Đàm phán là gì? 5 cách trở thành nhà đàm phán đại tài
Để có được những buổi hợp tác thành công tốt đẹp thì đàm phán là một trong những điều kiện cốt lõi quyết định vấn đề. Vậy kỹ năng đàm phán là gì? Làm thế nào để trở thành một người đàm phán giỏi? Cùng tìm hiểu ngay!
Mục Lục
Bạn hiểu đàm phán là gì?
Khái niệm đàm phán là gì?
Đàm phán là tiến trình thương thảo giữa các bên liên quan nhằm đạt được các thỏa thuận, giải quyết một vấn đề hay khúc mắc nào đó. Thông thường sẽ diễn ra khi và chỉ khi cần tìm tiếng nói chung và sự thống nhất về quyền lợi.
Tất cả các bên tham gia đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình mà còn phải quan tâm đến lợi ích của đối phương. Quá trình có thể diễn ra nhanh chóng hoặc kéo dài qua nhiều cuộc họp tùy vào thương lượng.
Vậy kỹ năng đàm phán tiếng anh là gì? Đây là hình thức đàm phán trong môi trường quốc tế, bạn cần sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để thương lượng với các đối tác người nước ngoài.
Đa số những những ai giỏi đàm phán thường không chỉ biết một ngoại ngữ. Vì thế việc trau dồi thêm ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp.
>>> Xem thêm: 12 Kỹ năng đàm phán hiệu quả có thể bạn chưa biết
Đặc điểm của đàm phán là gì?
Như đã chia sẻ ở trên, bạn nên hiểu rằng dù là trong trường hợp nào đàm phán cũng mang những đặc điểm cố hữu như sau:
-
Bạn cần phải nắm rõ được mục tiêu của cuộc đàm phán là gì , cách thức đàm phán cần đưa ra những điều kiện, yêu cầu sao cho dễ đạt được tính thống nhất và đạt được mục tiêu đã đề ra.
-
Quá trình đàm phán luôn luôn chịu sự chi phối về thế và lực của các bên liên quan.
-
Đàm phán phải có tính chất thỏa mãn, ít nhất kết quả phải ở mức chấp nhận được, lợi ích của các bên phải được vạch rõ và giới hạn.
-
Cần có sự chuẩn bị kỹ càng về phương thức đàm phán, nghiên cứu đối thủ và đề ra mức lợi ích tối thiểu có thể chấp nhận được.
-
Nhìn chung bạn không chỉ cần hiểu rõ tính chất đặc điểm của các cuộc đàm phán là gì mà còn phải hiểu rõ mục đích của cuộc đàm phán và phương thức thương lượng nhằm đạt được mục đích đó.
Phân loại đàm phán?
Đàm phán là gì? Về bản chất đàm phán là cuộc giao tiếp, thương lượng giữa các bên với mong muốn tiến tới những thỏa thuận có lợi cho đôi bên.
Đàm phán kiểu Win – Win
Đây là hình thức đàm phán được đánh giá là có tính xây dựng và đôi bên cùng tiến. Trong thời gian đàm phán hai bên được quyền bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Cuộc thương thảo này không chỉ với mục đích giành lấy quyền lợi mà hơn hết là sự chân thành có ý muốn cùng hợp tác.
Đây là những cuộc đàm phán mà kết quả thường sẽ có lợi cho cả đôi bên, lợi ích và mục tiêu bên A đạt được không ảnh hưởng đến lợi ích và mục tiêu của bên B và ngược lại.
Cả hai bên đều hài lòng về kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán. Thông thường, các cuộc đàm phán trong kinh doanh sẽ áp dụng hình thức này và lợi ích, vai trò của đàm phán trong kinh doanh cũng vì điều này mà ngày càng quan trọng.
Mặc dù hai bên có sự khác biệt và những yếu tố không thể hoàn toàn đồng nhất nhưng sẽ luôn cố gắng tìm ra cách giải quyết để hai bên đều có lợi. Có thể sẽ có những điều gì đó chưa hài lòng về đối phương nhưng nhìn chung vẫn có thể chấp nhận được.
Nếu bạn cũng đang tự hỏi hình thức trong những cuộc đàm phán quốc tế là gì thì đây cũng là một câu trả lời phù hợp.
>>> Xem thêm: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống
Đàm phán kiểu Win – Lose
Đây là hình thức đàm phán mà một bên nắm thế chủ động hoàn toàn, các kết quả đều giành lấy được phần lợi nhuận cao nhất bất chấp lợi ích đó có ảnh hưởng đến đối phương hay không. Trong nhiều trường hợp hai bên nảy sinh mâu thuẫn quá gay gắt khó có thể hòa giải, thậm chí xem nhau như kẻ thù.
Mục tiêu của cuộc đàm phán này là bảo vệ lợi ích của mình và giành lấy mọi điều kiện có thể chiến thắng. Thực chất các cuộc đàm phán này bên có thế chủ động không quan tâm đến cuộc họp tán về sau và sẵn sàng cạnh tranh “một mất một còn”.
5 lợi ích của đàm phán là gì?
Giúp giữ vững lập trường
Người đàm phán tốt là người có khả năng đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách nhất quán và luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân mình. Có như vậy bạn mới có thể giữ vững được lập trường của bản thân trước những đối tác.
Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, thời gian đàm phán sẽ là lúc bạn nêu ra những ý kiến của bản thân và bảo vệ những ý kiến đó nhằm mang lại lợi ích của mình.
Người thiếu chính kiến, đa nghi với những quyết định của mình sẽ luôn là người yếu thế trong các cuộc đàm phán. Họ luôn trong trạng thái mơ hồ với các quyết định khi bị đối phương đáp trả.
Nếu bạn thắc mắc đàm phán vô điều kiện là gì, thì đây sẽ là một ví dụ. Họ dễ bị chi phối, dễ bị dẫn dắt theo câu chuyện và đường đi nước bước của đối phương, sau cùng dẫn đến thỏa hiệp dễ dàng. Đôi lúc đàm phán vô điều kiện cũng xảy ra khi một bên thực sự yếu thế hơn và sẵn sàng nghe theo sự sắp xếp của đối phương.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật đàm phán – Bí quyết giúp bạn thành công
Đảm bảo lợi ích hai bên
Một cuộc đàm phán thành công là khi hai bên đều nhận được lợi ích xứng đáng và cùng thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Sẽ không công bằng nếu một trong hai người chịu phần thiệt thòi khi đều có đóng góp ngang nhau, điều này rất dễ dẫn đến mâu thuẫn.
Chính vì vậy, một cuộc đàm phán sẽ giúp hai bên trao đổi và thỏa thuận với nhau về những dự định sắp tới. Đàm phán mang lại lợi ích dung hòa về quyền lợi của hai bên. Từ sự thấu hiểu này cuộc hợp tác cũng sẽ diễn ra tốt đẹp hơn.
Cung cấp thông tin hai chiều
Những cuộc đàm phán sẽ là khoảng thời gian hai bên đối tác tìm cách thuyết phục đối phương thông qua những sự kiện mà họ nắm được. Khi có kỹ năng đàm phán tốt, bạn sẽ nhận biết được đây có phải đối tác bạn đang tìm kiếm hay không, đâu là thế mạnh của họ, đâu là những điểm bạn có thể thương lượng và đâu là những nội dung không thể thay đổi.
Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
Thêm nữa, nếu việc đàm phán diễn ra thuận lợi các bên đối tác sẽ vui vẻ hợp tác làm ăn cùng nhau. Từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng cho những lần hợp tác sau. vì thế có thể nói kỹ năng đàm phán quyết định và chi phối không chỉ sự việc ở hiện tại mà còn dẫn đến kết quả trong tương lai.
Nếu không có được kỹ năng đàm phán tốt hay tranh chấp lợi ích đôi bên gây ra bất mãn sẽ rất khó hợp tác về sau.
Nguyên tắc đàm phán là gì?
Cuộc đàm phán suy cho cùng là quá trình để đôi bên thương lượng, thỏa thuận về những lợi ích của nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đàm phán luôn có những đặc điểm chung, quy tắc chung mà nếu làm chủ được những nguyên tắc này có thể giúp bạn có được cuộc thương thảo suôn sẻ.
-
Đàm phán là tự nguyện.
-
Phải có sự đồng ý, chắc chắn của một trong các bên về sự thành công của dự án và tin rằng kết quả sẽ tốt đẹp.
-
Đàm phán chỉ xảy ra khi các bên hiểu rằng có sự đồng thuận giữa hai bên chứ không phải là quyết định đơn phương của bên nào.
-
Một trong những yếu tố quyết định cuộc đàm phán chính là thời gian.
-
Khi các bên đều đạt được một phạm vi nào đó thì mới xem là cuộc đàm phán thành công.
-
Năng lực, thái độ, phẩm chất của bên đàm phán sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả đàm phán và chi phối nó.
-
Luôn có phương án thay thế dự trù, tránh bị động khi bị bác bỏ hoặc rơi vào thế khó của cuộc đàm phán.
-
Hiểu được vị thế của mình trong cuộc đàm phán là gì, nâng cao vị thế để có được cuộc đàm phán ngang hàng.
-
Không vội vàng bỏ cuộc nếu gặp bế tắc.
-
Linh hoạt tìm được thời điểm kết thúc cuộc đàm phán hợp lý nhất.
-
Tránh gây ra hiểu lầm, định kiến dù cuộc đàm phán có kết quả như thế nào.
Trở thành một người đàm phán “giỏi” cần gì?
Sau khi hiểu rõ hơn về kỹ năng đàm phán là gì, kế tiếp Muaban.net sẽ bật mí cho bạn những bí quyết để trở thành một người đàm phán giỏi, bách chiến bách thắng.
Tạo ấn tượng ban đầu
Điều bạn cần lưu ý tại các cuộc đàm phán là gì? Đầu tiên, hãy tạo nên bầu không khí thân thiện, hòa nhã ngay khi gặp đối tác. Điều này sẽ giúp bạn dễ có được cảm tình trong mắt đối phương và giải tỏa áp lực cuộc đàm phán.
Tránh bàn luận lợi ích hay đưa ra ý kiến chủ quan ngay từ đầu buổi đàm phán. Điều này thể hiện bạn là một người nóng vội thiếu kiên nhẫn, làm việc ắt sẽ hấp tấp. Những đòi hỏi bằng thái độ cương quyết, gay gắt cũng sẽ dẫn đến cuộc đàm phán đi vào bế tắc.
Bám sát mục tiêu đàm phán
Điều quan trọng trong những cuộc đàm phán chính là phải hiểu rõ được mục tiêu của bản thân và lợi nhuận cần đạt được. Bám sát mục tiêu và những kế hoạch đã đề ra sẽ giúp cuộc đàm phán đi đúng hướng, không bị chệch khỏi dự định ban đầu. Có như vậy cuộc đàm phán mới diễn ra theo đúng ý muốn của bạn.
Đừng thương lượng nhiều
Trong một cuộc đàm phán bạn chỉ cần nói đúng, nói đủ để thuyết phục đối phương. Nếu bạn là người bán, nên đưa ra những dẫn chứng thực tiễn hợp lý để thuyết phục khách hàng.
Tránh nói lan man làm mất thời gian của cả hai mà khách hàng cũng cảm thấy bối rối, không đưa ra được lựa chọn. Điều này thể hiện bạn là một người thiếu chuyên nghiệp.
Nếu là người mua, bạn có thể cân nhắc rõ ràng những yêu cầu và lợi ích mà mình sẽ đạt được để đảm bảo lợi ích của bản thân.
Hãy học cách lắng nghe
Đối phương sẽ cảm thấy rất được tôn trọng khi bạn đồng ý lắng nghe ý kiến của họ. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu hơn về đối tác, những gì họ cần, những khả năng mà họ có được để từ đó đưa ra những đối sách hợp lý.
Làm chủ cảm xúc cá nhân
Bạn nên để cảm xúc bình ổn, kiên trì, hòa nhã kể cả khi đối phương đang mất bình tĩnh. Tránh việc làm theo cảm xúc cá nhân, ép buộc đe dọa đối tác làm theo những gì mình yêu cầu. Việc này chỉ dẫn đến phản tác dụng và bạn cũng để lại ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ năng đàm phán là gì và những cách giúp bạn trở thành chuyên gia đàm phán đại tài. Trên thực tế đàm phán có thể diễn ra theo chiều hướng tốt nếu bạn nắm rõ các nguyên tắc quan trọng cần thiết.
Chúc bạn sẽ có những cuộc thương thảo thuận lợi trong công việc. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những xu hướng mới nhất về tìm việc làm hiện nay.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng là gì và những kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống