Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU 

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử. Sở dĩ như vậy vì đây là một nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủ yếu trên tư duy trực quan. Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiều phương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vào nhân cách của nhà giáo dục. 

Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của mình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sống trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái của người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao đến vai trò của đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non.

Người đã khẳng định: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo… .

Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay

2 Lời giáo huấn trên đã khẳng định sứ mệnh cao cả và trách nhiệm của giáo viên mầm non đối với trẻ mầm non, đối với xã hội; đồng thời cũng khẳng định, đạo đức nhà giáo là điều không lúc nào và không ở nơi nào có thể sao nhãng, mà luôn phải quan tâm, giáo dục. Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục mầm non.

Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên mầm non vừa có “đức”, vừa có “tài”, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đang công tác trong các cơ sở mầm non trên khắp mọi miền, hàng ngày tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ; đây là những cố gắng rất đáng tự hào của đội ngũ công ty thiết bị mầm non Hà Vũ.

Tuy nhiên, những tác động từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế – xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non không thể không quan tâm giải quyết. 

Đó là tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng tăng trong khi khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non còn hạn chế.

Đó là những hạn chế trong quá trình tự giáo dục của người giáo viên mầm non, là sự chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non ở các trường sư phạm và các trường mầm non… 

Tất cả những tác nhân đó đã cản trở đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng như đến sự tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Còn một bộ phận giáo viên mầm non sống thiếu lý tưởng, không thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, nhũng nhiễu gây phiền hà cho cha mẹ học sinh, hiện tượng bạo hành trẻ vẫn thường xuyên xảy ra gây bất bình trong dư luận xã hội. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát triển ngành giáo dục mầm non. 

No alt text provided for this image

Để khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự 3 xuống cấp đạo đức nghề nghiệp (Đạo đức nghề nghiệp) của giáo viên mầm non, đòi hỏi công tác lí luận phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 

2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non (Giáo viên mầm non), luận án khảo sát làm rõ thực trạng Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở nước ta trong thời gian tới. 

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

– Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 

– Làm rõ những vấn đề lý luận về Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam.

 – Phân tích, làm rõ thực trạng Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó (qua khảo sát thực tế một số tỉnh ở phía Bắc hiện nay). 

– Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam trong thời gian tới. 

No alt text provided for this image

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

– Luận án nghiên cứu Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, với phạm vi là giáo viên mầm non ở Việt Nam (qua khảo sát thực tế 384 giáo viên mầm non trên 16 trường mầm non tại một số tỉnh ở phía Bắc, cụ thể là 4 tỉnh, 4 thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội). Thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 khi Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ – BGDĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”. 

– Trong Luận án, người giáo viên mầm non được xác định và nghiên cứu là những người trực tiếp tham gia giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tại các cơ sở mầm non. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí giáo dục mầm non, cấp dưỡng… chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến nội dung các chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, nhân tố tác động và các giải pháp nâng cao Đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này. 

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 

– Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, về xây dựng con người, về giáo dục – đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non. Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung đề tài luận án. 

– Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ thực hiện mục đích luận án.

– Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, lý luận gắn liền với thực tiễn. 

5. Đóng góp khoa học của luận án 

– Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. 

– Thông qua việc phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, luận án đã xác định 2 vấn đề đặt ra cần giải quyết; đồng thời, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non trong thời gian tới. 

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 

– Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận vấn đề Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam. 

– Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận – thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xây dựng Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non ở Việt Nam trong thời gian tới.

– Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giáo dục, bồi dưỡng chuyên đề Giáo viên mầm non ở Việt Nam. 

7. Kết cấu của luận án 

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương, 12 tiết.

No alt text provided for this image

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

Xem chi tiết tại 👉 đây

KẾT LUẬN

Sản phẩm lao động của Giáo viên mầm non là nhân cách của trẻ mầm non – đó là nguồn gốc tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội; là giá trị gốc “giá trị sinh ra giá trị”. Tính đặc thù nghề nghiệp đã tạo nên nét khác biệt trong Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này với giáo viên ở các cấp học khác. Những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được biểu hiện qua bốn mối quan hệ cơ bản: 

Thứ nhất, trong quan hệ với trẻ mầm non, Giáo viên mầm non phải như “người mẹ hiền”, hết lòng chăm sóc, thương yêu trẻ, đồng thời luôn thiết tha với nghề dạy học; vừa phải là “nhà sư phạm mẫu mực”, tấm gương sáng cho trẻ noi theo; là “người bác sĩ” tận tâm vì cuộc sống và sự tiến bộ của trẻ; là “người nghệ sĩ” tài hoa trong giáo dục đạo đức cho trẻ. 

Thứ hai, trong quan hệ với đồng nghiệp, Giáo viên mầm non phải luôn chân thành giúp đỡ đồng nghiệp, đoàn kết xây dựng bầu không khí thân thiện trong tập thể nhà trường. 

Thứ ba, trong quan hệ với phụ huynh học sinh, xã hội và cộng đồng. Giáo viên mầm non xây dựng mối quan hệ cởi mở, thân thiện trong trao đổi kinh nghiệm chăm sóc trẻ, gương mẫu xây dựng nếp sống văn minh nơi cư trú. 

Thứ tư, trong quan hệ với bản thân, Giáo viên mầm non cần hình thành các phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: đức tính tự giác, ngay thẳng trung thực, khiêm tốn, dũng cảm. Đồng thời, Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non đang chịu tác động của những nhân tố cơ bản sau như: đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; hoạt động nhà trường sư phạm, trường mầm non; vấn đề tự giáo dục, tự giác học tập, rèn luyện của bản thân người Giáo viên mầm non; của nền KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; tác động của dư luận xã hội; các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Việc thực hiện các chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu: phần lớn Giáo viên mầm non vẫn say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm nghề của mình; chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục trẻ… 

Tuy nhiên, còn một số Giáo viên mầm non có biểu hiện sa sút về Đạo đức nghề nghiệp như: chưa thực sự trách nhiệm, công bằng trong giáo dục trẻ mầm non, không gắn bó khi xây 150 dựng tình thần đoàn kết trong tập thể trường, lớp…

Điều này là do nhận thức của các chủ thể chưa thường xuyên, liên tục, nhiều nơi còn coi nhẹ; bất cập trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng Giáo viên mầm non, việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ này; một bộ phận Giáo viên mầm non chưa thường xuyên tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện Đạo đức nghề nghiệp; nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục Đạo đức nghề nghiệp cho Giáo viên mầm non còn chậm đổi mới. Từ hạn chế trên, nảy sinh vấn đề cần giải quyết đó là: 

👉Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, tồn tại với nhiều bất công trong xã hội. 

👉Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lượng giáo dục mầm non ngày càng cao với cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cho giáo viên mầm non còn hạn chế. Để nâng cao Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Giáo viên mầm non đạt hiệu quả cao, theo tác giả cần xây dựng các phương hướng cơ bản: 

1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non gắn liền với chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

2. Phát triển kinh tế – xã hội tạo môi trường tích cực cho việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. 

Để hiện thực hóa phương hướng trên thành hiện thực cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non hiện nay; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non; nâng cao tính tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non; xây dựng môi trường văn hóa, dân chủ lành mạnh trong nhà trường; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ Giáo viên mầm non. 

Đề tài “Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay” có tính thực tiễn lớn, đòi hỏi phải được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ triết học, tác giả bước đầu đã xác định được một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao Đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này. Trên cơ sở đã đạt được, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách đang đặt ra cho Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non trong thời gian tới.

Blog mầm non Tổng hợp