Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì (bên trái và bên phải)
Đau bụng dưới hay đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Bao gồm đau ở giữa bụng, đau bên trái bụng, đau bên phải bụng. Cách chữa trị như nào?
Đau bụng dưới hay đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì ( giữa, trái, phải ) có lẽ là điều mà có rất nhiều người cảm thấy băn khoăn, không biết có nguy hiểm gì cho sức khỏe phụ khoa của bản thân hay không và cách điều trị đau bụng dưới ra sao? Bởi vì khu vực bụng dưới của nữ bao gồm rất nhiều cơ quan sinh sản cho nên cần phải được chú ý nhiều hơn để tránh gây ra những tác hại cho sức khỏe về lâu dài, đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.
Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [
]
Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì
Mục Lục
Triệu chứng đau bụng dưới ở nữ cần chú ý
Vùng bụng dưới ở cả nam và nữ đều chứa những bộ phận đóng vai trò quan trọng cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể như ruột non, đường tiết niệu, ruột già và cơ quan sinh sản. Đối với nữ giới, khu vực này còn quan trọng hơn bao giờ hết và cũng là một vị trí nhạy cảm, nữ giới có thể phải đối mặt với nhiều chứng bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của mình.
Khi có cảm giác đau phần bụng từ dưới rốn trở xuống, có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn trong một thời gian, đây được xem là dấu hiệu nhận biết bất thường đầu tiên ở cơ thể. Dù sao, cơn đau bụng dưới thường có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, dù rõ ràng hay không thì mọi người cần phải chú ý đến những triệu chứng đau bụng dưới ở nữ như là:
- Vùng bụng dưới hay có cảm giác đau âm ỉ cả ngày không dứt, đôi khi là cơn đau chỉ có tác động nhẹ, nữ giới không chú ý sẽ vẫn hoạt động sống mỗi ngày.
- Cảm giác đau quặn bụng đến mức phải gập người xuống mới cải thiện được tình trạng đau đớn dần dần, tuy nhiên, cơn đau vẫn bất chợt xuất hiện trở lại.
- Cảm thấy buồn nôn, khó chịu, cơ thể bị mệt mỏi, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tới mức ngất xỉu.
- Âm đạo ra dịch tiết bất thường, đôi khi có lẫn máu và kèm mùi hôi nồng.
- Những dấu hiệu đau bụng sẽ xuất hiện trong vòng khoảng một thời gian dài, thường nếu như bạn nhận thấy cơn đau bụng của mình diễn ra từ 5 – 7 ngày trở lên thì cần đi kiểm tra để được chẩn đoán bệnh.
Tìm hiểu thêm:
– Đau bụng dưới ra dịch màu nâu
– Đau thượng vị nguyên nhân và cách chữa
Đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì? Top 12 nguyên nhân gây đau bụng dưới
Tình trạng đau bụng dưới ở nữ đôi khi chỉ là biến đổi nhỏ của cơ thể, tuy nhiên cũng không ít những bệnh tiềm ẩn nguy hiểm cho cơ thể gây ra ở vị trí này. Chính vì vậy, muốn biết được đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì hay nguyên nhân đau bụng ở dưới rốn ở nữ, mọi người có thể phân loại nguyên nhân gây đau bụng dưới đây nhằm nhận biết được có dấu hiệu bệnh nào đang tồn tại ở cơ thể của mình hay không:
Các vị trí đau bụng dưới ở phụ nữ
1. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng mà cơ quan tiêu hóa của cơ thể bị rối loạn trong một thời gian dài. Đây là chứng bệnh có thể xuất hiện khi mà cơ thể của nữ giới thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hàng ngày quá ít hoặc quá nhiều hoặc khi cơ thể đang trải qua thời gian căng thẳng, mệt mỏi.
Khi bị mắc phải hội chứng ruột kích thích, nữ giới sẽ thường xuyên nhận thấy cơ thể của mình bị đau bụng, đầy hơi, xảy ra tiêu chảy hoặc táo bón, có chuột rút xảy ra nhiều hơn.
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đau bụng dưới rốn ở giữa có thể do Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đường tiết niệu nằm ở vị trí gần với bàng quang, thận của cơ thể nữ giới, phụ trách việc đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể dễ dàng nhằm giúp cho cơ thể có hoạt động sống như bình thường. Tuy nhiên, nếu như có lượng vi khuẩn lớn xâm nhập vào vị trí này, sẽ gây ra tình trạng nữ giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới khá cao, nhất là ở những người đã có quan hệ tình dục nhiều lần. Viêm đường tiết niệu không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới khi được phát hiện kịp thời với biểu hiện như đau bụng khó chịu, cảm giác đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, tiểu són, tiểu buốt gây ra xót mỗi lần đi vệ sinh,…
3. Đau do sa tạng
Tình trạng đau do sa tạng thường là biểu hiện cơ quan sinh sản bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi đang ở thời điểm tiền mãn kinh. Bộ phận bị sa tạng thường là bàng quang hoặc tử cung, gây tăng áp lực cho âm đạo gây ra cảm giác đau và khó chịu ở háng, thắt lưng, làm cho người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
4. Bệnh viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là tình trạng mà bộ phận bàng quang ở cơ thể nữ giới bị đau mãn tính trong một thời gian dài, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần chỉ trong khoảng một tiếng. Cơ thể bị bệnh viêm bàng quang kẽ thường có nhiều áp lực ở vùng mu, đi tiểu cảm thấy đau đớn,…
5. Viêm nhiễm cơ quan sinh dục
Nếu như nữ giới thường xuyên cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, bộ phận âm đạo ngứa ngáy và mẩn ngứa, cơn đau diễn biến liên tục theo từng cấp độ khác nhau,… khả năng cao là bạn đang bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Khi bị viêm cơ quan sinh dục, nữ giới có thể thấy ở âm đạo của mình hay bị ra mủ, dịch tiết có mùi hôi, ngứa ngáy, khó chịu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn,…
6. Bệnh viêm vùng chậu
Vùng chậu của cơ thể nữ giới rất dễ bị viêm nhiễm ở những đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn, những phụ nữ đã từng chửa đẻ nhiều lần,… cho nên, nếu thấy mình thuộc nhóm đối tượng trên và bạn cảm thấy thường xuyên đau tức, khó chịu ở bụng dưới của cơ thể, thường xuyên đi tiểu, cảm thấy tiểu són, tiểu buốt,…. Thường cơn đau do vùng chậu sẽ xảy ra nhiều hơn nếu như bạn có ngồi lâu, khi đi lại, thì nên đi kiểm tra về trường hợp này.
7. Lạc nội mạc tử cung
Một số phụ nữ có tử cung phát triển bất thường, như là việc có mô nội mạc lại phát triển ở buồng trứng, bàng quang, ruột hoặc ống dẫn trứng. Phần nội mạc phát triển sai vị trí sẽ khiến cho nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề thụ tinh và mang thai, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các cơn đau bụng dưới rốn ở bên trái.
8. U xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh có khối u phát triển trong tử cung nhưng không phải là khối u ác tính gây ra ung thư mà là những khối u xơ bình thường, gây cản trở hoạt động sống hàng ngày một phần. Thường những nữ giới ở độ tuổi 30 tuổi trở lên sẽ có tỷ lệ đối mặt với chứng bệnh này hơn so với những người còn trẻ.
Những người bị u xơ tử cung có tình trạng bệnh chung là đau lưng, đau bụng dưới thường xuyên, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ tình dục gây ra khó chịu, khó mang thai,… Cách chữa bệnh đau bụng dưới do u xơ tử cung thì chỉ có thực hiện phẫu thuật mới đảm bảo thành công.
9. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là những khối u xuất hiện vô hại ở vị trí này, tuy nhiên, nếu như có nhiều khối u nang cùng lúc phát triển, tình trạng đau vùng chậu sẽ nặng nề hơn, khối u to ra sẽ khiến cho hình thể bị ảnh hưởng, phần dưới của nữ giới sẽ phình to ra, nữ giới đi tiểu nhiều lần hơn. Nếu cơ thể có dấu hiệu đau bụng dưới rốn ở bên trái, tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để bác sĩ có được đánh giá chi tiết và đầy đủ.
10. Viêm ruột thừa
Hiện tượng viêm ruột thừa vẫn thiên về tình trạng đau bụng dưới bên phải, hơi nóng bụng, khó chịu, mệt mỏi. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ cảm thấy bị sốt thường xuyên, đồng thời tình trạng đau đớn sẽ ngày càng gia tăng. Phương pháp điều trị duy nhất là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột thừa của người bệnh thì mới cải thiện tình hình được tốt hơn.
11. Bệnh xã hội
Bệnh xã hội là nhóm bệnh lây lan qua con đường tình dục không an toàn như: quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su, quan hệ tình dục với người có mầm bệnh trong người. Một số loại bệnh xã hội bao gồm bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS,… sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Triệu chứng ban đầu của các loại bệnh này bao gồm việc nhiễm khuẩn gây ra đau đớn ở bụng dưới, vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều bất thường, khi đi vệ sinh cảm thấy buốt, khó chịu, tiểu lẫn máu,… Đây là bệnh không thể tự khỏi mà cần phải đến cơ sở y tế có chất lượng cao để điều trị khỏi bệnh thành công.
12. Sỏi thận
Sự tích tụ của các khoáng chất và muối tạo thành các cặn và hình thành sỏi thận. Ban đầu bệnh sẽ không có triệu chứng cho đến khi viên sỏi thận bắt đầu di chuyển hoặc đi vào ống nối giữa thận và bàng quang. Bạn có triệu chứng đau bụng dưới bên phải dữ dội. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu.
Chị em có thể sẽ quan tâm thêm:
– Khám phụ khoa ở đâu tốt
– Bảng giá khám phụ khoa tổng quát
– Cách đặt thuốc viêm âm đạo
– Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Điều trị chứng đau bụng dưới ở nữ như thế nào?
Chứng đau bụng dưới ở phụ nữ có thế được điều trị hoàn toàn nếu như được phát hiện kịp thời. Khi biết rõ đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì, mọi người có thể dựa vào đó để áp dụng ra cách chữa trị phù hợp với điều kiện của bản thân như:
Chữa đau bụng dưới theo Đông y
Đông y là một phương pháp dễ thực hiện, với nguyên liệu thảo dược sẵn có trong tự nhiên, nữ giới có thể tìm kiếm dễ dàng và thực hiện theo nhanh chóng. Một số bài thuốc có thể áp dụng hiệu quả:
- Ngải cứu khô với muối: ngải cứu phơi khô qua 2 nắng rồi mang rang với muối hột, sau đó bọc vào khăn vải xô đắp vào phần bụng dưới và lưng của nữ giới sẽ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể ổn định hơn, đảm bảo cho các cơn đau bất chợt ít xuất hiện.
- Dùng hoàng đằng, đan sâm, sinh địa, xuyên khung, ngưu tất, cam thảo: mỗi loại lấy 4 – 6g rồi sắc lấy thuốc uống mỗi ngày, kiên trì sử dụng trong một tuần sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đối với những người bị viêm nhiễm.
Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y áp dụng được hiệu quả cho trường hợp nhẹ hoặc mới mắc bệnh; nếu như bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất là nữ giới nên đi khám bệnh cẩn thận.
Điều trị hiệu quả đau bụng dưới bằng Tây y
Phương pháp Tây y được xem là lựa chọn mà nhiều người nên có nhất lúc mà cảm thấy sức khỏe của mình không được ổn định hoặc tình trạng bệnh đã nặng hơn nhiều mà bạn không thể kiểm soát nổi nữa. Khi đi khám bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành yêu cầu bạn xét nghiệm, siêu âm đầy đủ để có kết luận về bệnh chính xác.
Tùy theo từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc ổn định hormone hoặc can thiệp ngoại khoa vào cơ quan sinh sản của nữ giới. Điều này sẽ được bác sĩ trao đổi trực tiếp với người bệnh khi biết được kết quả vào tình trạng sức khỏe của mình.
Ngoài ra, nữ giới cần thay đổi thói quen sống hàng ngày của mình nhằm giúp cho tình trạng bệnh đau bụng dưới được cải thiện, đồng thời, đây là cách bổ trợ điều trị rất tốt mà nhiều người nên làm mỗi ngày:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đa dạng, bổ sung đầy đủ cả về các bữa chính, bữa phụ bao gồm đồ ăn như thịt gà, thịt lợn, trứng, rau, củ, quả,… Đặc biệt với những người đang thực hiện liệu trình của bác sĩ chuyên khoa thì càng phải cố gắng nạp dinh dưỡng đầy đủ hơn .
- Nên tập thể dục nhằm tăng sức chịu đựng cho cơ thể, đồng thời đây là cách cải thiện vóc dáng rất tốt, ngoài ra, chỉ cần bạn dành từ 10 – 15 phút để tập thể dục, thể thao mỗi ngày cũng giúp cho sức đề kháng cơ thể tăng cao, tránh được những tác động xấu cho sức khỏe.
- Những người đang thực hiện điều trị bệnh đau bụng dưới bởi bác sĩ chuyên khoa thì nên tuân thủ theo những yêu cầu, tư vấn từ bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đúng và đủ liều, nếu có can thiệp ngoại khoa thì cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe tốt hơn.
- Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay có thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Tái khám đầy đủ theo lịch mà bác sĩ hẹn, việc này sẽ giúp cho bác sĩ có thể theo dõi tốc độ khỏi bệnh hoặc bất thường trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả.
Có lẽ khi tham khảo toàn bộ bài viết trên, mọi người đã hiểu thêm được về triệu chứng đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì rồi. Dù sao, khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể của mình, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như phần bụng dưới, nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám đầy đủ và kịp thời.