Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu đối với thị trường
Cung và cầu là 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nên một thị trường. Nhờ vào quy luật cung cầu mà những nhà đầu tư có thể xem xét và đưa ra được lựa chọn cho những khoản đầu tư của mình. Hãy đi vào bài viết ngay sau đây của Mytrade để tìm hiểu chi tiết về quy luật cung cầu là gì? nhé.
Mục Lục
Quy luật cung cầu là gì?
Quy luật cung cầu là gì?
Cung cầu chính là quy luật điều chỉnh mức giá cân bằng cùng với lượng giao dịch cân bằng có thể xác định được. Tức là:
-
Cầu > Cung thì giá sẽ tăng
-
Cầu < Cung thì giá sẽ giảm
-
Cầu = Cung thì giá sẽ cân bằng
Để hiểu rõ hơn về quy luật cung cầu là gì, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về từng khái niệm nhé.
Cung là gì?
Cung (còn gọi là Supply) là thuật ngữ sử dụng để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng bán ra ngoài thị trường, với một mức giá riêng ở trong khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cung, khi mà hàng hóa có mức giá đang theo xu hướng tăng thì nguồn cung cũng sẽ tăng theo. Có 3 thành phần ở trong cung gồm:
-
Cung cá nhân (lượng cung): Số lượng hàng hóa, dịch vụ nhà cung cấp muốn bán ở trong một khoảng thời gian cố định. Khái niệm cung cá nhân sẽ luôn đi kèm với mức giá mới có nghĩa.
-
Cung thị trường: Số lượng hàng hóa, dịch vụ của một ngành hàng ở trong nền kinh tế xác định.
-
Tổng cung: Số lượng hàng hoá, dịch vụ của tất cả ngành hàng kết hợp ở trong nền kinh tế xác định.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung bao gồm: giá, chính sách của chính phủ, trình độ công nghệ kỹ thuật, nguồn cung của vật liệu thô, định chế kinh tế,… cùng những nguyên do bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt).
Cầu là gì?
Cầu (còn gọi là Demand) là thuật ngữ sử dụng để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ bạn sẵn sàng mua ở nhiều mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cầu, khi mà giá của hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Các thành phần của cầu bao gồm có:
-
Cầu cá nhân (lượng cầu): Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua ở một mức giá cụ thể và trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cầu cá nhân hoặc lượng cầu chỉ có ý nghĩa tại một mức giá cụ thể.
-
Cầu thị trường: Số lượng hàng hóa và dịch vụ của một ngành hàng cụ thể, xét ở trên quy mô của nền kinh tế xác định.
-
Tổng cầu: Số lượng hàng hóa, dịch vụ của toàn bộ những ngành hàng gộp lại ở trên quy mô kinh tế xác định.
Các yếu tố tác động đến nguồn cầu bao gồm: giá, thị hiếu của người sử dụng, giá mặt hàng có liên quan ở trên thị trường, thu nhập, kỳ vọng nền kinh tế,…
Vai trò của quy luật cung cầu
Vai trò của quy luật cung cầu
Để giải đáp những thắc mắc tác dụng của quy luật cung cầu thì chúng ta sẽ làm rõ lợi ích nhận được từ quy luật này đối với những đối tượng khác nhau: nhà nước, bên cung, bên cầu,…
Đối với Nhà nước
Quy luật cung cầu sẽ có tác dụng lớn đối với nhà nước, giúp hỗ trợ điều chỉnh tình hình nền kinh tế. Nếu như cầu vượt cung, nhà nước sẽ thực hiện những biện pháp điều chỉnh để gia tăng nguồn cung ra thị trường. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng các biện pháp điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ.
Còn đối với trường hợp cung vượt quá cầu thì dựa vào quy luật cung cầu, nhà nước có thể sẽ đưa ra những biện pháp để kích cầu.
Đối với nhà sản xuất và kinh doanh
Nhà sản xuất, kinh doanh cũng có thể áp dụng được quy luật cung cầu trong hoạt động của mình.
-
Nếu như cầu vượt cung, nghĩa là giá cả hàng hóa đang cao hơn với giá trị thực tế, nhà sản xuất cần tìm cách gia tăng gia sản xuất để tăng phần lợi nhuận thu về.
-
Khi mà cung vượt cầu, nghĩa là giá cả hàng hóa thấp hơn với giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ phải tìm cách thu hẹp sản xuất để tối ưu được khoản chi phí phải bỏ ra.
Đối với những người tiêu dùng
Với người tiêu dùng thì quy luật cũng mang đến nhiều sự tác dụng không ngờ đến.
-
Với dấu hiệu cầu vượt cung thì mức giá đang cao nên người tiêu dùng giảm bớt hoạt động mua sắm.
-
Với dấu hiệu cung vượt cầu thì giá đang thấp nên người tiêu dùng sẽ gia tăng hoạt động mua sắm.
>> Tham khảo: Lợi tức là gì? Ý nghĩa, phân loại và cách tính lợi tức
Yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu
Yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu
Giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ
Giá bán là một yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cung và cầu . Điều này đã được quy định ở trong Luật Cầu quy định rằng mức giá càng cao thì cầu đối với hàng hóa sẽ càng giảm và ngược lại. Không thể phủ nhận rằng giá cả sẽ đứng đầu trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu.
Ví dụ: khi bạn đi siêu thị, bạn sẽ thường mua đáp ứng một nhu cầu bằng cách so sánh giá cả. Giá rẻ nhất hay phần chiết khấu cao thì bạn mua. Hoặc khi bạn muốn một món hàng, nhưng giá của món hàng đó lại đắt. Bạn cũng rất sẵn sàng đợi cho đến một ngày sau đó mức giá của mặt hàng có thể giảm xuống.
Giá cả của hàng hóa và dịch vụ liên quan
Vẫn liên quan đến giá cả, những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu cũng sẽ hiện diện trong giá cả của dịch vụ và hàng hóa liên quan. Bạn cần phải biết rằng hàng hóa ngoài kia có rất nhiều mức giá khác nhau. Nếu như giá cả những mặt hàng có thể thay thế nhau về sự chênh lệch giá thì nhu cầu về mặt hàng có giá thấp chắc chắn sẽ cao hơn.
Điều này cũng được áp dụng đối với hàng hoá bổ sung hoặc hàng hoá khó tách biệt bởi chúng được người tiêu dùng xem là bổ sung cho nhau. Ví dụ trong những sản phẩm cà phê và đường. Khi mà giá cà phê tăng, người tiêu dùng mua cà phê sẽ giảm đi. Tương tự như vậy đối với đường, một sản phẩm thường sẽ được sử dụng để bổ sung cho cà phê và số lượng mặt hàng được cung cấp sẽ giảm xuống.
Thu nhập tiền mặt
Thu nhập là một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến cung và cầu. Nếu như thu nhập của người dân tăng lên thì số lượng hàng hóa của người sản xuất ra cũng sẽ tăng lên. Điều này đã làm cho những giao dịch tăng lên. Khi thu nhập giảm thì cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ giảm theo. Ví dụ, khi khủng hoảng xảy ra và làm cho nhiều người mất việc, thu nhập của họ sẽ tự động được giảm hoặc hoàn toàn không tồn tại.
Cuối cùng, số lượng yêu cầu sẽ bị ảnh hưởng vì thế nó sẽ giảm xuống. Nếu như có một cuộc khủng hoảng như thế này, những chính sách của chính phủ sẽ được ban hành nhằm mục đích làm cho thu nhập của người dân tăng lên và cuối cùng là gia tăng nhu cầu. Quyết định được đưa ra nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế ở trong nước.
Thị hiếu của xã hội
Trong nhu cầu thì thị hiếu của mọi người đối với một mặt hàng cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu. Yếu tố này thường liên quan đến một thứ gì đó đang thịnh hành.
Ví dụ: ở trong một đại dịch, mọi người thích đạp xe để gia tăng khả năng miễn dịch của họ. Họ cũng bận rộn cho việc mua xe đạp. Nhu cầu về xe đạp ở trong thời kỳ đại dịch cũng tăng lên.
Chất lượng của hàng hóa
Mọi người cũng rất xem trọng chất lượng hàng hóa khi bắt đầu mua một mặt hàng. Không quan trọng rằng mặt hàng đó có đắt tiền hay không, miễn là chất lượng cần đảm bảo thì mọi người vẫn sẽ mua nó.
Ví dụ: Điện thoại di động iPhone của Apple, tại mỗi đợt mở bán, ngay lập tức sẽ được người mua săn đón. Đó là bởi vì Apple đã thực sự thành công trong việc xây dựng thương hiệu iPhone, rằng những người mua một chiếc iPhone thì sẽ không hối tiếc bởi chất lượng có thể được chứng minh theo giá cả. Bạn cũng sẽ đối với một số hàng hóa chắc chắn không có vấn đề gì khi chọn mức giá cao bởi chất lượng hứa hẹn của chúng. Lúc đó bạn nghĩ mua hàng giá cao cũng không sao vì chúng sử dụng được lâu. Nó chỉ đắt lúc đầu, phần còn lại bạn có thể tiết kiệm bởi việc mua đồ thay thế có thể được thực hiện sau đó.
Tổng dân số
Ảnh hưởng của dân số lớn đến cung và cầu cũng luôn tồn tại. Nếu như dân số đông thì nhu cầu thường sẽ theo đó rất nhiều. Hoàn toàn tự nhiên nếu như có những nhà sản xuất thích bán sản phẩm của họ tại các khu vực có đông dân cư. Tại đây tiềm năng bán sản phẩm của họ là rất lớn.
Dân số đông cũng có thể được những nhà sản xuất ở trong nước sử dụng nhằm thu lợi nhuận cao. Đặc biệt là đối với những sản phẩm liên quan đến các nhu cầu sơ cấp. Tiềm năng cao này có thể sẽ được tận dụng bởi người muốn thành lập doanh nghiệp của riêng họ.
Sử dụng công nghệ
Sự tiến bộ của công nghệ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến cung và cầu. Với công nghệ, những nhà sản xuất có thể hiệu quả hơn trong hoạt động chào bán hàng hóa bởi có nhiều hàng hóa được sản xuất hơn bình thường.
Ví dụ: nông dân cày ruộng bằng máy kéo thì dễ dàng hơn so với trước đây sử dụng sức của động vật. Với sự hiện diện của công nghệ mới thì lúa gạo của người nông dân cung cấp đến cộng đồng sẽ nhiều hơn và tất nhiên là chất lượng cũng cao hơn. Nông dân cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Cơ hội sinh lời
Có thể nhận thấy những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu khi mà nhu cầu của người tiêu dùng lớn thì người sản xuất sẽ gia tăng lượng sản xuất và mở ra những cánh cửa mới cho hoạt động phân phối. Các nhà sản xuất sẽ không ngần ngại mở rộng bởi khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao chính là thời điểm thích hợp để gia tăng lợi nhuận. Vì lý do này, những nhà sản xuất sẽ tiếp tục theo dõi thị trường để tìm ra được thời điểm thích hợp.
Thật vậy, cần phải có thêm nguồn vốn để tăng ưu đãi này. Tuy nhiên, để đạt được phần lợi nhuận như mong muốn, chắc chắn người sản xuất cần phải cố gắng đáp ứng những yêu cầu từ phía người tiêu dùng. Hơn nữa, việc định hướng kinh doanh sẽ không bao giờ xa lợi nhuận. Khi các nhà sản xuất thành công trong việc gia tăng lợi nhuận thì tất nhiên doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng hơn.
Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả trên thị trường
Xét nền kinh tế vĩ mô thì sự cân bằng của thị trường chính là trạng thái có sản lượng giao dịch với mức giá có khả năng tự ổn định và không phải bị thay đổi do chịu áp lực. Tại trạng thái cân bằng thì sẽ nhận được sự hài lòng đến từ cả hai phía bao gồm người mua và người bán. Ở mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa của người bán sẵn lòng cung cấp sẽ bằng với sản lượng hàng hóa người mua sẵn lòng mua.
Vậy mối quan hệ của giá cả với cung cầu được tóm tắt về mối quan hệ này như sau:
-
Giá cả sẽ ổn định khi mà cung bằng cầu.
-
Giá cả sẽ giảm khi mà cung vượt cầu.
-
Giá cả sẽ tăng khi mà cầu vượt cung.
Nền kinh tế thị trường có tính chất giá cả luôn luôn biến động. Vì thế những cơ quan quản lý thị trường cần phải tái điều chỉnh để kiểm soát được giá cả thị trường ổn định. Khi giá cả ổn định thì nền kinh tế thị trường cũng sẽ dễ dàng tăng trưởng đúng với kế hoạch đã đề ra.
>> Tham khảo: Kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm, ưu điểm nền kinh tế thị trường
Quy luật cung cầu đối với thị trường chứng khoán
Quy luật cung cầu đối với thị trường chứng khoán
Đối với thị trường chứng khoán thì quy luật cung cầu thể hiện được sự điều chỉnh lượng cung và lượng cầu ở trên thị trường để xác định được mức giá cân bằng với lượng giao dịch. Thực tế thì quy luật này có sự ảnh hưởng đến biến động của giá cổ phiếu niêm yết ở trên thị trường. Thông qua quy luật này, tâm lý của các nhà cầu tư cũng sẽ được thể hiện qua sự thay đổi về giá của những mã cổ phiếu.
Xét ví dụ về quy luật cung cầu ở trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu ROS. Loại cổ phiếu này sẽ có cầu tăng mạnh mẽ ở trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018. Vì lý do này mà mức giá của cổ phiếu được đẩy từ 10.000 đồng lên đến 200.000 đồng, mặc dù những nhà đầu tư đều cho rằng mã cổ phiếu này không có giá trị cao như vậy. Sau đó, vào khoảng thời gian cuối năm 2020 thì lượng cầu của mã cổ phiếu này giảm dần thì mức giá đã bắt đầu giảm xuống chỉ còn 2.000 đồng/cổ phiếu.
Sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu ở trên thị trường cổ phiếu
Hoạt động giao dịch ở trên thị trường chứng khoán đã được xếp vào loại giao thương đặc biệt. Vì vậy mà thị trường này cũng bị tác động bởi các quy luật cung cầu. Quy luật này sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với các nhà đầu tư ngắn hạn bởi tâm lý sợ bỏ lỡ.
Có nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, đa số các nhà đầu tư thường có xu hướng mua và bán theo cảm xúc nhiều hơn là phân tích những yếu tố để quyết định. Việc hiểu và nắm bắt được quy luật cung cầu sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá một cách khách quan về diễn biến giá trên thị trường chứng khoán và hạn chế được tình trạng chạy theo đám đông.
Đối với thị trường chứng khoán thì những mã cổ phiếu được nhiều người mua sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Giá cổ phiếu tăng hoặc giảm do đâu?
Quy luật cung cầu gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán làm cho giá của cổ phiếu niêm yết ở trên thị trường biến động mạnh. Quy luật này cũng chính là lăng kính thể hiện được tâm lý nhà đầu tư thông qua sự thay đổi về giá của những mã cổ phiếu mà đôi khi nó không liên quan nhiều đến định giá.
Ngoài các yếu tố khách quan như sự hào hứng của nhà đầu tư hay thị trường chung tăng, doanh nghiệp nằm ở trong nhóm ngành hưởng lợi thì giá cổ phiếu cũng được thúc đẩy bởi những yếu tố nội tại trong doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu hoặc triển vọng phát triển ở trong tương lai…
Theo các chuyên gia chứng khoán sẽ có 3 lý do chính làm cho giá của cổ phiếu thay đổi:
Một là tác động của vĩ mô và những sự kiện bất ngờ: Giá cổ phiếu có thể sẽ trượt dốc nếu như doanh nghiệp đó thuộc nhóm ngành kém hấp dẫn và kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc nền kinh tế đang hứng chịu những sự kiện bất ngờ. Khi đó, giá của cổ phiếu thường lao dốc nhanh, nhà đầu tư sẽ bán tháo để bảo toàn được nguồn vốn. Điển hình gần đây nhất là vào hồi cuối tháng 10, cổ phiếu TDH đã bị đưa vào diện cảnh báo với lý do liên quan đến việc doanh nghiệp đó bị truy thu thuế và lỗ ròng đến hơn 363 tỷ đồng ở trong năm 2020, đồng thời thì lỗ lũy kế đến hết năm 2020 lên gần 143 tỷ đồng. Dù giá lên hay xuống thì nguyên lý cung cầu luôn phản ánh được tâm lý của nhà đầu tư một cách trực diện và chuẩn xác.
Hai là sự tác động của doanh nghiệp: Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều có mong muốn giá cổ phiếu tăng. Các doanh nghiệp có thể chủ động đẩy mức giá cổ phiếu bằng các thủ thuật như giảm nguồn cung của cổ phiếu thông qua hoạt động mua lại cổ phần (buybacks). Khi đó, số lượng cổ phiếu (cung) hiện hành ở trong thị trường giảm, trong khi cầu vẫn giữ nguyên dẫn đến giá của cổ phiếu tăng.
Ví dụ: kể từ tháng 8 thì cổ phiếu “họ Louis” đã trở thành mối quan tâm lớn của thị trường đối với đà tăng phi mã. Hiện tượng những cổ phiếu có liên quan đồng loạt đã tăng kịch trần chỉ trong ít giờ của đầu phiên giao dịch làm cho nhà đầu tư không khỏi tò mò về “game” của nhóm doanh nghiệp này. Giữa lúc bữa tiệc đang sôi động thì cổ phiếu nhà “họ Louis” bất ngờ đảo chiều giảm sàn hàng loạt kể từ thời điểm giữa tháng 9. Kể từ vùng đỉnh thì hầu hết các mã giảm giá 20 – 40%. Nhà đầu tư đã vỡ mộng, kêu gọi và động viên nhau trong cơn bão giảm sàn.
Ba là thanh khoản của thị trường và dòng tiền của các nhà đầu tư mới: Dù quy luật vận hành luôn được diễn ra ở trong thị trường chứng khoán thì nguyên lý cung – cầu vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong xu hướng đầu tư và hút tiền từ những người không hiểu về nó.
Kết luận
Quy luật cung cầu khá quan trọng đối với những dự án kinh doanh, các nhà quản trị hoặc thậm chí đối với một quốc gia. Nhờ vào quy luật cung cầu mà mỗi đối tượng sẽ có những ứng biến phù hợp đối với xu hướng. Hy vọng qua bài chia sẻ của Mytrade, bạn đã hiểu được sơ lược về quy luật cung cầu cũng như các tiền đề, quy định và vận dụng nó vào trong đầu tư chứng khoán.
Để tìm hiểu thêm về cung cầu là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư thị trường chứng khoán, bạn hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất.