Dàn ý Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải lớp 9 chi tiết đầy đủ – THCS Lao Bảo
Rác thải là vấn đề nóng của toàn xã hội, cũng là vấn đề nổi bật trong văn nghị luận. Trong khi công nghệ rác thải vấn còn rất nhiều hạn chế và chưa có nhiều tiến bộ vượt bậc thì lượng rác thải của con người thải ra hàng ngày càng càng lớn và không có sự phận loại các loại rác thì việc xử lý càng khó khăn và dễ gây ô nhiễm môi trường hơn. Điều đó đòi hỏi rất nhiều vào ý thức của mọi người để góp phần làm giảm rác thải và tránh gây ô nhiễm môi trường. Dưới đây là hướng dẫn dàn ý chi tiết cho đề bài nghị luận về vấn đề rác thải của học sinh lớp 9 dành cho các em tham khảo.
Các bài viết về chủ đề rác thải được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Nghị luận xã hội là dạng văn bày tỏ quan điểm cá nhân, nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm chắc chắn thêm quan điểm đó về các vấn đề nóng của xã hội như bạo lực học đường/ gia đình, ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề… Và hiện nay, vấn đề rác thải cũng đáng được quan tâm và chú ý, được đưa vào làm một đề văn nghị luận xã hội. Đây là đề văn nghị luận về một hiện tượng xã hội, vậy nên cần nêu hiện trạng, tác hại, nguyên nhân gây ra vấn đề và biện pháp giải quyết. Nhưng cần cố gắng tránh thành hô hào, khẩu hiệu để bài văn không bị sáo rỗng, khô khan. Cần lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng nổi bật mới có thể thuyết phục được người đọc, người nghe. Để có thể làm được điều đó, viễ lập dàn ý là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, dưới đây chúng tôi đã dẫn ra một dàn bài chi tiết nghị luận về vấn đề rác thải của học sinh lớp 9, đầy đủ và cụ thể. Ngoài ra, từ dàn ý này, các bạn nên phát triển thêm để bài viết sâu sắc hơn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt.
Dân số phát triển quá nhanh cộng thêm sự phát triển không bền vững của các ngành công nghiệp sản xuất không bền vững làm cho lượng rác thải ngày càng lớn trong khi việc xử lý và phân loại rác thải còn rất nhiều hạn chế chưa thể cải tiến ngày 1 ngày 2
Dàn ý Nghị luận về vấn đề rác thải lớp 9 chi tiết
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Có những buổi sáng thức dậy, tôi cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Có những đêm chẳng thể chợp mắt bởi lo âu về một ngày mai sắp đến. Cảm giác ấy có lẽ không phải chỉ riêng mình tôi, bởi vấn đề ấy đã lan ra toàn cầu, trở thành vấn đề nóng đáng lo ngại – ấy là vấn đề về rác thải.
Mở bài số 2: Chúng ta đều luôn muốn được sống trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp và hạnh phúc. Nhưng chúng ta lại chưa dành quá nhiều sự quan tâm đến môi trường chúng ta đang ở, để rồi khi nó trở nên đáng báo động, chúng ta mới chú ý đến. Và, vấn đề đáng lo lắng hiện nay nhất, ấy chính là vấn đề rác thải.
II, THÂN BÀI
Giải thích
Rác thải là gì? → Là những vật, những chất mà con người không còn ý muốn sử dụng nữa/ không thể sử dụng được nữa được vất bỏ. Trong cuộc sống thì rác thải là phần thừa, phần không thể sử dụng được, có thể mang theo chất độc hoặc là phần chất thải của cuộc sống sinh hoạt, trong sản xuất… Rác thải bao gồm có rác thải sinh hoạt, rác văn phòng, chất thải công nghiệp, xây dựng và y tế.
Hiện trạng: Tại Việt Nam, người ta nghiên cứu cho thấy mỗi ngày có trung bình khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Và dự kiến trong tương lai, con số này có thể tăng lên thêm nữa. Vào năm 2020, thì lượng rác thải sinh hoạt ở các thành phố lớn có thể lên tới 20 triệu tấm/ngày. Còn trên toàn thế giới thì một năm có thể thu được con số là vào khoảng 2,5 đến 4 tỉ tấn rác thải – đây là con số thông báo của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới…
Bàn luận vấn đề (Tác hại)
Môi trường: Rác thải có tác hại rất lớn đối với môi trường. Bởi số lượng rác thải rất lớn nên không phải công ty xử lý rác thải sẽ hoạt động hết mức mà xử lý tất cả được. Những công ty tái chế rác thải nhựa thì lại không thể tái chế hết vì có những sản phẩm vốn đã làm từ nhựa phế phẩm, chất lượng kém, chứa rất nhiều chất bẩn và tạp chất nên chỉ có thể chôn lấp. Mà nhựa thì không thể nào phân huỷ được, cần phải tới 50 – 60 năm mới có thể bắt đầu phân huỷ, chính lúc này, chất độc hại từ nhựa sẽ lan ra đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Không chỉ có đất mà rác thải cũng làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Đi dọc những làng quê, sẽ thấy một số khúc sông, ao nhỏ tràn đầy rác ở hai bên bờ, thậm chí là ở giữa dòng, trở thành ao rác, sông rác. Mùi hôi thối bốc lên từ những rác thải lâu ngày khiến người khác ngửi vào cảm thấy buồn nôn và khó chịu… Rác thải làm ô nhiễm môi trường và cũng làm cảnh quan xấu đi rất nhiều.
Dẫn chứng: Có còn ai nhớ không dòng sông Tô Lịch khi xưa ở Hà Nội còn xinh đẹp thế nào. Chính vì thói quen vất rác xuống đây nên dần dần, nơi này đã trở thành dòng sông rác, nước sông đen ngòm, không một sinh vật nào có thể tồn tại được. Người ta ái ngại khi đi ngang qua đây, vô số những bài thơ chế về mái tóc của cô gái với nước sông Tô Lịch… Và rồi, cuối cùng thì phải lấp dòng sông đó đi. Một dòng sông đẹp trở thành dĩ vãng, không còn tồn tại nữa chỉ vì rác thải.
Sinh vật: Chính từ việc gây ô nhiễm môi trường – môi trường sống của vô số loài sinh vật, rác thải đã trở thành nguyên nhân gây giảm chất lượng sinh vật. Các loài thực vật, động vật dưới nước không có nơi để ở vì ao hồ ô nhiễm, ngày ngày có thể bị chết vì các chất độc trong rác thải, bị thương vì những vật như ống hút, que xiên…
Con người và sức khoẻ: Trong thành phần của rác thải thì hàm lượng hữu cơ thông thường sẽ chiếm tỷ lệ lớn, chính vì thế khi phân huỷ sẽ gây mùi hôi thối, phát triển vi khuẩn, dịch bệnh. Chính môi trường ẩm ướt và có mùi ấy, dịch chuột, gián, muỗi sẽ lan rộng ra rất nhiều, mang theo bệnh truyền nhiễm đến cho con người.
Dẫn chứng: Người ta đã nghiên cứu và cho biết rằng những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Và hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải…
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nguyên nhân do đâu: Mọi việc đều là do ý thức của con người chúng ta. Việc sử dụng túi nilon quá nhiều trong buôn bán, trong cuộc sống chính là tác nhân dẫn đến vấn đề rác thải này. Không chỉ vậy, việc dùng các vật làm từ nhựa dùng một lần, vất rác bừa bãi… cũng là nguyên nhân…
Biện pháp hiện có: IUNC – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đa đã làm việc với các chuyên gia máy tính và nghiên cứu về tuổi thọ của các loại bao bì chất thải, để từ đó có cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ bao bì phù hợp hơn. Ngày nay, thế giới đã chuyển dần sang dùng túi vải để dựng thức ăn đồ đạc mua từ cửa hàng về để tránh dùng quá nhiều túi nilon. Các chương trình, chiến dịch dọn rác cũng được thực hiện với quy mô trong tỉnh, trong cả nước. Như ở nước ta, Liên minh Hạ Long – Cát Bà đã tổ chức các đợt dọn dẹp rác ven biển với quy mô lớn. Các công ty, nhà máy cũng đã chú ý hơn đến việc xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường… Một số nước đã đặt ra mức thuế với việc sử dụng đồ nhựa, rác thải.
Bài học hành động: Mỗi người chúng ta nên bắt đầu từ việc nhỏ nhất nhưng cũng là việc quan trọng nhất – nâng cao ý thức của bản thân mình. Có ý thức thì ta sẽ chú ý hơn trong hành động của bản thân mỗi ngày. Từ đó có thể làm gương cho những người xung quanh, tạo ra hiệu ứng bầy đàn, lan toả đến mọi người trong cộng đồng.
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Hãy chung tay cùng góp sức vì một môi trường sống lành mạnh, trong sạch.
Đừng ngại ngần bỏ ra vài phút trong cuộc sống của mình vì chính mình bạn nhé.