Đánh người thì bị xử phạt như thế nào? Phải bồi thường bao nhiêu?
Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này, gia đình anh hàng xóm bị xử như thế nào cho đúng. Gia đình người thân tôi được bồi thường thiệt hại như thế nào?
Thưa luật sư, Gia đình người thân của tôi có mẫu thuẫn và xích mích từ trước với gia đình hàng xóm. Trước đó, chị hàng xóm có dùng nhiều lời lẽ thiếu văn hoá xúc phạm đến gia đình người thân của tôi, gia đình bạn tôi đã báo lên cơ quan có thẩm quyền và uỷ ban xã đã phạt hành chính chị đó. Sau lần ấy, vì căm tức nên anh hàng xóm đã đánh người chồng của người nhà tôi bằng hung khí là một khúc gỗ dài phải nhập viện còn chị vợ thì tiếp tục có những lời nói thiếu văn hoá tiếp tục chửi bới người bạn tôi.(tôi không rõ tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm).
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Như bạn có trình bày thì chị vợ nhà hàng xóm đã nhiều lần dùng những lời lẽ xúc phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của gia đình, hơn nữa chị đó đã từng vị xử phạt hành chính về hành vi này, chị đó có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 với tình tiết tăng nặng. Đồng thời, sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính thì người đó có hành vi cố ý gây thương tích với người thân của bạn. Về vấn đề này, có thể phân tích từng hành vi cụ thể như sau:
1. Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác là như thế nào?
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 các yếu tố cấu thành tội này như sau:
Về mặt khách quan: Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì tội làm nhục người khác được thực hiện bằng hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,… nhằm mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác mà đặc trưng của hành vi thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người.
Ngoài ra để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Mà mục đích hường đến là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm.
Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
2. Mức bồi thường danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm phạm là như thế nào?
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại mức như đã nêu ở trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là như thế nào?
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tỏn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điểu 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành của tội này như sau:
– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.” Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
– Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
4. Mức bồi thường sức khỏe bị xâm phạm là như thế nào?
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần.
Bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần, về vật chất thì bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác
Bồi thường về tinh thần: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
=> Như vậy, có thể thấy rằng đối với trường hợp này phía bên anh hàng xóm và chị hàng xóm đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ đã gây ra. Chị hàng xóm có thể cấu thành tội làm nhục người khác vì trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính một lần rồi và lần này thì tái phạm. Còn phía bên anh hàng xóm của bạn có dùng hung khí để gây thương tích cho ngừoi nhà của bạn, do đó, bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì anh hàng xóm và chị hàng xóm của bạn còn phải bồi thường cho phía bên người nhà bạn là bên bị hại.