CSR là gì? Tìm hiểu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ngày nay, rất nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm của một doanh nghiệp có các dự án hỗ trợ các mục đích xã hội đáng giá. Đây được xem là một chiến lược được các doanh nghiệp nhắm vào khi muốn đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, và Corporate Social Responsibility là thuật ngữ được sử dụng để ám chỉ những hoạt động này. Vậy CSR là gì và nó đóng vai trò gì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mục Lục
CSR là gì?
Corporate Social Responsibility hay CSR có thể hiểu là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Đây là thuật ngữ trong kinh doanh cũng như trong pháp luật dùng để chỉ việc các doanh nghiệp cam kết hoạt động nhưng phải đảm bảo giữ đạo đức nghề nghiệp và không trái với lương tâm.
Hay có thể nói một cách khác, khi các doanh nghiệp thực hiện CSR thì bên cạnh việc kiếm lợi nhuận, họ còn phải đảm bảo việc kinh doanh của mình không làm tổn thất đến các giá trị cốt lõi của xã hội. Đồng thời chú trọng nâng cao bảo vệ môi trường, hướng đến xã hội và cộng đồng.
Vì sao các doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Có thể nói rằng, trong kinh doanh việc tạo dựng được một hình ảnh đẹp trong mắt các khách hàng là điều hết sức quan trọng. Và tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội, bạn sẽ xây dựng được một hình ảnh doanh nghiệp chân chính. Từ đó góp phần không nhỏ trong công cuộc chinh phục khách hàng.
Khi đã được khách hàng đón nhận và ủng hộ nhiệt tình thì chắc chắn vị thế của bạn trên thị trường sẽ càng được khẳng định và vững chắc hơn với các đối thủ khác. Nhờ vậy bạn có thể phát triển công ty lớn mạnh và gia tăng thêm lợi nhuận.
Xem thêm: Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Thu hút vốn đầu tư
Một khi doanh nghiệp đã có được danh tiếng thì việc các nhà đầu tư tìm đến để đề nghị hợp tác, đầu tư là điều đương nhiên. Bởi lẽ bất kỳ ai cũng muốn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm”.
Hạn chế tối đa các sự cố pháp luật
Trách nhiệm xã hội cũng gắn liền với pháp luật về kinh doanh cũng như các quy chuẩn xã hội. Nếu bạn đã chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định của nhà nước về CSR, thì doanh nghiệp của bạn sẽ không phải lo ngại về các vấn đề rắc rối liên quan đến pháp lý.
Các loại CSR mà doanh nghiệp cần thực hiện
Hoạt động bảo vệ môi trường
Trách nhiệm đầu tiên mà các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều phải quan tâm và nổ lực thực hiện chính là trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bởi môi trường sống là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Một doanh nghiệp dù có thành công đến đâu nhưng nếu không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, thì trước hết sẽ bị người dân tẩy chay. Bên cạnh đó, dựa theo mức độ gây hại còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm đầu tiên mà các doanh nghiệp phải quan tâm và nổ lực thực hiện chính là trách nhiệm bảo vệ môi trường
Tùy thuộc vào đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng kế hoạch về các hoạt động bảo vệ môi trường và thực hiện sao cho phù hợp và thiết thực nhất. Nếu là doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có đối tượng lao động liên quan mật thiết đến môi trường thì có thể phát động các chiến dịch trồng cây, ươn cây.
Còn nếu doanh nghiệp của bạn ở mức vừa và nhỏ thì có thể phát động phong trào tiết kiệm điện – nước – giấy ngay chính văn phòng, hoặc khuyến khích mỗi nhân viên được trồng cây xây xanh để trang trí trên bàn làm việc.
Hoạt động thiện nguyện
Tùy vào điều kiện của doanh nghiệp mà bạn có thể triển khai các hoạt động thiện nguyện phù hợp. Chẳng hạn như có thể gây quỹ và quyên góp bằng hiện kim đến các tổ chức chăm sóc trẻ em, người già neo đơn,…
Ngoài ra, một cách phổ biến khác là huy động nhân viên quyên góp quần áo cũ, đồ dùng, hoặc đồ gia dụng cũ để gửi tặng trung gian hoặc gửi trực tiếp cho các địa phương vùng sâu vùng xa.
Hoạt động đối với cộng đồng
Ngày nay, các hoạt động như chạy marathon hoặc đua xe đạp,… nhằm gây quỹ hoặc tuyên truyền những thông bổ ích cho xã hội dược rất nhiều đơn vị tổ chức. Doanh nghiệp có thể tham gia dưới hai hình thức là người tài trợ cho giải hoặc cử các thành viên tham gia.
Điều này được cộng đồng đánh giá rất cao vì không chỉ giúp quảng bá được thương hiệu mà còn tạo thêm động lực cho nhân viên tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe.
Hoạt động hướng đến người lao động
Cốt lõi của một doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Vậy nên, nếu môi trường làm việc cùng cơ chế quản lý và vận hành có thể đáp ứng được nhiều lợi ích cho người lao động thì sẽ càng thúc đẩy họ tiếp tục gắn bó và cống hiến cho công ty.
Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo giờ làm việc, tăng ca và tiền làm ngoài theo đúng quy định. Quy chế lương, thưởng rõ ràng, minh bạch đồng thời nếu có điều kiện hãy xây dựng thêm các chương trình phúc lợi khác như tài trợ học bổng cho con em nhân viên, tặng thẻ thành viên các khóa tập gym, yoga,…
Áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Tuy các hoạt động CSR đang dần được các doanh nghiệp quan tâm, thế nhưng hầu hết các hoạt động trên đều được thực hiện tự phát, đơn lẻ nên mất khá nhiều thời gian từ khâu ý tưởng cho đến khi thực hiện. Ngoài ra việc này cũng khó truyền tải những thông điệp tốt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Vậy nên, các doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Mỗi bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được họ cần làm gì, làm như thế nào và cho đối tượng nào. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với điều kiện và đặc thù của doanh nghiệp.
Phương pháp xây dựng, tiếp thị quảng cáo CSR đạt hiệu suất cao
Truyền tải những kiến thức, kỹ năng, thông điệp ý nghĩa
Để thực sự gắn kết doanh nghiệp của bạn với những xã hội, bạn hãy tận dụng những kiến thức hữu ích của chính lĩnh vực mà mình đang xây dựng để chia sẽ đến người tiêu dùng. Ví dụ như các công ty dinh dưỡng có thểhướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu hoặc cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng đối tượng.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế có thể chia sẻ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe; các bài tập thể dục,… Đây cũng là một cách hữu ích để truyền tải những thông điệp ý nghĩa cho khách hàng, tạo cho họ niềm tin vững chắc hơn đối với doanh nghiệp.
Đảm bảo tốt chính sách và phúc lợi cho nhân viên
Như đã đề cập ở trên, vấn đề con người luôn là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Khi bạn tích cực phát triển các chính sách chăm sóc nhân viên không chỉ tạo được sự đoàn kết, văn hóa truyền thống tốt đẹp mà còn có thể lấy được cảm tình của xã hội về doanh nghiệp đó.
Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)
Việc xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report) cần được chú trọng và triển khai thường niên tương tự như các báo cáo kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Có thể thấy những tập đoàn lớn trên thế giới luôn hướng tới CSR như một phần trong sự thành công của họ.
Các bảng báo cáo của các tập đoàn thường được xã hội quan tầm và tìm hiếu. Từ đó tạo nên sự ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy mạnh hơn nữa những tư duy kinh doanh sáng tạo, có sự đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
Một số ví dụ về CSR tại Việt Nam
Honda và chiến dịch “I love Vietnam”
Một trong những ví dụ về CSR điển hình tại Việt Nam không thể không kể đến chiến dịch Tôi yêu Việt Nam – I Love Vietnam đã được Honda triển khai cực kỳ hiệu quả từ năm 2003 đến nay.
Chiến dịch này hướng tới mục tiêu Lái Xe An Toàn. Vậy nên đơn vị này đã thực hiện hàng loạt các video để phát sóng trên đài truyền hình và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đặc biệt, vào năm 2021, Honda còn tiếp tục phát triển thêm phiên bản Vui giao thông mùa 2 dành cho các bé trong độ tuổi từ 3-5 tuổi.
Vinamilk và quỹ “Vươn cao Việt Nam”
Hãng sữa nổi tiếng Vinamilk cũng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện CSR. Đầu tiên có thể kể đến là quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” được thành lập từ năm 2018.
Đây là một chương trình vì cộng đồng, với mục tiêu cụ thể hướng tới trẻ em cực kỳ ý nghĩa. Theo đó, hãng Vinamilk đã mang tới hơn 37 triệu ly sữa cho hơn 460 ngàn trẻ em trên khắp Việt Nam, từ Hà Giang cho đến Cà Mau.
Ngoài ra, hãng này cũng phát động nhiều chiến dịch khác như “Một triệu cây xanh” hay “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” vào năm cuối năm 2020 và còn rất nhiều các sự kiện, chương trình nhỏ lẻ khác.
Grab với chiến dịch “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”
Cuối tháng 7/2021, khi đại dịch Covid đang bùng phát và ảnh hưởng mạnh mẽ tới TP.HCM, Grab đã phối hợp cùng quỹ từ thiện Bông Sen triển khai một chương trình với tên gọi là “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”.
Theo đó, chương trình đã trao tặng những suất ăn miễn phí đến những người có hoàn cảnh khó khăn và lao động nghèo tại các địa điểm đang bị phong tỏa. Và trong giai đoạn đầu, Grab đã trao tặng được 11.500 suất miễn phí, góp phần hỗ trợ gánh nặng cho nhiều người.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về CSR là gì. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, từ đó nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh tế.