Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp trẻ vượt qua
Bước vào giai đoạn mới lớn, trẻ bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý. Đây là thời điểm rất quan trọng để bé có thể định hướng phát triển tương lai tốt nhất. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và giúp đỡ trẻ vượt qua là trọng trách vô cùng quan trọng của các bậc cha mẹ.
Mục Lục
Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thế nào?
Giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, nó đánh dấu việc chính thức con đã bước qua thời kỳ trẻ thơ nhưng vẫn chưa thực sự là người lớn. Lúc này bé không chỉ có những dấu hiệu rõ ràng về phát triển thể chất mạnh mẽ mà các vấn đề nội tiết tố sinh dục cũng dần tăng tiết hơn. Các nhu cầu tò mò, tìm hiểu tuổi mới lớn cùng sự phát triển tâm lý chưa tương thích dễ khiến bé bị stress, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Tùy nhu cầu dinh dưỡng, môi trường phát triển, các yếu tố tác động từ bên ngoài mà độ tuổi dậy thì ở trẻ là khác nhau. Ở bé gái thường có xu hướng dậy thì sớm hơn bé trai. Thường là trong 9-14 tuổi ở bé gái và 10- 15 tuổi bé trai. Hoặc cũng có những trẻ dậy thì muộn hơn giai đoạn này vài năm.
Đồng thời lúc này con cũng bắt đầu có nhiều tò mò hơn về bản thân, về giới tính, suy nghĩ nằm lửng lơ giữa giai đoạn trưởng thành và trẻ con rất khó nắm bắt. Nếu không được sớm giải quyết thì tình trạng khủng hoảng rất dễ xảy ra với những dấu hiệu mà phụ huynh có thể bắt gặp như
- Dễ giận dữ, la hét, nhất là khi không được như ý muốn
- Tranh cãi với cha mẹ, không muốn nói chuyện với người lớn
- Khao khát tìm kiếm bản thân, trẻ có thể trở nên sôi nổi hơn hoặc bỗng dưng trầm lặng ít nói hơn
- Thích sự tự do khám phá, cảm thấy chán ghét tức giận nếu bị phụ huynh kiểm soát
- Có thể khóc bất cứ thời điểm nào, thường gặp ở bé gái
- Ăn uống thất thường, thay đổi khẩu vị
- Tăng hay giảm cân bất thường, đặc biệt ở những trẻ bị stress khủng hoảng nặng
- Rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, chậm chạp, hay quên
- Học hành giảm sút
- Tự ti hơn về ngoại hình, luôn cho rằng bản thân mình quá béo, quá gầy, quá nhiều mụn
- Luôn cảm thấy bi quan về bất kỳ vấn đề gì
- Muốn thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai
- Có xu hướng nổi loạn hoặc trở nên tự cô lập bản thân
- Có thể có xu hướng bạo lực nếu phụ huynh không sớm quan tập và giúp đỡ bé, con bị bạn bè xấu dụ dỗ
- Mất hứng thú với những điều bé thích ngày thường
- Có xu hướng tìm đến những bộ phim người lớn để thỏa tính tò mò và giải tỏa cảm xúc, đặc biệt ở bé nam. Tuy nhiên nếu không được giáo dục và hướng dẫn con sớm con rất dễ tìm đến tình dục sớm so với lứa tuổi và gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng khác
- Ở những trẻ cuối dậy thì có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích sớm so với lứa tuổi
- Có thể có những xu hướng tự làm hại bản thân nếu liên quan đến các bệnh lý
- Có thể xuất hiện những hành vi chống đối, thậm chí là phạm pháp
Tuổi dậy thì còn được gọi là tuổi nổi loạn bởi lúc này tâm tính con thay đổi rất thất thường. Chính vì thế bậc cha mẹ cần có trọng trách sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường này để nhanh chóng giúp đỡ, định hướng con theo những con đường đúng đắn, tránh để con tự mình “bơi” giữa những giai đoạn khó khăn và dẫn đến những suy nghĩ, tư tưởng bị lệch lạc.
Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng sẽ bị rơi vào các giai đoạn khủng hoảng. Với những trẻ được cha mẹ định hướng từ sớm, được cha mẹ quan tâm tâm sự thường xuyên, có xu hướng tự lập sớm thường ít gặp những khó khăn trong giai đoạn dậy thì hơn.
Tầm quan trọng của giai đoạn tuổi tuổi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, ở bé gái sẽ có những dấu hiệu về thể chất như ngực phát triển, bắt đầu có kinh nguyệt, nổi mụn, xuất hiện lông mu dày, có cách dịch nhầy ở vùng kín, chiều cao tăng mạnh từ 8-10cm/ năm. Trong khi đó bé nam có thể tăng từ 10- 15cm chiều cao, tăng kích thước tinh hoàn, mọc râu, có thể phóng tinh một cách vô thức, giọng nói trầm khàn hơn và cũng xuất hiện mụn do thay đổi tiết tố.
Chính sự thay đổi đột ngột này khiến con cảm thấy chới với, chưa thể thực sự hiểu được bản thân và những suy nghĩ của chính mình. Bé bắt đầu công cuộc khám phá tìm hiểu về bản thân của chính mình, đây thực sự là con đường thú vị. Tuy nhiên nếu không có người chỉ hướng thì bé rất dễ bị lầm đường lạc lối.
Bất cứ ai cũng phải trải qua giai đoạn dậy thì, đây là bước đệm rất lớn để chứng tỏ bé là ai, bé muốn gì ở cả hiện tại và tương lai. Chẳng hạn trong thời điểm này bé phát hiện hứng thú với viết lách thì càng lớn bé sẽ càng cố thực hiện mong muốn này.
Mặt khác tâm lý của con trong giai đoạn dậy thì có những biến đổi cực kỳ lớn. Con có thể trở thành một người hoàn toàn khác so với giai đoạn trước đó. Chẳng hạn từ một người hoạt bát trước đó bé bỗng dưng trầm mặc, ít nói, khép mình hơn và ngược lại.
Thống kê cho thấy, có đến hơn 20% trẻ trong giai đoạn này bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và gây ra các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu.. Nguyên nhân là do những lo lắng, băn khoăn, tò mò không được giải đáp, cha mẹ không hỗ trợ mà ngược lại còn kiểm soát và la lắng bé thường xuyên khiến con trở nên chới với giữa việc trở thành người lớn hay vẫn là trẻ con.
Nói chung giai đoạn tuổi mới lớn có liên quan trực tiếp đến sự phát triển tốt nhất của con cả về thể chất lẫn tinh thần. Phụ huynh và nhà trường cần hết sức hỗ trợ và giúp đỡ con trong giai đoạn này, phát hiện sớm những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và có biện pháp xử lý kịp thời.
Làm sao để con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Cha mẹ chính là người quan trọng nhất sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, tuy nhiên không phải ai cũng biết các xử lý. Nhiều người thường cho rằng giai đoạn này là bình thường, hay cho rằng con “hư” mà không biết rằng bé đang trong thời điểm nhạy cảm. Cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc giúp đỡ con để tránh gây ra cảm giác đang kiểm soát cho các con.
Trấn an trẻ
Sụ thay đổi về thể chất và tinh thần có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng hoặc xấu hổ. Phụ huynh hay nhanh chóng giải thích, trấn an bé đây hoàn toàn là các triệu chứng bình thường, không có gì phải lo lắng hả. Với các vấn đề về thể chất và nội tiết, phụ huynh cần hướng dẫn con cách giải quyết.
Chú ý với bé nam thì nên để bố hướng dẫn còn với bé gái thì nên để mẹ trợ giúp vì lúc này bé đã bắt đầu cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Phụ huynh cũng cần bắt đầu trang bị cho con các kiến thức bảo về chăm sóc bản thân ngay từ thời điểm đầu dậy thì để con sẵn sàng đương đầu với những sự thay đổi có thể diễn ra bất cứ lúc này.
Dành cho con sự riêng tư
Trong độ tuổi này, trẻ cực kỳ khao khát sự tự do, không muốn bị phụ huynh giám sát. Vì thế phụ huynh nên dành cho một không gian riêng tư khi ở nhà như bắt đầu cho con ở phòng riêng nếu con có mong muốn này. Chú ý trước khi vô phòng nên gõ cửa trước hỏi ý con, điều này cũng dần tạo cho bé thói quen tôn trọng lịch sự trước khi vào phòng người khác.
Ngoài ra phụ huynh cũng không nên tự ý xem điện thoại hay lục lọi các vật dụng cá nhân của con. Tất nhiên thực hiện điều này vì phụ huynh muốn ngăn chặn những điều xấu không phù hợp với độ tuổi của con nhưng điều này sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu. Nếu bị phát hiện chắc chắn bé sẽ trở nên kích động, la hét và không muốn nói chuyện với cha mẹ cho mà xem.
Nếu trong giai đoạn này con có những sở thích mới nào đó, phụ huynh cũng nên tôn trọng và cố gắng hỗ trợ con để con có thể biết được mình thực sự thích gì, phù hợp làm gì. Sự định hướng của cha mẹ là rất tốt, tuy nhiên còn cần phụ thuộc vào chính bé, không nên quá ép buộc ocn phải làm một điều gì đấy mà bé không mong muốn.
Dù vậy phụ huynh vẫn nên tinh tế kiểm soát con ở một mức độ nào đó. Ví dụ nếu cho con sử dụng các thiết bị công nghệ nên có các biện pháp ngăn chặn con xem các bộ phim đồi trụy hay các chương trình không phù hợp với lứa tuổi vì có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư tưởng của con.
Đóng vai trò như một người bạn gỡ bỏ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Thay vì bắt buộc con làm một điều gì đó thì hãy nhẹ nhàng nhờ con giúp đỡ, nói chuyện và tương tác với con như những người bạn. Thay vì la mắng khi con làm sai thì bạn có thể hỏi vì sai con làm như thế, làm điều này là sai hay đúng để con tự nhận thức được các hành vi, suy nghĩ của mình và tự điều chỉnh lại.
Bố mẹ cũng nên dành thời gian lắng nghe con nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành 15- 30 phút vào cuối này để cùng tâm sự với con, hỏi về ngày hôm nay của con để giúp đỡ bé giải quyết nếu có những khó khăn, khúc mắc. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có những khó khăn áp lực, khi có người lắng nghe mình nói thì những buồn phiền cũng được giảm rất nhiều.
Tuy nhiên dù vậy thì cũng không thể dễ dàng gì để tiếp cận con trong độ tuổi dậy thì, nhất là khi con đang khủng hoảng tâm lý. Phụ huynh cần thực sự tinh tế và tâm lý khi trò chuyện và khơi gợi những câu chuyện với con. Mẹ có thể bắt đầu từ câu chuyện của mình, xin lời khuyên từ con và bắt đầu hỏi ngược lại những câu chuyện của con cũng là một gợi ý hay để có thể tiếp cận với con chẳng hạn.
Luôn tin tưởng và cổ động bé
Hãy luôn dành những lời cổ động, khuyến khích cho bé mỗi ngày để con nhanh chóng lấy lại sự tự tin trước đó. Nếu bé được điểm cao hãy tặng cho bé một món quà nho nhỏ làm động lực cố gắng còn nếu bé bị điểm thấp đừng nên la lắng mà hãy nói “không sao” và khuyến khích con cố gắng mỗi ngày hơn.
Hãy dành cho con sự tin tưởng nhất định để bé cảm thấy mình đã trưởng thành, mình được cha mẹ coi trọng như những người lớn. Chẳng hạn phụ huynh có thể cho bé quyết định một việc gì đó trong gia đình, chẳng hạn như hôm nay ăn ở nhà hay ra ngoài. Điều này còn giúp bé học được tính độc lập, trách nhiệm hơn vỡi mỗi quyết định của mình.
Tham gia lớp kỹ năng giúp giải quyết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường có xu hướng khép mình hoặc nổi loạn vượt khỏi chừng mực ban đầu mà đôi khi chính phụ huynh cũng không thể giải quyết nếu không có kỹ năng. Chính vì thế, phụ huynh có thể cho con tham gia các lớp học kỹ năng, lớp học võ, các khóa rèn luyện quân đội để bé có thể thay đổi bản thân và có hướng phát triển phù hợp hơn.
Hiện nay có rất nhiều khoa học kỹ năng cho trẻ dậy thì để điều chỉnh nhận thức, hành vi của bé đúng đắn, giải quyết những thắc mắc tâm sinh lý tuổi mới lớn. Đồng thời trong các lớp học này cũng thường có nhiều bạn bè đồng trang lứa sẽ giúp con bớt cảm giác lo lắng, dễ dàng kết nối hơn so với cha mẹ.
Các hoạt động tập thể sẽ giúp con tăng khả năng độc lập, kết nối với xã hội và biết được bản thân thực sự yêu thích điều gì. Phụ huynh cũng có thể cho con học võ để bảo vệ chính bản thân mình hoặc tham gia các trại hè để tăng tính độc lập hơn.
Khuyến khích bé tập thể dục thể thao mỗi ngày
Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con nâng cao tinh thần, giải tỏa những áp lực cho con tốt hơn. Đồng thời gia đình cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để kết nối cùng con. Chẳng hạn cả nhà cùng nhau dậy sớm chạy bộ, chơi cầu lông hay chơi đá bóng, chắc chắn con sẽ thấy rất vui cho mà xem.
Cho bé gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nặng
Tất nhiên như đã nói, không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ các kỹ năng, sự tinh tế để hỗ trợ bé. Nhiều người dù rất yêu thương con nhưng thường xuyên quát mắng bé khiến những vấn đề này không được giải quyết mà còn trầm trọng hơn. Do đó nếu phát hiện các dấu hiệu nặng và cảm thấy không đủ khả năng giải quyết, phụ huynh nên sớm đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.
Thông qua việc trò chuyện với chuyên gia, bé sẽ nhận ra bản thân đang hoàn toàn bình thường, không có gì cần lo lắng. Bé cũng sẽ học được cách bình tĩnh hơn, các giải quyết, nhìn nhận các vấn đề đề sớm quay trở lại nhịp sống bình thường theo đúng lứa tuổi.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý tại Việt Nam trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người Việt một cách khoa học, bài bản và hiệu quả. Trung tâm cũng là nơi các bậc phụ huynh và học sinh lui tới để tham vấn tâm lý học đường cho con cũng như biết cách đồng hành cùng con trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn thực hiện một số chuyên đề về tâm lý trẻ tuổi dậy thì thông qua chương trình Livestream tư vấn trực tuyến hàng tuần giúp ba mẹ giải đáp những điều thắc mắc, khó hiểu ở con hoặc có giải pháp cho vấn đề tâm lý tuổi dậy thì của trẻ. Và nếu con có những tổn thương cần được chữa lành, các chuyên gia sẽ tư vấn cho phụ huynh liệu trình đồng hành phù hợp nhất. Ưu điểm của phương pháp tâm lý trị liệu là hoàn toàn không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể rất an toàn với trẻ.
Xem tư vấn trực tuyến chủ đề: Đồng hành cùng con lứa tuổi teen với tình yêu thương vô điều kiện
Để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.
Hỗ trợ con giải quyết các vấn đề ngoại hình
Nếu con gặp các vấn đề như quá béo, quá gầy, mặt nhiều mụn thì phụ huynh hãy giải thích với con điều này hoàn toàn bình thường và giúp bé cải thiện. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thể thao mỗi ngày, sử dụng sữa rửa mặt hay các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi trong trường hợp cần thiết sẽ giúp con dần cải thiện những vấn đề này.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên bắt đầu chú ý thay đổi cho con các trang phụ phù hợp hơn, đặc biệt là bé gái để bảo vệ chính bản thân mình mỗi ngày. Hãy hướng dẫn con cách bảo vệ bản thân ngay từ những giai đoạn sớm để phòng tránh những nguy hiểm xung quanh.
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ sớm vượt qua nếu có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời từ phụ huynh. Cha mẹ nên trang bị cho bé các kiến thức về giai đoạn này từ sớm để con không bị bỡ ngỡ trước những thay đổi đột ngột về mọi mặt.