Đạo đức kinh doanh là gì? 5 nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Đánh giá post

Người ta thường nói thương trường như chiến trường. Điều này thể hiện sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp. Cạnh tranh là vậy nhưng mỗi công ty đều phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Vậy bạn có biết đạo đức kinh doanh là gì? Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh là gì? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Đạo đức kinh doanh là gì? Ví dụ minh họa

Đạo đức kinh doanh chính là cách mà một doanh nghiệp nên hành động, ứng xử khi đối diện với tình huống khó xử, gây tranh cãi. Nó bao gồm các tình huống như: Quản lý doanh nghiệp, giao dịch cổ phiếu, mối quan hệ giữa công ty và xã hội,…

Đạo đức kinh doanh là gì?Đạo đức kinh doanh là gì?

Hiểu một cách đơn giản hơn, đạo đức kinh doanh là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực, luật lệ có vai trò điều chỉnh, chi phối, chỉ dẫn cách hoạt động, đưa ra quyết định của công ty.

Đạo đức kinh doanh bao gồm các loại như: Trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm doanh nghiệp, trung thành, tôn trọng, tin cậy, công bằng, trách nhiệm với xã hội-môi trường.

Ví dụ về đạo đức kinh doanh: Trong cuộc họp tháng, nhân viên công ty được thông báo về việc thiếu hụt thu nhập trong năm, có khả năng đối mặt với thua lỗ. Nhân viên đó cũng là người sở hữu cổ phần trong công ty. Sau khi nghe được tin này, họ lo lắng nên đã bán cổ phiếu của mình cho người khác. Đây là hành vi phi đạo đức vì người nhân viên đó phải chịu thông tin nội bộ.

👉 Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở: Những chuẩn mực bạn cần biết!

5 nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Biểu hiện của đạo đức kinh doanh được thể hiện ở 5 nguyên tắc như sau:

  • Tính trung thực

  • Tôn trọng con người

  • Gắn liền lợi ích của doanh nghiệp cùng với lợi ích khách hàng, xã hội

  • Coi trọng hiệu quả với trách nhiệm xã hội

  • Giữ bí mật, trung thành với trách nhiệm

5 nguyên tắc đạo đức kinh doanh5 nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Phạm vi áp dụng của 5 nguyên tắc:

  • Người lao động

  • Khách hàng

  • Đối tác

  • Chủ sở hữu

  • Xã hội, cộng đồng

  • Nhà nước

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Với một doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh sẽ đem lại những lợi ích hữu hình và vô hình như:

Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh chính là tổng hợp của các quy tắc, luật lệ và nó có tác dụng kiểm soát hành vi con người. Vì thế mà nó sẽ có nhiệm vụ định hướng doanh nghiệp không làm việc trái pháp luật, trái với chuẩn mực đạo đức chung.

Lãnh đạo hiệu quả

Khi nhà quản lý tuân thủ đúng đạo đức kinh doanh đồng thời sẽ đối xử tốt với nhân viên. Điều này tạo cảm giác thân thiện, gần gũi và khiến cho nhân viên cống hiến nhiều hơn cho công ty. Đặc biệt, nó còn làm giảm các vấn đề kỷ luật, tăng sự tin tưởng của nhân viên với lãnh đạo.

Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp

Khi thực hiện đúng đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo sự tin tưởng với khách hàng, đối tác. Trên thực tế, khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến đối tác uy tín, tạo được niềm tin để hợp tác lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vì rất nhiều nhà đầu tư cho rằng, đạo đức kinh doanh sẽ quyết định đến hiệu quả, lợi nhuận doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanhTầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên

Khi đạo đức kinh doanh được thực hiện một cách mạnh mẽ sẽ khuyến khích người lãnh đạo đề cao đóng góp, công sức của nhân viên. Điều đó khiến cho nhân viên hăng say làm việc, cống hiến cho thành quả của công ty hơn. Bởi tâm lý chung ai cũng muốn được công nhận sự nỗ lực, được tôn trọng và bình đẳng.

Doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc nhân viên ít bị cho nghỉ việc vì hành vi phi đạo đức.

👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Cách nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Thực tế ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hành vi phi đạo đức kinh doanh. Điều đó làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác. Chính vì thế mà cần thiết phải nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam bằng cách sau:

Cách nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt NamCách nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

  • Khung hệ thống pháp luật cần được hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý chắc chắn, vững mạnh cho đạo đức kinh doanh.

  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân về đạo đức kinh doanh. Điều này giúp cho họ có nhận thức đúng đắn, tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh.

  • Đẩy mạnh hơn nữa các biệt pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao nhận thức với đạo đức kinh doanh. Ví dụ như: Tổ chức cuộc thi, tạo điều kiện về thủ tục, giấy tờ nếu doanh nghiệp làm tốt, giảm thuế,…

  • Nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan chức năng từ trung ương xuống địa phương, hiệp hội có trách nhiệm trong vấn đề quản lý, thực hiện đạo đức kinh doanh.

  • Thẳng tay trừng trị, đưa doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh ra truyền thông. Tuyệt đối không khoan nhượng với hành vi vi phạm đạo đức, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính công bằng của pháp luật. Đồng thời nó cũng không thể hiện sự răn đe với doanh nghiệp, thậm chí còn cổ xúy doanh nghiệp khác làm theo.

👉 Xem thêm: Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp kế toán hiện nay

Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn hiểu rõ hơn “triết lý đạo đức kinh doanh là gì?”. Có thể thấy đây là vấn đề quan trọng cần được cộng đồng doanh nghiệp cùng nhà nước chung tay thực hiện. Rất hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner