Đất là gì? Khái niệm và các thành phần của đất

Đất là gì? Khái niệm và các thành phần của đất

1. Khái niệm

Có rất
nhiều định nghĩa về đất, nhưng hiểu theo cách đơn giản thì đất là lớp bề mặt
tơi xốp của vỏ trái đất được hình thành và phát triển dưới sự tác động của các
quá trình hóa học, vật lý và sinh học. Đất được phân thành các tầng theo độ
sâu. Sự phân tầng này là sản phẩm của quá trình chuyển hóa hóa học trong đất,
quá trình sinh học – bao gồm sự tạo thành và phân hủy sinh khối sinh vật.

Đất là gì? Đất là thực thể tự nhiên được tạo thành từ sự kết hợp của sáu yếu tố là đá mẹ, sinh vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất,dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian dài, dần dần bị phá vỡ, vụn ra thành đất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi có loài người, thì con người là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành và thoái hóa của đất.

Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố
căn bản đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất
là thành phần tối quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với
kích thước Trái đất, song đất lại là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực thực
phẩm cho hầu hết các sinh vật.

2. Thành phần của đất

Đất là
một hỗn hợp gồm các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước và các sinh vật có
khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất.

đất là gì? Đất là một thực thể tự nhiênđất là gì? Đất là một thực thể tự nhiênĐất là một thực thể sống rất quan trọng đối với các sinh vật trên trái đất

2.1 Chất khoáng

Trong đất chứa lượng đá phong hóa đã bị vỡ dần theo
thời gian dưới tác động của gió, mưa, băng giá và các quá trình hóa, sinh học
khác.

Các loại đất được phân theo kích thước của các hạt
vô cơ có trong đất: cát (hạt lớn), bùn (hạt vừa) hay đất sét (hạt rất nhỏ). Tỷ
lệ của các hạt cát, bùn và đất sét quyết định kết cấu đất, ảnh hưởng đến khả
năng thoát nước và dinh dưỡng, và tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây
trồng.

2.2 Chất hữu cơ

Chất hữu cơ là hỗn hợp xác bã sinh vật, động, thực vật trong đất đã được phân hủy một phần gồm địa y, rêu, cỏ và lá, cây và tất cả các loại chất sinh dưỡng khác.

Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ của đất (thường
5-10%), nhưng chất hữu cơ lại cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nó kết hợp các hạt
đất lại với nhau thành những hạt xốp có lỗ nhỏ li ti để giúp cho không khí và
nước có thể thấm vào đất. Chất hữu cơ cũng giữ ẩm tốt (độ ẩm lên tới 90%) và có
thể hấp thu và lưu trữ dưỡng chất. Quan trọng nhất, nó chính là một loại thức
ăn dành cho các vi sinh vật và các loại khác trong đời sống của đất.

Chúng ta có thể tăng lượng chất hữu cơ trong đất lên
bằng cách bón thêm phân trộn, phân động vật, phân thực vật, lớp phủ hay rêu
bùn. Vì hầu hết sinh vật đất và rễ cây nằm trong lớp khoảng 15cm từ mặt đất xuống,
nên hãy chú trọng vào tầng trên cùng này.

2.3 Không khí

Một loại đất tốt chứa khoảng 25% không khí. Côn
trùng, ấu trùng và sinh vật đất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất
cũng là nguồn ni tơ khí quyển quan trọng cho cây trồng.

Đất được thông khí tốt có nhiều lỗ rỗng giữa các hạt
đất. Nếu lỗ này quá nhỏ thì không khí sẽ khó thâm nhập vào như loại đất sét,
còn các lỗ quá to như đất cát thì lại chứa quá nhiều không khí có thể làm cho
chất hữu cơ bị phân hủy quá nhanh. Không nên lên các luống trồng hay sử dụng
các công cụ nặng tác động lên đất và đừng làm đất khi đất vẫn còn ẩm ướt.

2.4 Nước

Đất tốt để trồng thường chứa 25% nước. Cũng như
không khí, nước được giữ trong các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Các lỗ lớn thì khiến
cho nước mưa hay nước tưới di chuyển xuống vùng rễ và vào tận tầng đất cái.
Trong đất cát, các lỗ rỗng lớn cũng khiến cho nước thoát ra ngoài quá nhanh và
đất hay bị khô.

Các lỗ rỗng nhỏ khiến nước bị đẩy ngược lại trong
quá trình thẩm thấu. Ở những chỗ đất bị ứ nước, thì nước đã lấp đầy các lỗ rỗng
và đẩy không khí ra ngoài, làm cho các sinh vật đất và rễ cây bị ngạt thở.

2.5 Sinh vật

Các sinh vật đất bao gồm các vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh và các sinh vật lớn như: giun, ve, bọ và các sinh vật nhỏ khác có trong loại đất tốt. Các sinh vật này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất đất thành các loại vitamin, hoócmôn, hợp chất kháng bệnh và dưỡng chất cần cho sự phát triển của cây.

Khi làm nông nghiệp chúng ta phải tạo các điều kiện lý tưởng cho các loại sinh vật đất hoạt động. Có nghĩa là tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chúng (hyđrat-cacbon trong chất hữu cơ), oxy (có trong đất được thông khí tốt) và nước (cần lượng vừa đủ).

Vân Hồng

Xem thêm về: Hiểu về đất

Danh mục: Đất, Hiểu đúng về đất