Đại Học Công Nghệ Miền Đông | Edu2Review

Thông tin chung

  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT, THPT bổ túc.
  • Giáo trình: Chưa bao gồm.
  • Thời gian đào tạo: Chính quy (4 năm).
  • Quy mô lớp học:
    • Số lượng tối thiểu: 15 sinh viên/lớp.
    • Số lượng tối đa: 50 – 70 sinh viên/lớp.
  • Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ và 11 tín chỉ học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất.
  • Thời gian học:
    • Buổi sáng: tiết 1 đến tiết 5 (từ 7h00 đến 11h05).
    • Buổi chiều: tiết 6 đến tiết 10 (từ 13h00 đến 17h05).

Giới thiệu về ngành học

Cử nhân chuyên ngành Luật kinh tế của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông sẽ có nhiều cơ hội để trở thành các chuyên gia kinh tế am hiểu pháp luật trong kinh doanh, đủ khả năng đảm nhận những vị trí công tác liên quan đến hoạt động kiểm soát, pháp chế tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước.

Đồng thời, với những nỗ lực nhất định, các cử nhân có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tư pháp (điều tra, kiểm sát các vụ việc kinh tế – thương mại), các trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn, bổ trợ pháp luật hoặc các tổ chức phi chính phủ khác.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan nhà nước, trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt quá trình đào tạo, mục tiêu của nhà trường là xây dựng, đào tạo kiến thức cho các sinh viên một cách hệ thống, chuyên nghiệp, tạo môi trường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời được trang bị những kiến thức cơ bản và những năng lực đủ để nghiên cứu và xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở góc độ khoa học pháp lý.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có kiến thức cơ bản về hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung và nắm vững kiến thức chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng kiến thức về kinh tế học. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế cũng có những hiểu biết nhất định về pháp luật thương mại quốc tế.

Bên cạnh kiến thức thì sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế được trang bị kỹ năng như:

  • Kỹ năng tư duy pháp lý: Tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết.
  • Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại.
  • Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh.
  • Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng tổ chức các sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế là người tôn trọng luật pháp, có ý thức tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cùng với đó là ý thức trách nhiệm công dân tốt, hết lòng phục vụ tổ quốc, lối sống lành mạnh phù hợp bản sắc dân tộc, có phương pháp làm việc khoa học, cầu tiến không ngừng học tập nâng cao trình độ; năng động sáng tạo trong giải quyết công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống.

Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế hiện tại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể công tác tại các cơ quan như:

  • Làm Luật sư sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và có chứng chỉ theo quy định.
  • Làm tại bộ phận pháp chế, bộ phận tư vấn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp, bảo vệ được quyền lợi của mình khi giao dịch trong và ngoài nước, xử lý các vấn đề khi xảy ra tranh chấp.
  • Làm hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện kinh tế…
  • Làm tại các cơ quan nhà nước: Sở Tư pháp, Phòng Kinh tế, Tòa án Nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp; Hội đồng Nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; Công an, Thanh tra, Thi hành án, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Cục Thuế, Hải quan…

Ngoài ra sinh viên còn có thể học nâng cao trình độ, học chuyên sâu sau khi tốt nghiệp.

Điểm nổi bật của ngành

  • Học phí phù hợp chỉ từ 11,5 triệu/học kỳ (1 năm có 2 học kỳ).
  • Chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh tế của MUT “không lòng vòng” và “rất thiết thực”.
  • Giảng viên giảng dạy là những bậc thầy với nhiều năm lăn lộn trong nghề.
  • Chương trình đào tạo gắn với thực tập, thực hành rất sớm, hỗ trợ giới thiệu việc làm, nơi thực tập.
  • Nhiều hỗ trợ chất lượng từ nhà trường như: Chính sách học bổng, cho vay học phí, miễn phí ký túc xá… hoặc rất nhiều hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm thiết thực sẽ góp phần mang lại cho học viên những trải nghiệm tuyệt vời cùng các kỹ năng mềm cần thiết.
  • Để nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Khoa định kỳ tổ chức những hoạt động cho sinh viên như: Mô phỏng thực tế (phiên tòa giả định); đi thực tế tại Tòa án, Văn phòng Luật, Văn phòng Công chứng, Công ty Luật…
  • Khuyến khích, hỗ trợ sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học.

Ý kiến của sinh viên

  • Sinh viên Trần Thị Thanh Trâm (Lớp 16DH1101 – Khóa 2016): “MUT luôn chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất – trang thiết bị hiện đại. Đối với ngành Luật kinh tế, chúng em được trang bị kiến thức cùng với đó là kỹ năng thực hành. Bên cạnh đó, nhà trường còn bồi dưỡng, trau dồi ngoại ngữ cho chúng em, hợp tác với các doanh nghiệp giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội thực tập nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường”.
  • Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Bích (Lớp: 16DH1101, Khóa 2016): “Nếu các bạn đang băn khoăn không biết có nên học Luật hay không thì mình “review ngắn” sơ qua về ngành của tụi mình. Một khi nhắc về ngành của tụi mình, các bạn thường nghe “Bé này học Luật, chắc cãi dữ lắm”, “học luật sẽ phải học thuộc hết quy định pháp luật”, tất cả đều sai hết nha. Mình công nhận có trí nhớ tốt là ưu thế khi học Luật, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Vì khi đi thi, bạn được phép mang Luật vào mà.
    Bạn cũng đâu cần phải đọc vanh vách khoản này, điều này như thế nào, mà chỉ cần biết tìm văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật đó, nắm được ý tứ, tinh thần của nó và áp dụng trong trường hợp nào là được.
    Thật ra sinh viên Luật hiền lắm, cũng chẳng buồn đi cãi vã hay gây sự với ai đâu, chỉ vì họ buộc phải biết cách phản biện, phải biết tranh luận, phải tập cách xoay vấn đề nên trong mắt nhiều người họ là những người “nói nhiều, giỏi cãi”. Cơ hội việc làm của ngành Luật phong phú lắm đó! Ví dụ như làm trong các cơ quan Hành chính Nhà nước, trong các công ty, làm ở Tòa án hay Viện Kiểm sát, hoặc chọn cách học lên ThS, TS và giảng dạy ở các trường có chuyên ngành Luật… chứ không phải học Luật chỉ có thể làm duy mỗi Luật sư.
    Thầy cô ngành Luật kinh tế siêu dễ thương và dày dặn chuyên môn. Đây chỉ là “review ngắn” nên khi nào các bạn vào học mình sẽ chia sẻ hết”.