Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam [Mới nhất 2023]

Đơn vị hành chính được hiểu là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật. Mời bạn tham khảo bài viết: Danh sách mã đơn vị hành chính [Mới nhất 2022].

xay dung de an sap xep don vi hanh chinh

Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam [Mới nhất 2022]

1. Đơn vị hành chính là gì?

Đơn vị hành chính được hiểu là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định đưa ra một định nghĩa cụ thể về đơn vị hành chính, do đó, định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo khi tìm hiểu về đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành quốc gia có chủ quyền, trong khi lãnh thổ phụ thuộc chỉ ràng buộc vào quốc gia ở mức độ lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ đơn vị hành chính trên thực tế cũng có thể bao hàm lãnh thổ phụ thuộc hoặc các khu vực lãnh thổ được thừa nhận là đơn vị hành chính (chẳng hạn như cách phân chia trong cơ sở dữ liệu địa lý).

2. Đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay

Theo Điều 110 Hiến Pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có:

– Thứ nhất: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).

– Thứ hai: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

– Thứ ba: Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

– Thứ tư: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: sẽ do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Theo đó, ta nhận thấy, về cơ bản thì Việt Nam có 3 cấp hành chính cụ thể như sau:

– Cấp tỉnh: Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh.

– Cấp huyện: Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp huyện cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Cấp huyện là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này trên thực tế hiện nay cũng có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh không có trong thành phố trực thuộc trung ương. Hiên nay các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam có tổng cộng 705 đơn vị, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và 528 huyện.

– Cấp xã: Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi là xã, phường, thị trấn tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện. Hiện nay có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã (đều là các huyện đảo), bao gồm: Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Dưới xã thì vẫn còn có làng/ thôn/ bản/ buôn/sóc/ ấp,… dưới phường/ thị trấn sẽ có khu dân cư/ khu phố/ khu vực/ khóm/ ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

3. Phân loại đơn vị hành chính tại Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, ta nhận thấy, đơn vị hành chính là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

DANH MỤC VÀ MÃ SỐ

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nguyên tắc mã hoá

Mã số đơn vị hành chính là một dãy số được quy định cho từng đơn vị theo nguyên tắc thống nhất, là số định danh duy nhất, không thay đổi, ổn định trong suốt quá trình một đơn vị hành chính tồn tại thực tế. Mã số đã cấp không được sử dụng để cấp lại cho đơn vị hành chính khác cùng cấp.

2. Cấu trúc mã số đơn vị hành chính

Mã số đơn vị hành chính gồm 10 số, được phân làm 3 cấp độc lập, mỗi cấp có mã số mở để cấp mã số mới cho đơn vị hành chính khi thay đổi. Cụ thể:

+ Cấp tỉnh được mã hoá bằng 2 chữ số từ 01 đến 99;

+ Cấp huyện được mã hoá bằng 3 chữ số từ 001 đến 999;

+ Cấp xã được mã hoá bằng 5 chữ số từ 00001 đến 99999.

3. Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính khi mã hoá

Đơn vị hành chính được xếp theo thứ tự Bắc – Nam, Tây – Đông, lấy đường ranh giới ở điểm địa đầu và có kết hợp với vùng địa lý của từng cấp làm căn cứ xác định. Trong phạm vi cả nước, thành phố Hà Nội được xếp thứ nhất, các tỉnh thành phố còn lại được xếp theo nguyên tắc trên. Trong phạm vi cấp tỉnh và cấp huyện, đơn vị hành chính có trụ sở Uỷ ban nhân dân được xếp thứ nhất, các đơn vị hành chính còn lại được xếp theo thứ tự thành thị trước, nông thôn sau, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

4. Nguyên tắc mã hoá và sắp xếp đơn vị hành chính khi có thay đổi

4.1. Đối với cấp tỉnh:

– Trường hợp tách tỉnh:

+ Tỉnh có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm cũ thì không thay đổi mã số, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cũng không thay đổi mã số

+ Tỉnh có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm mới được xếp vào vị trí phù hợp và cấp mã mới. Mã số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh đó không thay đổi.

– Trường hợp nhập tỉnh:

+ Tỉnh hợp nhất có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng tại tỉnh nào thì mang mã số của tỉnh đó, mã số của tỉnh còn lại sẽ bị đóng và không cấp lại cho đơn vị hành chính khác. Mã số cấp huyện và cấp xã của tỉnh hợp nhất không thay đổi.

4.2. Đối với cấp huyên:

– Trường hợp tách huyện:

+ Huyện có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm cũ có mã số cấp huyện, cấp xã không thay đổi.

+ Huyện có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm mới được xếp vào vị trí phù hợp của tỉnh đó và được cấp mã mới. Mã số đơn vị hành chính cấp xã của huyện đó không thay đổi.

– Trường hợp nhập huyện:

+ Huyện hợp nhất có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng tại huyện cũ nào thì mang mã số của huyện đó, mã số của huyện còn lại sẽ bị đóng và không cấp lại cho đơn vị hành chính khác. Mã số của đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện hợp nhất không thay đổi.

– Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện chuyển tỉnh thì mã số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không thay đổi.

4.3. Đối với cấp xã:

– Trường hợp tách xã:

+ Xã có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm cũ thì mang mã số cũ.

+ Xã có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm mới được xếp vào vị trí phù hợp và cấp mã số mới.

– Trường hợp nhập xã:

Xã hợp nhất có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng tại xã nào thì mang mã số của xã đó, mã số của xã còn lại bị đóng và không cấp lại cho đơn vị hành chính khác.

– Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã chuyển huyện thì mã số của đơn vị hành chính cấp xã đó không thay đổi.

4.4. Một số trường hợp khác:

Trường hợp đơn vị hành chính các cấp đổi tên, chuyển từ khu vực nông thôn sang thành thị hoặc ngược lại thì mã số không thay đổi.

5. Quản lý và thông báo mã số đơn vị hành chính

Thủ tướng Chính phủ ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm quản lý hệ thống mã số đơn vị hành chính các cấp trong cả nước.

– Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc thay đổi đơn vị hành chính, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm sắp xếp, đóng mã số, cấp mã số đơn vị hành chính các cấp và thông báo kịp thời cho các đơn vị trong toàn quốc để thông nhất sử dụng.

II. DANH MỤC VÀ MÃ SỐ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Số thứ tự

Mã số

Tên đơn vị hành chính

No

Code

Name of the Administrative Divisions

1

01

Thành phố Hà Nội

2

02

Tỉnh Hà Giang

3

04

Tỉnh Cao Bằng

4

06

Tỉnh Bắc Kạn

5

08

Tỉnh Tuyên Quang

6

10

Tỉnh Lào Cai

7

11

Tỉnh Điện Biên

8

12

Tỉnh Lai Châu

9

14

Tỉnh Sơn La

10

15

Tỉnh Yên Bái

11

17

Tỉnh Hoà Bình

12

19

Tỉnh Thái Nguyên

13

20

Tỉnh Lạng Sơn

14

22

Tỉnh Quảng Ninh

15

24

Tỉnh Bắc Giang

16

25

Tỉnh Phú Thọ

17

26

Tỉnh Vĩnh Phúc

18

27

Tỉnh Bắc Ninh

19

28

Tỉnh Hà Tây

20

30

Tỉnh Hải Dương

21

31

Thành phố Hải Phòng

22

33

Tỉnh H­ưng Yên

23

34

Tỉnh Thái Bình

24

35

Tỉnh Hà Nam

25

36

Tỉnh Nam Định

26

37

Tỉnh Ninh Bình

27

38

Tỉnh Thanh Hoá

28

40

Tỉnh Nghệ An

29

42

Tỉnh Hà Tĩnh

30

44

Tỉnh Quảng Bình

31

45

Tỉnh Quảng Trị

32

46

Tỉnh Thừa Thiên Huế

33

48

Thành phố Đà Nẵng

34

49

Tỉnh Quảng Nam

35

51

Tỉnh Quảng Ngãi

36

52

Tỉnh Bình Định

37

54

Tỉnh Phú Yên

38

56

Tỉnh Khánh Hoà

39

58

Tỉnh Ninh Thuận

40

60

Tỉnh Bình Thuận

41

62

Tỉnh Kon Tum

42

64

Tỉnh Gia Lai

43

66

Tỉnh Đăk Lăk

44

67

Tỉnh Đăk Nông

45

68

Tỉnh Lâm Đồng

46

70

Tỉnh Bình Phước

47

72

Tỉnh Tây Ninh

48

74

Tỉnh Bình Dương

49

75

Tỉnh Đồng Nai

50

77

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

51

79

TP. Hồ Chí Minh

52

80

Tỉnh Long An

53

82

Tỉnh Tiền Giang

54

83

Tỉnh Bến Tre

55

84

Tỉnh Trà Vinh

56

86

Tỉnh Vĩnh Long

57

87

Tỉnh Đồng Tháp

58

89

Tỉnh An Giang

59

91

Tỉnh Kiên Giang

60

92

Thành phố Cần Thơ

61

93

Tỉnh Hậu Giang

62

94

Tỉnh Sóc Trăng

63

95

Tỉnh Bạc Liêu

64

96

Tỉnh Cà Mau

 

Trên đây là một số thông tin về Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam [Mới nhất 2022] – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

5/5 – (1989 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin