Đất đấu giá là gì? Có nên đầu tư mua đất đấu giá hay không?

Khái niệm về khu đất đấu giá là gì hiện nay rất phổ biến. Mặc dù, chưa thực sự có nhiều người hiểu đây là loại đất gì, chuyển nhượng, việc mua bán như thế nào mới đúng theo quy định hiện nay.

Vấn đề đặc biệt là cấp sổ đỏ cho đất đấu giá luôn khiến người mua băn khoăn, trăn trở trước khi quyết định. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đất đấu giá là gì? Những điêu cần biết trước khi mua đất đấu giá.

Đất đấu giá là gìĐất đấu giá là gì?

>>> Tham khảo thêm: Những điều về quyền sử dụng đất ai cũng nên biết

Theo quy định hiện nay, khu đất cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây để được đấu giá quyền sử dụng đất:

  • Khu đất đấu giá không cho thuê, không có tranh chấp, khiếu nại, không bị lấn chiếm.
  • Khu đất đấu giá được các Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt.
  • Khu đất đấu giá được Sở Tài chính, duyệt đơn giá khởi điểm làm cơ sở bán đấu giá đất.
  • Khu đất đấu giá phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, điện, đường giao thông…

Các cơ quan có thẩm quyền là người tổ chức việc đấu giá. Trong quá trình đấu giá người trả mức giá cao nhất sẽ là người trúng đấu giá.

Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân sẽ công bố người trúng đấu giá đất sau khi đã có người trúng đất đấu giá. Kéo theo là sự thay đổi về chủ sở hữu khu đất đó, họ cần phải sang tên sổ đỏ.

Có những hình thức đấu giá đất nào?

Hiện nay, có các hình thức đấu giá như sau:

Đấu giá bằng lời nói tại cuộc đấu giá gọi là đấu giá trực tiếp.

Bỏ phiếu trực tiếp tại nơi đấu giá.

Đấu giá qua việc bỏ phiếu gián tiếp.

Đấu giá trực tuyến online.

đất đấu giá là gìNhững hình thức

Những điều cần biết trước khi đấu giá đất

Tính pháp lý của khu đất đấu giá

Đất đấu giá luôn có tính chất pháp lý rõ ràng, không bị tranh chấp. Vì được phòng Tài Nguyên Môi Trường, chứng thực cho từng lô đất đã được sở hữu qua mua đất đấu giá.

Những ai được quyền tham gia đấu giá đất?

Những đối tượng được quyền tham gia đấu đất gồm:

  • Cá nhân, hộ gia đình, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
  • Các công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.

đất đấu giá là gìTính pháp lý của khu đất

Ưu nhược điểm của đất đấu giá

Nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của loại đất này. Sẽ giúp người mua nhà đầu tư ra quyết định cuối cùng về việc có nên mua đất đấu giá hay không.

Ưu điểm

  • Có pháp lý rõ ràng nên không bị tranh chấp, không dính quy hoạch,…
  • Không lo bị môi giới tăng giá, bị kẻ xấu trục lợi
  • Sau khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước thành công, người mua đất sẽ được cấp sổ đỏ đứng tên mình.
  • Thường tọa lạc ở vị trí đẹp, gần trung tâm, có hạ tầng tốt, thuận tiện kết nối giao thông (gần trường học, khu văn hóa, UBND).
  • Khu đất đấu giá được đầu tư xây dựng hạ tầng đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành trước khi bàn giao cho người mua.
  • Nhằm tạo điều kiện cho người mua có thời gian chuẩn bị tài chính. Thì việc nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước có thể kéo dài lên tới 3 tháng
  • Đất trúng đấu giá, thường được ngân hàng định giá cao hơn so với giá đấu ban đầu.
  • Khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Người dân được xây dựng 100% diện tích đất và được tự thiết kế.

đất đấu giá là gìƯu và nhược điểm

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nêu trên, đất đấu giá cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Khi tham gia đấu giá, việc cạnh tranh thường rất lớn. Vì vậy, những người có nhu cầu mua ở thực sự đa số sẽ không trúng thầu.
  • Giá khởi điểm đấu giá, thường rất thấp do đó, những người tham gia đấu giá trực tiếp sẽ thường không trúng. Một phần do khách hàng căn cứ vào giá khởi điểm, để trả giá. Mà không tính tới giá trị thực cũng như ưu điểm của khu đất đó.
  • Tuy có nhiều ưu điểm nhưng đất đấu giá vẫn tiềm ẩn nhiều bất lợi, rủi ro. Nhất là những người mua lần đầu, chưa có kinh nghiệm đấu giá đất.

Giá khởi điểm của đất đấu giá là bao nhiêu?

Giá khởi điểm được đưa ra với mục đích, không để cho mức giá đấu thấp hơn giá trị ban đầu.

Nếu đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, thì giá khởi điểm sẽ là giá ban đầu thấp nhất. Hoặc cũng có thể là giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá, trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

Giá khởi điểm thường là số tiền thấp nhất mà người bán sẽ chấp nhận làm giá trúng đấu giá.

>>> Tham khảo thêm: Cách tính giá đất theo quy định mới cần lưu ý gì?

Đấu giá quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào?

đất đấu giá là gìTrường hợp đấu giá quyền sử dụng đất

Đấu giá quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

  • Dùng đất cho mục đích hoạt động khoáng sản.
  • Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ và nhà ở xã hội
  • Theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền các cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác được giao đất để ở.
  • Nhà nước giao đất ở cho những hộ gia đình, cá nhân, có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất.
  • Nhà nước giao đất ở cho những hộ gia đình, cá nhân, có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn mà không có đất.
  • Ngoài ra còn có các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định.

Quy trình thực hiện dự án đấu giá đất

đất đấu giá là gìQuy trình thực hiện

Quy trình thực hiện dự án đấu giá đất được thực hiện như sau:

  • Lập phương án đấu giá đất.
  • Chuẩn bị hồ sơ đấu giá.
  • Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Phê duyệt và xác định giá khởi điểm của đất đấu giá.
  • Ký hợp đồng và thuê những đơn vị liên quan nhằm thực hiện cuộc bán đấu giá.
  • Thực hiện cuộc bán đấu giá.
  • Thống nhất ý kiến và phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước khi có quyết định công nhận trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Nguyên tắc, điều kiện tổ chức đấu giá đất

Nguyên tắc đấu giá đất

Thứ nhất, việc đấu giá phải được thực hiện công khai, trung thực, bình đẳng, khách quan. Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Thứ hai, cần được thực hiện đúng thủ tục, trình tự được ban hành theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và đất đai.

đất đấu giá là gìNguyên tắc đấu giá đất

Điều kiện tổ chức

Để được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Đối với tổ chức thực hiện đấu giá

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các phương án đấu giá.

Đối với cá nhân tham gia đấu giá

  • Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này.
  • Phải đảm bảo các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư đối với trường cho thuê đất hoặc giao đất để thực hiện dự án đầu tư.

Một số câu hỏi liên quan về đất đấu giá?

Đất trúng đấu giá có được cấp sổ đỏ và tài sản gắn liền với đất không?

Trong trường hợp này, người bán đất chính là Nhà nước chứ không phải là người dân hay các chủ đầu tư thông thường.

Chính vì vậy, đất đầu giá có tính pháp lý rất rõ ràng. Thời gian cấp sổ đỏ cũng rất nhanh. Người mua đất có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn. Bởi không cần phải có thêm các thủ tục thẩm tra nguồn gốc cũng như tính pháp lý của khu đất.

Phải hoàn thành việc nộp tiền vào kho bạc Nhà nước sau khi trúng đất đấu giá. Sau đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

>>> Tham khảo thêm: Đất đấu giá là gì, độ an toàn loại đất này có cao không?

Có nên mua đất đấu giá không?

đất đấu giá là gìMua đất đấu giá

Đất đấu giá có nhiều ưu điểm vượt trội về mặt pháp lý, thủ tục cấp sổ đỏ, nguồn gốc đất rõ ràng. Nên khi mua đất đấu giá bạn sẽ yên tâm hơn.

Bên cạnh đó, trước khi quyết định mua. Bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ càng về giá cả. So sánh giá giữa khu đất định mua với các khu vực xung quanh. Để tránh mua nhầm đất được hét giá quá cao so với giá trị thật của khu đất.

Khi đảm bảo được các điều kiện sau, người sử dụng đất trúng đấu giá hoàn toàn có thể được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ.
  • Đất không nằm trong diện lấn chiếm, tranh chấp.
  • Không còn nợ tài chính với Nhà nước;
  • Đất vẫn còn thời hạn sử dụng.

Có được chuyển nhượng đất đấu giá không?

Khi đáp ứng đủ điều kiện theo Luật Đất đai, thì đất trúng đấu giá có thể thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc thừa kế.

Lời Kết

Với những thông tin mà Mogi.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về đất đấu giá là gì?. Giúp giải đáp thắc mắc về việc có nên mua loại đất này hay không? Các rủi ro gặp phải, quy trình cấp sổ đỏ cho đất trúng đấu giá ra sao… Qua đó, giúp người mua yên tâm hơn khi quyết định bỏ tiền mua đất đấu giá.

> Xem thêm:

Đánh giá bài viết