Cùng Trầm Trồ Với Hình Ảnh Sao Chổi “Bị Gãy Đuôi” Du Hành Qua Hệ Mặt Trời

Một nhiếp ảnh gia thiên văn đã chụp được hình ảnh về sao chổi “bị gãy đuôi” du hành qua hệ mặt trời. Bức ảnh đã ghi lại một cách hoàn hảo phần “đuôi bị gãy” của ngôi sao.

Miguel Claro – nhiếp ảnh gia thiên văn đã mang một chiếc máy ảnh DSLR full-frame Nikon D850 đến Đài quan sát Dark Sky Alqueva ở Bồ Đào Nha để ghi lại hình ảnh “vị khách vũ trụ” ghé thăm và sẽ không quay trở lại trong khoảng 50.000 năm nữa.

Một nhiếp ảnh gia thiên văn đã chụp được hình ảnh về sao chổi “bị gãy đuôi” du hành qua hệ mặt trời

Sao chổi “bị gãy đuôi” du hành qua hệ mặt trời

Ngôi sao chổi mang tên C/2022 E3 (ZTF) đã không có một hành trình dễ dàng khi du hành trong hệ mặt trời của chúng ta. Những cơn bão mặt trời đã làm đứt phần đuôi của sao chổi nhưng bằng một cách tài tình nào đấy mà Claro đã ghi lại được những hình ảnh đáng kinh ngạc.

Ngôi sao chổi mang tên C/2022 E3 (ZTF) đã không có một hành trình dễ dàng khi du hành trong hệ mặt trời của chúng ta

“Theo những gì tôi biết thì không thể sửa chữa được phần đuôi bị gãy của sao chổi. Chúng ta sẽ không thể đoán trước được do gió Mặt trời mạnh và phần đuôi sao chổi có thể thay đổi gần như mỗi giờ, nhất là vào thời điểm khi tiến gần đến Trái Đất. Bạn có thể nhận thấy những thay đổi tinh tế về hình dạng của đuôi ion có thể qua các lần phơi sáng phụ.”

Để ghi lại những hình ảnh tuyệt vời này, Claro đã thực hiện nhiều lần phơi sáng dài trong khoảng ba phút mỗi lần hoặc thậm chí là lâu hơn nữa khi sao chổi di chuyển ra khỏi khung hình với tốc độ cực nhanh. 

Anh ấy giải thích: “Cuối cùng, chúng ta cần kết hợp các hình ảnh lại với nhau. Đối với bức ảnh cuối cùng này, tôi đã phải thực hiện chụp 14 ảnh với tốc độ 200 giây mỗi ảnh và kết hợp mọi thứ trong khoảng thời gian 47 phút bằng các trình chỉnh sửa nâng cao như PixInsight.”

Claro đã thực hiện nhiều lần phơi sáng dài trong khoảng ba phút mỗi lần

Claro đã sử dụng kính viễn vọng Takahashi FSQ106 ED được đặt tại Đài thiên văn Dark Sky Alqueva ở Bồ Đào Nha và một chiếc Nikon D850 đã được nâng cấp cảm biến độ nhạy với Hydrogen-alpha để chụp ảnh thiên văn. 

“Sao chổi được chụp ảnh vào khoảng đêm muộn ở khoảng cách 49.000.000 dặm ( tương đương ~79 triệu km) tính từ đài quan sát ở Bồ Đào Nha, ba giờ trước khi bầu trời bắt đầu chạng vạng sáng.” 

Sao chổi được chụp ảnh vào khoảng đêm muộn ở khoảng cách 49.000.000 dặm

Bức ảnh ghi lại hình ảnh về “vị khách du hành đường dài” này chưa từng được nhìn thấy trong khoảng 50.000 năm đang di chuyển rất nhanh trên nền trời đầy sao bên cạnh là sự hiện diện của các chòm sao Hercules, Corona Borealis và Bootes.

Sao chổi E3 

Sao chổi E3 hiện có thể quan sát được từ Trái Đất bằng mắt thường, đạt cực đại vào ngày 2 tháng 2 khi ngôi sao chỉ cách Trái đất 26.4 triệu dặm (tương đương khoảng 42.5 triệu km). 

Để mua bản in ảnh của Miguel Claro, hãy truy cập trang web của anh ấy – nơi có nhiều bức ảnh ngoạn mục khác.