Đặc biệt lưu ý với 10 biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh có quá ít kiến thức về trẻ chậm phát triển trí tuệ, bởi vậy khi phát hiện ra con mình mắc phải hội chứng này, các bậc phụ huynh thường rất bối rối và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ được khái niệm của chứng chậm phát triển trí tuệ, các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ và hướng dẫn dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách.

Chậm phát triển trí tuệ là gì

Chậm phát triển trí tuệ là sự giảm sút trong các hoạt động trí tuệ so với bình thường. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có IQ <75, các em bị hạn chế trong nhiều kĩ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, trí năng xã hội. Chậm phát triển trí tuệ được phân chia theo 4 mức độ từ nhẹ đến rất nặng, cụ thể như sau:

  • Mức độ nhẹ: Đây là mức độ phổ biến nhất, các trẻ thuộc nhóm này có IQ từ 50-74, các em có thể học hết tiểu học và vẫn sinh hoạt tốt nếu có sự hỗ trợ từ gia đình.

  • Mức độ trung bình: Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ này cần được dạy các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cộng đồng, các em có IQ từ 35-49.

  • Mức độ nặng: Ở mức độ này các em cần những trung tâm chuyên biệt để học được kỹ năng cơ bản giúp các em chăm sóc bản thân và tự làm được những kỹ năng thiết yếu khác. Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ năng có IQ từ 20-34.

  • Mức độ rất nặng: Trẻ thuộc nhóm này có IQ dưới 20. Các em cần được theo dõi và giúp đỡ thường xuyên, sống phụ thuộc vào người khác và thường bị thương tổn về thần kinh.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được phân chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến rất nặng

Những biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng của chứng rối loạn phát triển thần kinh, làm suy giảm khả năng thu nhận, phân tích và vận dụng các thông tin, hoạt động hay kỹ năng cơ bản. Hầu hết các em chỉ được phát hiện khi các em bắt đầu đến trường, vì vậy bố mẹ cần nắm rõ các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ để phát hiện sớm và có phương pháp hỗ trợ và dạy con phù hợp. Có 10 nhóm biểu hiện sau mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Khả năng phản ứng lại với môi trường: Các em thường bị động tỏ ra không quan tâm đến thế giới xung quanh ngoài ra phản ứng chậm với các tác nhân bên ngoài. Những hành vi xung quanh hay tác động, lời nói của bố mẹ hoặc người khác để gây chú ý của trẻ thường bị con lơ đi và không đáp ứng lại gì

  • Khả năng diễn đạt: Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ được thể hiện trong khả năng diễn đạt đó là khi con không thể thể hiện được rõ ràng về nhu cầu bản thân, hay những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình.

  • Khả năng về ngôn ngữ: Con có biểu hiện là tiếp thu rất chậm về ngôn ngữ so với bình thường. Con không thể hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc nói 1 câu hoàn chỉnh. Ngoài ra con không thể truyền đạt cho người khác khi con muốn làm một việc gì đó như lấy đồ chơi, đòi bế. Khi người khác gọi tên trẻ hoặc nói chuyện với trẻ, con cũng không phản ứng lại.

  • Khả năng hiểu: Một trong những dấu hiệu để nhận biết đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ là không hiểu hoặc khó hiểu về những gì mà con nhìn thấy, nghe thấy hoặc sợ thấy được. Bố mẹ sẽ gặp khó khăn khi muốn dạy con biết về những điều mới lạ và khi đi học, con thường không thể nhớ được mặt các chữ cái và con số.

  • Khả năng ra quyết định: Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ được nhận biết thông qua khả năng ra quyết định là con thường xuyên chậm hoặc không thể đưa ra những quyết định, kể cả việc đơn giản.

  • Khả năng tập trung: Con rất kém tập trung trong mọi hoạt động, kể cả các hoạt động vẫn diễn ra thường ngày hay hoạt động mới.

  • Khả năng nhớ hạn chế: Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ rất dễ nhận biết khi mà so với bình thường, khả năng nhận thức của con kém hơn hẳn. Con thường xảy ra tình trạng nói trước quên sau, khi vừa nhớ được 1 điều mới thì quên ngay điều cũ và thường không thể nhớ được những sự kiện đơn giản chỉ vừa mới xảy ra trong thời gian ngắn trước đó.

  • Khả năng vận động: Khi chậm phát triển trí tuệ, con khó khăn trong các hoạt động vận động toàn thân như lẫy, đứng đi hay các vận động tinh như không thể sử dụng tay để cầm nắm đồ vật. Ngoài ra các vận động đơn giản như mút tay, nhai đồ ăn, tự mặc quần áo khi đã lớn hơn cũng gặp khó khăn.

Một trong những biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ là thu mình

  • Rối loạn hành vi: Đây là một đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bố mẹ dễ nhìn ra nhất. Con thường có các hành vi tiêu cực như đập phá đồ đạc, thường xuyên tư gây các thương tích cho bản thân, lặp lại các hành động này nhiều lần. Đôi lúc con rất hung bạo, không giữ bình tĩnh được.

  • Rối loạn tâm lý: Một số trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể gặp phải tình trạng lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ thường xuyên.

Chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Khi con có các đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ cần phải bình tĩnh và cần có các phương pháp để dạy con phù hợp. Dưới đây là một số cách hữu ích mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp đỡ con:

  • Tìm hiểu kiến thức

Chậm phát triển trí tuệ là một hội chứng phức tạp, bởi vậy đầu tiên bố mẹ cần tìm hiểu kĩ càng và tiếp thu các kiến thức về tình trạng này để hiểu rõ cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhất.

  • Tạo động lực cho trẻ

Khuyến khích, cổ vũ con trải nghiệm những điều mới lạ. Khen và động viên khi con học được kỹ năng mới để tạo động lực cho trẻ. Không được la rầy thái quá khi con làm những việc không tốt mà cần phải kiên nhẫn giải thích nhẹ nhàng cho con hiểu.

  • Cho trẻ tham gia hoạt động xã hội

Đăng ký cho con tham gia những lớp học giúp phát triển cả về tinh thần và thể chất như học nhảy, học vẽ tranh, học hát hoặc khuyến khích con tham gia các hoạt động ở trường. Bố mẹ cũng cần dành thời gian, kết hợp cùng giáo viên để theo sát sự tiến bộ của trẻ ở trường.

  • Gắn kết với con

Dành thời gian nhiều cho trẻ, thường xuyên trò chuyện và vui chơi cùng trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ gắn kết với con và bố mẹ có thể chú ý được đến những hành động bất thường của con nhiều hơn.

Gắn kết với trẻ giúp bố mẹ hiểu và dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách hơn

  • Tìm cộng đồng chung hoàn cảnh

Một trong những cách rất hữu hiệu để dạy con chậm phát triển trí tuệ đó là tham gia vào những tổ chức, cộng đồng các bố mẹ có con gặp chung hoàn cảnh với con mình. Việc này không chỉ giúp các bố mẹ chia sẻ được kinh nghiệm cho nhau mà còn khiến bố mẹ có động lực hơn, kiên nhẫn hơn để cùng đồng hành với con.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia

Ngoài sự cố gắng để nuôi dạy và giúp đỡ trẻ chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia để có kế hoạch điều trị chi tiết và hiệu quả nhất. Các chuyên gia sẽ dựa vào tình trạng, độ tuổi và những biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ để đề xuất với bố mẹ liệu trình rõ ràng, phù hợp nhất. Bố mẹ có thể cho con đi học tại những trung tâm dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ chuyên biệt, những nơi có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, phương pháp khoa học tiên tiến giúp con cải thiện được sớm hơn. Giáo dục Khai Tâm là một trong những trung tâm chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Hà Nội giúp con phát triển và hòa nhập với các bạn đồng trang lứa.

Giáo dục Khai Tâm trực thuộc Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, là trung tâm tiên phong áp dụng triết lý giáo dục khoa học hiện đại và khơi dậy tài năng trong việc giảng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra trung tâm còn có thêm các khóa đào tạo ngắn hạn cho các bậc phụ huynh, giúp bố mẹ có thêm các kiến thức quan trọng và phối hợp được chặt chẽ với trung tâm để đem lại kết quả tốt nhất cho con.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm và phụ huynh giúp con có kết quả tốt nhất

Quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để tư vấn và giải đáp khi có bất kỳ các thắc mắc gì về trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Hotline: 037.829.8355

  • Email: [email protected]

=========================================================

Các bài viết liên quan:

1. Tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

2. Tìm trường cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở đâu tại Hà Nội?

3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

4. Cách phân biệt chậm phát triển với tự kỷ và tăng động

5. Trẻ chậm phát triển – Bố mẹ cần hiểu rõ để can thiệp sớm