Đặc điểm dân cư, xã hội và tình hình kinh tế châu Á | Hải Tiến
Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội và tình hình kinh tế châu Á ngay tại bài viết này, Giấy Hải Tiến sẽ khái quát một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu.
Vào thế kỷ XX, các nước Châu Á đã phát triển mạnh mẽ về dân cư, xã hội và tình hình kinh tế Châu Á. Vì thế, đến những năm cuối của thế XX các nước Châu Á đã vươn lên và phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhìn chung, các nước đều phát triển khá đồng đều và nhiều nước đạt kết quả đáng nể phục. Cùng Giấy Hải Tiến tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này.
Mục Lục
Lịch sử phát triển của các nước châu Á có gì nổi bật
Lịch sử Châu Á thời cổ đại và trung đại chưa có sự phát triển vượt bậc. Mãi đến những thế kỷ thứ XVI nên kinh tế mới bắt đầu có chuyển biến mới. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn lịch sử phát triển của hai giai đoạn trên tại các nước Châu Á.
Thời cổ đại và trung đại
Trong thời cổ đại và trung đại tại Châu Á, không có nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ, lúc này chỉ có 02 nước phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ. Dân cư của các nước lúc này các nước lúc này chỉ phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, làm các nghề thủ công như: dệt may, gốm sứ, làm các đồ thủy tinh, đồ da,…
Từ thế kỉ XVI -> XIX
Đến mãi thế kỷ thứ XVI -> XIX, dân cư, xã hội là tình hình kinh tế Châu Á mới bắt đầu phát triển, tuy nhiên lúc này nhiều nước ở Châu Á lúc này trở thành thuộc địa của các nước đế quốc khác. Vì thế, điều này làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế và nhiều nước phải sống dưới chế độ phong kiến, thực dân.
Trong đó, có Nhật Bản là đất nước thực hiện chủ trương cải cách và giải phóng đất nước để tiến hành phát triển kinh tế. Nên lúc bấy giờ, kinh tế của Nhật Bản có phần phát triển hơn so với các nước khác.
Nhật Bản là đất nước phát triển nhất
Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội của châu Á
Châu lục đông dân nhất thế giới: Về dân cư Châu Á là một khu vực có dân cư đông đúc nhất thế giới, chỉ riêng dân số của châu lục này đã chiếm hơn 1/2 dân số thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ gia tăng dân số của Châu Á vẫn giữ ở mức trung bình các và các nước đông dân cư vẫn thực hiện tốt các chính sách về dân số.
Khu vực nhiều chủng tộc: Châu Á lúc bấy giờ có phần lớn dân cư thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống ở khu vực Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á và chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it sinh sống ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á. Trong đó, có một phần nhỏ các dân cư thuộc Ô-xtra-lô-it ở Đông Nam Á.
Châu Á là khu vực xuất hiện nhiều tôn giáo lớn
Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới , đặc biệt tại đất nước Ấn Độ có 02 tôn giáo lớn ra đời chính là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ấn độ giáo được người Ấn hình thành từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, lúc này ấn độ giáo thờ đấng tối cao Bà La Môn. Phật giáo được hình thành muộn hơn một chút vào thế kỉ VI TCN và người dân thờ Phật Thích Ca.
Ở các vùng Tây Á thì xuất hiện 02 tôn giáo lớn là Kitô giáo và Hồi giáo. Ki-tô giáo được hình thành ở Pa-le-xtin và xuất hiện đầu công nguyên, đạo này thờ chúa Giê-su. Hồi giáo là một tôn giáo của người A-rập Xê-út được xuất hiện vào thế kỉ VII sau Công nguyên và người dân ở đạo này thờ Thánh Ala.
2 tôn giáo lớn là Kitô giáo và Hồi giáo
Khái quát tình hình phát triển kinh tế châu Á
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, dân cư, xã hội và tình hình kinh tế Châu Á mới bắt đầu khởi sắc hơn. Có đầy đủ các ngành chính là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tình hình kinh tế phát triển cụ thể như sau:
Ngành Nông nghiệp
Nền nông nghiệp của Châu Á vẫn đang là ngành nghề phát triển khá mạnh mẽ tại Châu Á. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp ở các nước đang có phần không đồng đều. Lúc này lương thực sản xuất được chủ yếu là lúa nước và tạo các nước có khí hậu phù hợp như: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc ngành trồng lúa nước đã đạt nhiều thành tựu lớn và có thể xuất khẩu sang các nước khác.
Sản lượng sản xuất các cây lương thực đạt kết quả đáng ghi nhận như sau:
-
Lúa gạo: đạt 93% sản lượng lúa gạo trên thế giới.
-
Lúa mì: đạt 39% sản lượng lúa mì trên thế giới.
Ngành chăn nuôi ở các nước Châu Á lúc này thường thay đổi theo mùa để phù hợp với khí hậu từng nước. Mùa khí hậu lạnh hoặc khô hạn thường nuôi tuần lộc, dê, ngựa, cừu. Ngoài ra, các mùa khí hậu gió mùa ẩm ướt thì nuôi các con vật như: trâu bò, lợn, gà vịt…
Ngành Công nghiệp
Công nghiệp ở các nước trong khu vực Châu Á phát triển khá đa dạng nhưng không đồng đều. Có một số ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp khác như: Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo những ngành này xuất hiện dày đặc hơn ở các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. Ngoài ra, sản xuất các mặt hàng gia dụng để tiêu dùng cũng khá phát triển.
Ngành Công nghiệp luyện kim trở nên phổ biến
Dịch vụ
Ngành dịch vụ lúc này có Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã phát triển mạnh mẽ với các hoạt động đa dạng như: giao thông, thương mại, du lịch,…
Tại bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về dân cư, xã hội và tình hình kinh tế châu Á để độc giả cùng tham khảo. Hy vọng với những nội dung trên có thể thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của bạn đọc và là tài liệu học tập hiệu quả cho các em học sinh.