Core Banking là gì? Giải pháp cho ngân hàng 4.0 bạn nên biết
Core Banking là một khái niệm có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Đây được xem là một hệ thống giúp ngân hàng có thể thúc đẩy được quá trình hiện đại hóa của mình. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu được bản chất của Core Banking là gì, lợi ích của Core Banking là gì. Bài viết chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Đôi nét về Core Banking là gì?
Trước khi xem xét về lợi ích của Core Banking là gì, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của Core Banking là gì cũng như vai trò của hệ thống này. Cụ thể như sau:
Core Banking là gì?
Core Banking – ngân hàng lõi – là một hệ thống phân hệ có liên quan đến những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Những nghiệp vụ này có thể bao gồm tiền gửi thanh toán, dịch vụ khách hàng, tiền vay,… Core Banking sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có thể phát triển thêm những dịch vụ, sản phẩm khác nhau.
>>>Xem thêm: Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế Là Gì? Họ Làm Công Việc Gì?
Tìm hiểu về hệ thống Core Banking là gì?
Bên cạnh đó, hệ thống này còn có thể hỗ trợ cho ngân hàng quản lý được những vấn đề nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bản chất của Core Banking vẫn là một phần mềm được tích hợp các ứng dụng tin học. Nó sẽ hoạt động trong suốt quá trình liên quan đến quản lý tài sản, thông tin, thực hiện giao dịch, quản trị rủi ro,… trong ngân hàng.
Tuy là một giải pháp giúp việc quản lý được chặt chẽ, đầy đủ, nhanh chóng hơn, nhưng hiện nay, Core Banking vẫn chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi.
Một số Core Banking hiện nay
Hiện có khá nhiều hệ thống Core Banking, bạn có thể tham khảo một số Core Banking đang được áp dụng tại các ngân hàng hiện nay như sau:
- Siba: Là hệ thống Core Banking đã được áp dụng từ lâu, phát triển dựa trên nền tảng FOX for DOS. Nền tảng này có khá nhiều tranh cãi về tên tuổi, tuy nhiên hiện vẫn đang được sử dụng khá nhiều.
- Silver Lake SIBS Axis: Là hệ thống đang được áp dụng tại những ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MSB,…
- Teminos: Techcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng hệ thống Core Banking này. Sau đó các ngân hàng khác như Seabank, MBB, VPBank, Sacombank,… cũng áp dụng hệ thống Teminos.
- Một số hệ thống Core Banking khác: TCBS của Unisys (ngân hàng ACB), Symbol System (ngân hàng HDBank, VIBank), Huyndai (ngân hàng nông nghiệp), TI Core (MHB, ngân hàng Đại Á), I – Flex (ngân hàng PG Bank, LienViet Post Bank,…).
Lợi ích của Core Banking là gì?
Trước khi áp dụng hệ thống Core Banking, việc quản lý thông tin, giao dịch tiền và quản lý nội bộ tại các ngân hàng thường khá phức tạp. Do đó, việc áp dụng hệ thống Core Banking cùng với quá trình cải cách, công nghệ hóa đã giúp cho các ngân hàng có được sự phát triển, tiện lợi hơn trong quá trình quản lý của mình.
Vậy, lợi ích cụ thể của hệ thống Core Banking là gì? Hãy cùng theo dõi ngay 3 vai trò chính của hệ thống Core Banking như sau:
Khai thác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn
Khi chưa áp dụng Core Banking, các giao dịch của ngân hàng thường được thực hiện qua hệ thống nội bộ thông tin khá lạc hậu. Đội ngũ nhân viên giao dịch thường phải làm việc với nhiều bảng tính khá cồng kềnh. Do đó, nguy cơ xảy ra lỗi trong giao dịch khá cao.
>>>Xem thêm: RM trong ngân hàng là gì? Bản mô tả chi tiết công việc của RM
Core Banking giúp ngân hàng khai thác sản phẩm tốt hơn
Tuy vậy, nhờ việc áp dụng hệ thống Core Banking, các giao dịch tại ngân hàng đã được tự động hóa. Các nhân viên chỉ cần nhập mã cá nhân của khách hàng, từ đó có thể thực hiện được các giao dịch, dịch vụ ở bất kỳ chi nhánh nào.
Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống Internet Banking của các ngân hàng cũng giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được tốt hơn. Khách hàng có thể không cần di chuyển đến các chi nhánh/điểm giao dịch mà vẫn có thể thực hiện các thao tác giao dịch tại nhà đơn giản.
Quản lý nội bộ hiệu quả, chặt chẽ hơn
Hệ thống Core Banking sẽ giúp cho ngân hàng có thể quản lý được danh sách khách hàng, các giao dịch của ngân hàng được hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể kiểm tra xem khách hàng thực hiện các giao dịch, lịch sử rút/nạp tiền như thế nào.
Ngoài ra, nó cũng giảm được sự phức tạp khi khách hàng sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để giao dịch. Công tác xử lý, đồng bộ hóa thông tin tại ngân hàng cũng sẽ nhanh chóng hơn, giảm thiểu được sai sót có thể xảy ra.
>>>Xem thêm: Ngày hiệu lực thẻ ATM là gì? Xem ở vị trí nào trên thẻ?
Quản trị rủi ro tại ngân hàng
Ngoài việc giúp thực hiện các giao dịch, xử lý được khối lượng thông tin khách hàng lớn một cách đơn giản, hiệu quả hơn, hệ thống Core Banking còn hữu ích cho hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng.
Core Banking sẽ cung cấp cho ngân hàng chức năng phân loại, sắp xếp nhóm thông tin liên quan đến khách hàng. Từ đó giúp việc quản lý rủi ro, các khoản nợ xấu được đơn giản hóa.
Ngoài ra, hệ thống này còn giúp ngân hàng có thể dự đoán nhóm khách hàng có khả năng phát sinh nợ xấu. Điều này có thể giúp cho ngân hàng xử lý được những rủi ro này kịp thời.
Core Banking cung cấp dữ liệu để giảm thiểu các khách hàng rủi ro
Trên đây là những thông tin liên quan đến Core Banking. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về Core Banking là gì. Từ đó có thể vận hành được Core Banking để tạo hiệu suất cho hoạt động quản trị tại ngân hàng. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục để có thể cập nhật các tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
>>>Xem thêm: Bạn có biết thuật ngữ Sme là gì trong ngân hàng?
Hình ảnh: Sưu tầm