Đặc điểm và phạm vi của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước. Đó là cơ quan quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà nước.

1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

1.1. Khái niệm của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước. Đó là cơ quan quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực hiện quyền hành pháp theo lãnh thổ và lĩnh vực.

– Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có một thẩm quyền và chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành.

Cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của nhà nước; chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó.

Theo thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng.

Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung quản lý mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi các đơn vị hành chính lãnh thổ. Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng quản lý đối với ngành hoặc lĩnh vực.

Nội dung quản lý hành chính Nhà nước được thể hiện cụ thể thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động của từng cơ quan hành chính Nhà nước, từng cấp, từng ngành và toàn thể hệ thống hành chính Nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng hành pháp trên các mặt sau:

– Quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng.

– Quản lý hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, công sản, hạch toán, kiểm toán, bảo hiểm, tín dụng.

– Quản lý hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

– Quản lý hành chính nhà nước về nguồn lực và phát triển các nguồn nhân lực.

– Quản lý hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính.

1.2. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước

Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước theo cấp hành chính:

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương

Phân loại các cơ quan hành chính theo cấp cấp dự toán:

+ Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chính quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấp dưới trực thuộc;

+ Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, c nhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp III, c trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới;

Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn vị cấp II ho c đơn vị dự toán cấp I nếu không c cấp II, c trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mính và đơn vị dự toán cấp dưới;

+ Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III: Là đơn vị được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện việc quản lý kinh phí theo sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp III.

Các cơ quan hành chính nhà nước phải hoạt động theo dự toán được cấp c thẩm quyền giao, dựa trên nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ học một phần và các nguồn khác dựa nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Các cơ quan hành chính nhà nước với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp và hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận.

Các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện việc lập dự toán thu chi hàng quý, hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp c thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chi thường xuyên).

1.3. Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước có thể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền. Do đó , NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các tổ chức công. Hiện nay, các tổ chức công được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.

3. Khái niệm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức.

Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đ phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể.

Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định.

Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, đ chính là hoạt động tài chính của những cơ quan, đơn vị này. Đ là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong mỗi cơ quan, đơn vị. Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi đầu tư ho c các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Để Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị; cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.

4. Đặc điểm của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của QLTC công. Do vậy đặc điểm của QLTC trong cơ quan hành chính nhà nước vừa mang những nét cơ bản của QLTC công đồng thời lại gắn với đ c điểm và mục đích hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Nhìn chung, QLTC công có những đặc điểm liên quan đến chủ thể QLTC, nguồn lực tài chính và việc sử dụng nguồn lực tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước.

Quản lý tài chính trong các tổ chức công là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong tổ chức công để đạt những mục tiêu đã định.

Các cơ quan hành chính nhà nước là những đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đ hoặc thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định. Cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công cho xã hội nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành trong xã hội. Với các chức năng và nhiệm vụ như vậy nên những hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn mang tính chất phục vụ nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước và hoạt động của các tổ chức này đặc biệt là hoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do những điểm riêng nên hoạt động QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng theo chế độ QLTC đặc thù.

Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được lấy từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nguồn lực tài chính chủ yếu phục vụ cho hoạt động và duy trì sự tồn tại của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước là từ ngân sách nhà nước. Việc tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước căn cứ trên chế độ quy định pháp lý c liên quan hiện hành.

Việc sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao cho mỗi cơ quan, nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính bên cạnh việc đánh giá về m t kinh tế còn xem xét đánh giá về mặt xã hội và việc đạt được những mục tiêu đã định trong sự phát triển xã hội.

5. Phạm vi quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Nguồn kinh phí hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước:

Các nguồn lực tài chính trong tổ chức công chủ yếu bao gồm 3 nguồn: Nguồn thu từ ngân sách nhà nước, nguồn tự thu của tổ chức công và nguồn khác theo quy định.

Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: Là nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách (Ngân sách Trung ương hoặc Ngân sách địa phương) cho các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao.

Nguồn tự thu: Là những khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, những khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ được để lại đơn vị.

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: Là những khoản thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng và những khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi trong các cơ quan hành chính nhà nước:

Trong các cơ quan hành chính nhà nước các khoản chi được chia thành hai loại: Các khoản chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên.

Các khoản chi thường xuyên: Gồm các khoản chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp c thẩm quyền giao, gồm: Các khoản chi cho con người như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; các khoản chi hành chính (vật tư văn phòng, dịch vụ công công…); các khoản chi hoạt động nghiệp vụ…; các khoản chi mua sắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng, duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, cơ sở vật chất và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

Các khoản chi không thường xuyên: Gồm những khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các khoản chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, các khoản chi thực hiện CTMT Quốc gia, các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án c nguồn vốn nước ngoài theo quy định, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu c ), chi đầu tư phát triển bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp c thẩm quyền phê duyệt, chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài, chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết và các khoản chi khác theo quy định (nếu có).