Dấu hiệu dễ nhận biết khi thận của bạn đang có vấn đề | Phòng khám đa khoa Hy Vọng

Bệnh thận đang ngày càng trở nên phổ biến. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng ngày một tăng cao. Khi thận bị suy giảm chức năng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Hậu quả là người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận – những phương pháp chữa trị cực kì tốn kém và bất tiện.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – trước khi phải nhập viện cấp cứu vì bệnh thận, hãy kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có hướng điều chỉnh và điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn cảm thấy mình dễ nhầm lẫn trong việc ghi nhớ hoặc khó tập trung một cách nghiêm trọng, thì bạn nên đi khám bác sĩ và đừng bỏ qua khả năng về các căn bệnh liên quan đến thận.

Biểu hiện 2: Vấn đề về da

 

Khi bị suy giảm chức năng, khả năng loại bỏ các chất bẩn trong máu của thận cũng giảm đi rõ rệt. Điều này có thể gây ra các vấn đề trên da như phát ban, mụn nhọt hay cảm thấy ngứa ngáy không rõ nguyên nhân.

 Biểu hiện 3: Tăng huyết áp

 Có rất nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, bệnh thận là một trong số đó. Bạn nên để tâm đến cơ thể kĩ càng hơn khi tình trạng huyết áp cao thường xuyên diễn ra.

 

Biểu hiện 4: Khó thở

 

Một trong những lí do gây khó thở là do thiếu các tế bào hồng cầu mang oxy. Bình thường, nếu luyện tập hoặc vận động quá sức có thể khiến bạn cảm thấy khó thở trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu bạn bị hụt hơi thường xuyên ngay cả khi đang nằm nghỉ ngơi thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Biểu hiện 5: Đau chân

 

Việc đau chân dường như không liên quan đến bệnh thận nhưng đây lại là dấu hiệu của căn bệnh này khi đã vào giai đoạn nghiêm trọng. Nguyên nhân do đa nang hình thành u nang trên thận gây áp lực lên dây thần kinh khiến máu không lưu chuyển được tới chân.

 

Biểu hiện 6: Sưng và phù nề

 Thận bị tổn thương không loại bỏ được lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ khiến bạn bị phù nề  hay sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay,…

 

Biểu hiện 7: Ớn lạnh, rợn người

 

Thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra một loại hormone nhắc nhở cơ thể sản sinh hồng cầu. Khi loại hormone này không được tiết ra đủ có thể gây ra bệnh thiếu máu. Thiếu máu và bệnh thận dẫn đến một loạt triệu chứng, bao gồm cả việc luôn cảm thấy ớn lạnh, rợn người ngay cả khi ở trong phòng ấm áp.

Biểu hiện 8: Mất cảm giác ngon miệng

 Nếu bạn không áp dụng chế độ ăn kiêng nào mà vẫn không có cảm giác thèm ăn, kể cả với những món bạn ưa thích thì nên lưu ý tới các căn bệnh về thận.

 

Biểu hiện 9: Hơi thở có mùi

 Hơi thở có mùi hôi là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt. Biểu hiện này đi kèm với việc thay đổi khẩu vị hoặc chán ăn, cho thấy thận đang không làm tròn chức năng của nó.

 Biểu hiện 10: Tiểu khó

 Thận có nhiệm vụ tạo ra nước tiểu. Do đó, bất kì sự thay đổi nào liên quan đến việc tiểu tiện như: màu sắc bất thường, tần suất quá nhiều, cảm thấy đau buốt khi đi tiểu,… đều có liên quan đến thận.

Biểu hiện 11: Mệt mỏi

 Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thận là mệt mỏi do thiếu hormone giúp thúc đẩy sản xuất hồng cầu. Thận gặp vấn đề sẽ khiến bạn luôn cảm thấy rệu rã ngay khi vừa thức dậy sau một giấc ngủ ngon.

 Biểu hiện 12: Buồn nôn và nôn

 Thận giúp bài trừ các chất thải tích tụ trong máu. Tuy nhiên, khi thận làm việc không tốt, các chất thải này tích tụ đến một lượng nhất định sẽ gây chứng buồn nôn và muốn ói mửa.

Phòng ngừa bệnh Suy thận

Thay đổi lối sống:

  • Giữ huyết áp đúng mục tiêu bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg

  • Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu

  • Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng

  • Không hút thuốc lá

Thay đổi chế độ ăn uống:

  • Uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi

  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy thận

Kiểm tra huyết áp

Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra độ lọc cầu thận (GFR)

  • Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu. Albumin là một loại protein có thể hiện diện trong nước tiểu khi thận bị tổn thương

Siêu âm bụng để đánh giá cấu trúc và kích thước thận.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: tùy trường hợp, theo chỉ định của bác sĩ.

Sinh thiết thận để tìm nguyên nhân gây ra bệnh thận.

Các biện pháp điều trị bệnh Suy thận

Tuân thủ chế độ ăn dành cho người suy thận: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối

Điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại suy thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra suy thận đã được kiểm soát tốt.

Thông thường suy thận mạn không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.

Điều trị suy thận giai đoạn cuối (khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%)

  • Thẩm phân phúc mạc

  • Chạy thận nhân tạo

  • Ghép thận, người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận đã được ghép

Hơi thở có mùi hôi là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt. Biểu hiện này đi kèm với việc thay đổi khẩu vị hoặc chán ăn, cho thấy thận đang không làm tròn chức năng của nó.

Thận bị tổn thương không loại bỏ được lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ khiến bạn bị phù nề hay sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay,…

Có rất nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, bệnh thận là một trong số đó. Bạn nên để tâm đến cơ thể kĩ càng hơn khi tình trạng huyết áp cao thường xuyên diễn ra.