Đấu trường cô-li-dê dùng để làm gì
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thường được nhắc đếu đầu tiên trong nền kiến trúc La Mã Cổ đại, có thể xem như là đại diện đầu tiên của nền văn minh La Mã Cổ đại là đấu trường Colisée
Đấu trường Colisée ở Roma khởi công vào năm 72 sau Công Nguyên (vào các đời vua Vespasien và Tittus), là một công trình vật chất nhưng phản ảnh rất đầy đủ đời sống tinh thần của người La Mã Cổ đại. Vào thời kỳ ấy, người La Mã rất thích xem đấu mãnh thú, đấu vật giữa người với người, người với mãnh thú, và đua xe ngựa cùng các trò vui biểu diễn khác.
Được đặt giữa hai Quảng trường Cáesar và Rômurô, mặt bằng của công trình có dạng hình elíp với chu vi 527m, được chia làm bốn phần đối xứng bởi hai trục dài và ngắn, trục dài có kích thước 188m, trục ngắn có kích thước 156m.
Khán đài hình elíp của đấu trường Colisée được nâng cao dần lên, tổ chức theo kiểu nền dốc bậc Amphitheatre và chứa được 50.000 người trong đó có 45.000 chỗ ngồi và 500 chỗ đứng. Hàng khán giả đầu tiên cao hơn bãi đấu 5m để bảo đảm an toàn cho người xem, còn hàng khán giả cuối cùng có độ cao tương đương với 5 tầng nhà. Số dãy ghế chạy vòng tròn từ dưới lên trên có tới 60 hàng, chia làm 5
Hình thức mặt bằng của đấu trường Colisée được phản ánh trung thực trên mặt đứng, toàn bộ công trình cao 48m, chỉ có 3 tầng dùng kết cấu cuốn đá, từ dưới lên trên dùng các thức cột Dôrich, Iônic và Coranh, chuyển từ nặng đến nhẹ dần, sau đó thêm một tầng thứ tư nữa dùng mảng đặc là chính, thỉnh thoảng trổ cửa sổ nhỏ và trang trí cờ xí để phù hợp với không khí của ngày hội.
Công trình có phong cách hùng vĩ nhờ ở kích thước to lớn và vẻ khoa trương của các vòm cuốn từ các tầng. Các chi tiết kiến trúc cũng được chú ý để tạo nên không khí kịch tính trong trường đấu. Bãi đấu bên trong là một hình chữ nhật có kích thước 86x64m.
Toàn thể kiến trúc thành Rome xung quanh Đấu trường Colisée
Đấu trường Colisée có hệ thống kết cấu hoàn thiện, hệ tường cột chạy vòng quanh mặt đứng công trình tạo nên 80 cái vòm cuốn đá cùng với hệ thống tường ngang hình rẻ quạt – 80 bức cả thảy – đỡ toàn bộ khán đài và các sàn tầng của công trình. Không chỉ là hệ thống kết cấu hợp lý mà còn cách tuyển chọn vật liệu đã chứng tỏ người La Mã Cổ đại nắm vững một số kỹ thuật xây dựng quan trọng. Hình thức kết cấu ở mặt ngoài đấu trường đã sử dụng hai yếu tố cuốn và cột thức rất thành công.
Tuy ngày nay đấu trường Colisée không còn được nguyên vẹn, một phần đã bị mất đi, nhưng vị trí và ý nghĩa của nó đối với Roma thì không suy chuyển.
H.T sưu tầm
Vận dụng trang 48 Lịch Sử lớp 6 – Cánh diều: Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu về một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng nhất.
Lời giải:
Giới thiệu về đấu trường Cô-li-dê
Đấu trường Cô-li-dê, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma (I-at-li-a). Khi nhắc đến các câu chuyện về Đế chế La Mã thì nơi đây được xem là biểu tượng của Đế chế, một trong những kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá thì đây vẫn là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch ở Roma.
– Cô-li-dê được xây dựng vào khoảng năm 70 – 80 sau Công nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian và thời Titus với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.
– Kích thước của Đấu trường: cao 48m, dài 189m và rộng đến 156m có thể chứa tới 80.000 người bên trong. Được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Các nhà kiến trúc xưa đã thiết kế các mái vòm cuốn, các hành lang bậc lên xuống để dẫn tới chỗ ngồi mặc dù rất rộng nhưng mỗi người có thể đến chỗ ngồi của họ chỉ trong vòng vài phút.
– Đấu trường được sử dụng gần 500 năm với những ghi chép về các trận đấu thế kỷ VI, là nơi thi đấu của các võ sỹ, làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú và tập kịch cổ điển… Người La Mã được thưởng thức miễn phí những trận đấu ở Cô-li-dê. Đó được coi là phần thưởng dành cho những công dân đã tham dự các bữa tiệc lớn của lớp người giàu có và nổi tiếng. Hoàng đế và giới quý tộc yêu cầu tổ chức trận đấu khi cần thu hút sự chú ý của thần dân. Dán mắt vào những màn trình diễn đẫm máu, người La Mã sẽ lãng quên đi những vấn đề quan trọng hơn. Ban đầu, cuộc chơi được tổ chức nhân danh các vị thần, chúng phải tuân theo quy định pháp luật và được coi như một nghi lễ tôn giáo. Về sau, khi tầng lớp thượng lưu thấy có thể thu lợi nhuận từ những dòng máu đổ ra tại Cô-li-dê, tính linh thiêng đã bị lãng quên.
– Công trình này dần dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí vào thời Trung Cổ và sau này được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháo đài…
– Ngày nay nhiều khách du lịch đến đây tham quan và chiêm ngưỡng hình ảnh của Đế chế La Mã lúc xưa mặc cho Cô-li-dê bị tàn phá và chỉnh sửa qua nhiều thế kỉ. Đấu trường Cô-li-dê ngày nay không còn là nơi diễn ra những trận đấu đẫm máu nữa, nó đã trở thành biểu tượng chống lại luật tử hình ở nhiều nước trên thế giới. Cô-li-dê cũng là địa chỉ cho những ai ngưỡng mộ một công trình kiến trúc hoành tráng được xây từ cách đây hai thiên niên kỷ. Quả là một công trình kiến trúc đặc sắc, xứng đáng là một trong 7 kỳ quan thế giới mới được bầu vào năm 2007 vừa qua.
Khám phá đấu trường La Mã theo định dạng 3D
Đấu trường La Mã sau được gọi là Colosseum, là đấu trường lớn ở thành phố Roma, với công suất lúc mới xây xong là 50,000 khán giả. Nơi này được sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu để trình diện cho công chúng.
Công trình xây khoảng năm 70 và 72 sau công nguyên. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng Colosseum vẫn được coi là biểu tượng của Đế chế La Mã, và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại.
Ngày nay, Colosseum thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm. Điều gì khiến nơi này có sức hút đến vậy?
Đấu trường La Mã – công trình có kích thước khổng lồ
Đây là công trình hình elip với chiều cao 48m, dài 189m và rộng 156m. Colosseum nằm tại trung tâm của thành Rome, xây trên vùng đất bằng phẳng. Người ta dùng tới 100,000m3 đá hoa cương để xây dựng. Lượng đá này đủ để xây 40 bể bơi kích thước chuẩn Olympic. Để giữ khối đá với nhau, người ta phải dùng các mối nối bằng sắt, nặng tổng cộng 300 tấn.
Tiếp đó, người La Mã dùng hơn 25,000 m3 vữa và sỏi trộn thành bê tông. Ban đầu, đấu trường có sức chứa tới 50,000 người. Sau này thiết kế được mở rộng hơn với sức chứa lên đến 80,000 người. Colosseum gồm 80 cửa với mỗi lối được đánh số giúp khách nhanh chóng tìm thấy chỗ ngồi. Thiết kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút.
Thời gian xây dựng “nhanh chóng mặt”
Là công trình có quy mô đồ sộ tại thời điểm mới xuất hiện, song thời gian xây dựng Colosseum diễn ra rất nhanh chóng, chỉ kéo dài chưa tới 5 năm, từ năm 75 tới năm 80 sau công nguyên dưới thời Titus. Dưới thời Hoàng đế Domitian, công trình được chỉnh sửa khá nhiều.
Từng là nơi tàn bạo đầy bí ẩn
Dưới thời các đấu sỹ, Colosseum còn được ví như đường dẫn tới địa ngục. Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa cả người và động vật hoang dã. Các nữ đấu sỹ chiến đấu ở Colosseum được gọi là Gladiatrice, trong khi đó, đấu sỹ nam là Gladiator.
Tuy nhiên tại đây không phải bất cứ cuộc chiến đấu nào cũng kết thúc bằng cái chết. Đôi khi các đấu sỹ từ chối giết đối thủ của họ, hoặc có thể chính từ các khán giả đề nghị sự tha thứ, người bại trận vẫn được quyền sống sót. Vào khoảng những năm 1500, nơi này còn là điểm lui tới của các pháp sư.
Hàng ngàn động vật bị giết chết
Người La Mã từng tổ chức những cuộc săn bắn và các trận đánh khủng khiếp tại đây, khiến hàng ngàn con vật phải bỏ mạng. Lịch sử từng ghi lại có khoảng 9000 con vật bị giết trong ngày hội khai mạc của đấu trường.
Ngày nay, Colosseum là một trong những điểm du lịch chính khi đến với Rome. Bên dưới đấu trường có lối đi ngầm từng được dùng để chuyển động vật và đấu sỹ lên sàn đấu, nay mở cửa đón khách tham quan từ mùa hè năm 2010.
Hoàng Hà
Theo travelandleisure, WK