu không có giấy hãy che miệng lại khi ho, đây là phép lịch sự.
2.9 Kỹ năng rửa tay
Kỹ năng tự ăn
Hãy hướng dẫn trẻ làm ướt tay trước, sau đó dùng xà phòng để rửa, rửa lần lượt kẽ tay, bàn tay. Cuối cùng là rửa sạch lại với nước và lau khô tay bằng khăn thật sạch.
2.10 Kỹ năng mặc quần áo
Kỹ năng mặc quần áo
Hãy chuẩn bị cho trẻ một chiếc áo, hướng dẫn trẻ bằng cách đưa tay trái cầm ống tay phải, tay phải luồn vào ống tay trái và cài cúc áo theo lần lượt.
2.11 Kỹ năng đi cầu thang
KHi đi cầu thang hãy hướng dẫn trẻ đi bên phải và tay bám vào cầu thang. Đi từng bậc, không được chạy nhảy khi đi trên cầu thang như vậy sẽ rất nguy hiểm.
2.12 Kỹ năng ngồi ghế
Hướng dẫn trẻ cách ngồi ghế mà không gây ra tiếng động, sau khi ngồi xuống thì điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất. Chỉ trẻ cách bê ghế, đặt ghế xuống mà không gây tiếng động.