CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI? Ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế?

CPI là một thuật ngữ khá phổ biến, nhất là với những chuyên gia phân tích kinh tế, phân tích thị trường. Thế nhưng, “CPI là gì?” vẫn là câu hỏi mà không ít người chưa biết lời đáp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu “CPI là gì?”, cách tính CPI cũng như ý nghĩa của chỉ số này ngay sau đây nhé !

  1. CPI là gì?

CPI là từ viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Consumer Price Index” có nghĩa là Chỉ số giá tiêu dùng.Theo Wikipedia, chỉ số này tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian (Chỉ số này chỉ là tươn đối bởi nó chỉ được tính dựa trên một số mặt hàng đại diện cho toàn bộ hàng hóa tiêu dùng trong thực tế).

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá hàng hóa tiêu dùng.

Thông thường, CPI được tính dựa trên các loại hàng hóa, dịch vụ điển hình là: thực phẩm và đồ uống,nhà ở, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, quần áo, giải trí,…

cpi là gì

cpi là gì

  1. Cách tính CPI.

Câu hỏi đặt ra là: “Chỉ số CPI được tính như thế nào?”. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo công thức Laspeyres của giá cả kì báo cáo (kì t) so với kì cơ sở. Việc tính toán chỉ số CPI cần được thực hiện theo những bước sau:

– Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa. Thông qua những cuộc khảo sát, điều tra, thống kê, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình định mua.

– Bước 2: Xác định giá cả. Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa đã xác định số lượng tại mỗi thời điểm

– Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng hóa đó bằng cách dùng số lượng nhân với giá của từng loại hàng hóa rồi cộng lại.

– Bước 4: Lựa chọn thời kì làm thời kì cơ sở so sánh (Thời kì cơ sở sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy từng quốc gia) rồi tính chỉ số CPI theo công thức:

công thức tính cpi là gì

Ngoài ra, CPI còn được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn tính chỉ số lạm phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức:

công thức tính cpi

  1. Ứng dụng của CPI trong thực tế là gì?

CPI là một loại chỉ số kinh tế thông dụng, việc tính toán và phân tích chỉ số này sẽ đem lại những nhận định khách quan cho nền kinh tế, chính phủ, doanh nghiệp về tình hình giá cả hàng hóa tiêu dùng trên thị trường, đồng thời từ đó, người dân sẽ có sự chuẩn bị trước khi thay đổi giá cả.

Bên cạnh đó, Chỉ số giá tiêu dùng CPI còn được ứng dụng làm thước đo lạm phát cho những yếu tố kinh tế khác như: doanh số bán lẻ, thu nhập hàng giờ, giá trị đồng tiền.

Một ứng dụng của CPI trong thực tế nữa là chỉ số này còn dùng để điều chỉnh mức thu nhập của người dân, khi chỉ số CPI tăng thì Chính phủ cũng sẽ điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp với chỉ số CPI; chỉ số này cũng sẽ tự động điều chỉnh các chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng.

  1. Những ảnh hưởng của chỉ số CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ số tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và hộ gia đình, dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Sự biến động, thay đổi của chỉ số CPI cho thấy những ảnh hưởng nhất định của chỉ số này. Cụ thể đó là:

* Chỉ số CPI tăng:

Khi CPI tăng nghĩa là giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ đều tăng, điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống của người tiêu dùng, nhất là những người lao động có thu nhập thấp.

Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lạm phát.

Ví dụ: Ngày 10/7/1946,  giá tăng gần 350%/ngày gây ra tình trạng siêu lạm phát ở Hungary, từ đó làm cho đồng pengo không còn giá trị, trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. (Theo Cris Carter – 10 July 1946).

* Chỉ số CPI giảm:

Khi chỉ số CPI giảm tức là giả cả của các loại hàng hóa và dịch vụ giảm, nếu chỉ có giá tiêu dùng giảm mà mức lương của người lao động không thay đổi thì đời sống vẫn ổn định mà mức sống được nâng cao.

Tuy nhiên, việc giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ giảm cũng chỉ tốt ở một khía cạnh nào đó.

Ví dụ: dịch vụ Internet phát triển làm cho doanh thu tiền điện thoại giảm, đồng nghĩa với việc nhân công bị tinh giảm, số người thất nghiệp tăng lên.

Bên cạnh đó sự sụt giảm mức giá chung CPI do sự sụt giảm của tổng cầu, gây ra hiện tượng giảm phát và kéo theo suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

  1. Chỉ số CPI của Việt Nam qua các năm

Các số liệu trong bảng dưới đây cho thấy, trong ba năm qua, trong ba năm qua Chính phủ đã kiểm soát lạm phát rất thành công, với mức tăng lần lượt là 3,53%; 3,54% và 2,79%, đều thấp hơn mục tiêu 4% Quốc hội đề ra.

  1. Chỉ số CPI của Việt Nam những tháng đầu năm 2020

Mặc dù diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 gây ảnh hưởng không nhỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế, đến sản xuất và tiêu dùng nhưng chí số CPI tháng 3 và chỉ số CPI bình quân quý I năm 2020 của nước ta đều đang ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020.

CPI tháng 3 tăng 4,87% so với cùng kì năm 2019 và CPI bình quân quý I tăng 5,56% so với cùng kì năm ngoái.

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi liên quan đến thuật ngữ “CPI là gì?”. Rất mong qua bài viết này,các bạn có thể tìm thấy những thông tin tham khảo hữu ích !