Đặc điểm của ODA? Phương Thức đầu tư ODA là gì?
Đặc điểm của ODA? Bạn đã từng nghe thuật ngữ ODA nhưng chưa thực sự hiểu rõ ODA là gì? Vốn ODA là gì? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, lợi ích & hạn chế của vốn ODA qua bài viết dưới đây.
Quảng cáo
Mục Lục
Khái niệm ODA là gì? ODA viết tắt của từ gì?
ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa chính phủ một nước với các chính phủ nước khác hoặc với các tổ chức liên quốc gia.
ODA là viết tắt của từ Official Development Assistance được hiểu là một hình thức đầu tư nước ngoài hay hỗ trợ phát triển chính thức. Việc gọi là “hỗ trợ” hay viện trợ xuất phát từ hình thức đầu tư này không lãi suất hoặc lãi suất thấp trong thời gian vay dài.
Mục tiêu của các khoản đầu tư này là cải thiện phúc lợi và phát triển kinh tế của nước sở tại nên được gọi là “Phát triển”. Gọi là “chính thức” bởi vì hình thức này chỉ cho nhà nước vay.
Vốn ODA là gì?
Vốn ODA là nguồn vốn được các cơ quan, tổ chức chính phủ, phi chính phủ tài trợ dành cho các nước đang và kém phát triển. Bản chất của ODA chính là nợ. Đã là nợ thì phải trả, thế hệ này không trả được thì thế hệ sau phải phải trả. Không trả bằng hình thức này thì phải trả bằng hình thức khác.
Đặc điểm của vốn ODA
Một số đặc điểm nổi bật của vốn ODA:
- Mang tính ưu đãi, vì lãi suất rất thấp, thậm chí bằng 0 và thời gian trả nợ có thể lên tới 40 năm;
- Mang tính ràng buộc, các nước nhận ODA sẽ phải chịu những điều khoản nhất định khi sử dụng OAD để chi tiêu và thường sẽ gắn với lợi ích của nước cho ODA;
- Mang tính gây nợ, một số nước không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.
Các loại vốn ODA hiện nay
Viện trợ không hoàn lại
ODA không hoàn lại hay viện trợ không hoàn lại, là hình thức viện trợ phát triển không hoàn lại cho nhà tài trợ. Theo đó không phải trả cả vốn lẫn lãi, được ưu tiên cho các dự án về y tế, giáo dục, dân số và môi trường.
Viện trợ có hoàn lại
ODA cho vay ưu đãi hay viện trợ có hoàn lại là hình thức viện trợ phát triển dưới dạng cho vay với lãi suất thấp và điều kiện ưu đãi. Viện trợ có hoàn lại còn được gọi là tín dụng ưu đãi vì lãi suất rất thấp, thời gian trả nợ dài và có những thời gian không phải trả lãi hoặc trả nợ.
Vốn ODA hỗn hợp
Cho vay hỗn hợp, kết hợp hai dạng trên hình thức phổ biến của vốn này là BOT (Xây dựng, vận hành và chuyển giao). Đây là khoản viện trợ bao gồm cả hai loại ODA không hoàn lại và có hoàn lại trong đó các yếu tố “không hoàn lại” thường sẽ là không dưới 25% tổng giá trị khoản vay ODA.
Quảng cáo
Ngoài ra cũng có một số ODA có tỷ lệ hỗ trợ hay không hoàn lại dưới 25% nhưng cũng được xếp vào nhóm này trước tình hình các nước nhận ODA thì quá nhiều trong khi các nước cung cấp ODA thì ít.
Lợi ích và hạn chế khi nhận vốn ODA
Để hiểu rõ hơn những tác động của vốn ODA là gì khi nhận hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và hạn chế mà nguồn vốn này mang lại qua phần dưới đây.
Lợi ích
- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
- Giúp tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao trình độ khoa học – công nghệ và trình độ nhân lực của mình bằng những hoạt động của các nhà tài trợ.
- Tăng cơ hội và đa dạng hóa các phương thức đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn lao động và thu nhập của đông đảo người dân.
- Có cơ hội được “va chạm”, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, những kỹ năng qua đó giúp nâng cao trình độ của bản thân nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
- Thúc đẩy tăng trưởng đồng thời góp phần cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo.
- Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế do thường được ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực.
- Thiết lập và cải thiện các mối quan hệ quốc tế ….vv….
Hiện nay nước ta nhận được nguồn vốn ODA từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, sự đầu tư của các nước này đã giúp cho mối quan hệ ngoại giao của nước ta và nước đầu tư trở nên thân thiết và gắn bó hơn… từ đó mở rộng quan hệ quốc tế.
Hạn chế
Tuy có nhiều lợi ích những vốn ODA vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Các nước giàu khi cho các nước vay ODA đều có mục đích, các mục đích như: mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác, theo đuổi các mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng … Ví dụ, các nước đi vay ODA sẽ phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nước cho vay.
- Đi kèm với vốn vay ODA, bên cho vay yêu cầu bên vay mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân lực … của khoản vay với chi phí tương đối cao.
- Bên vay phải thực hiện các điều khoản thương mại đặc biệt như nhập khẩu một số sản phẩm của họ.
- Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.
- Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án sẽ vô cùng nguy hiểm cho bên vay vốn ODA.
So sánh vốn ODA và FDI
Song song với vốn ODA là gì cũng tồn tại một loại vốn đến từ nước ngoài là vốn FDI. Để phân biệt 2 loại vốn này xem ngay phần dưới đây.
Giống nhau
FDI và ODA có một số điểm giống nhau cơ bản sau:
- Là nguồn vốn đến từ các quốc gia khác.
- Chỉ các nước có phát triển có sẵn tiềm lực kinh tế mới cung cấp 2 nguồn vốn này.
- Gắn liền với các rủi ro và thường là rủi ro đối hoái.
Khác nhau
Để nắm rõ sự khác nhau giữa hai ngồn vốn FDI và ODA bạn có thể tham khảo bảng sau:
Tiêu chí
FDI
ODA
Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Là nguồn vốn được các cơ quan, tổ chức chính phủ, phi chính phủ tài trợ dành cho các nước đang và kém phát triển.
Hình thức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Quyền kiểm soát
Chủ đầu tư sẽ nắm quyền quản lý và kiểm soát trực tiếp đối với nguồn vốn.
Chủ đầu tư cũng tự quyết định đầu tư, tự quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.
Chủ đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Những nước nhận vốn ODA phải đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra còn phải tuân thủ các điều kiện đã được thỏa thuận trước đó.
Phương tiện đầu tư
Các chủ đầu tư sẽ phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ điều này sẽ tùy theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia.
Thông qua việc hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách; thông qua việc hỗ trợ các chương trình;
Thông qua việc hỗ trợ các dự án
Phân loại
100% vốn FDI và vốn hỗn hợp (liên doanh, cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Đầu tư theo chiều ngang (ĐT – SX – Tiêu thụ nội địa) và theo chiều dọc (ĐT – SX – XK) • Đầu tư mới, sáp nhập hoặc mua lại
ODA song phương và đa phương
ODA không hoàn lại và có hoàn lại (Vay ưu đãi)
Mức rủi ro
Rủi ro cao theo tỉ lệ vốn đầu tư
Mức độ rủi ro thấp
Mục đích
Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm soát
Mục tiêu của các khoản đầu tư này là cải thiện phúc lợi và phát triển kinh tế của nước sở tại
Hình thức biểu hiện
Vốn FDI thường sẽ đi kèm với các hoạt động thương mại hay hoạt động chuyển giao công nghệ và sự di chuyển sức lao động quốc tế.
Nguồn vốn ODA thường đi kèm các chính sách, các điều kiện nhất định về chính trị, kinh tế … của đất nước được hỗ trợ vay.
Xu hướng luân chuyển
Từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển.
Hy vọng bài viết vốn ODA là gì đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vốn ODA cũng như nắm được bản chất của loại vốn này. Nếu có thắc mắc gì khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật 19006518 để được hỗ trợ.
Vui lòng đánh giá!