Container trong vận chuyển hàng hóa đường biển – Logistics HP Toàn Cầu
Container Trong Vận chuyển Hàng Hóa Đường Biển
Định nghĩa Container
Container là một công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Container là một công cụ vận tải (Article of Transport) có các đặc điểm sau đây:
- Có hình dáng cố định và bền chắc để dùng được nhiều lần
- Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra, cho việc vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc bốc, dỡ và chuyển tải
- Có dung tích bên trong không ít hơn một m3
Các loại container
Theo tiêu chuẩn ISO, có 7 loại container như sau:
Kích thước ISO Containers
Theo tiêu chuẩn ISO:
Dài: 10, 20, 30, 40, 45 ft
Rộng: 8 ft
Cao: 4, 8, 8.6, 9.6 ft
Tổng trọng lượng (Gross Weight): cho đến 35 tấn
Kích thước các loại cont thông dụng:
Đơn vị đo lường TEU
Trong vận chuyển container, đơn vị do lường thông dụng được sử dụng là TEU. Để chỉ quy mô của tầu container, người ta hay nói tàu …. TEU. Cho đến nay (2021) trên thế giới đã có tàu chở được 24,000 TEU
(xem bài viết về Các loại tàu biển tại: https://hptoancau.com/cac-loai-tau-bien-cho-hang/)
TEU là tên viết tắt của Twenty-foot Equivalent Units (Đơn vị tương đương 20 feet)
TEU = 20′ ISO Standard Container
-> 1 cont 20 ft là 1 TEU
FEU: Forty-foot Equivalent Units
-> 1 FEU = 2 TEU
1 x 40’GP = 2 TEUs
Cấu trúc container tiêu chuẩn
Làm rõ thêm các chi tiết trên hình vẽ
Tấm CSC:
Trên các container vận chuyển hàng hóa quốc tế có một tấm biển phê duyệt an toàn gọi là tấm CSC (Container Safety Convention – Công ước an toàn container) phù hợp với các quy định của Công ước Quốc tế về Container An toàn năm 1972.
Vai trò của tấm CSC này là xác nhận rằng container đã được kiểm tra và ở trong điều kiện thích hợp để vận chuyển trên tàu.
Công ước yêu cầu các chủ container phải có kiểm tra định kỳ container: 5 năm sau khi sản xuất và sau đó là định kỳ 30 tháng và bất cứ khi nào có các sửa chữa lớn
Số Container:
Số container bao gồm:
Owner Code (Mã chủ sở hữu – Prefix)
3 chữ cái đầu: Mã chủ sở hữu
Mã chủ sở hữu bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với BIC (International Container Bureau)
Chữ cái thứ 4: U: thể hiện ký hiệu phù hợp với quy định đánh số tiêu chuẩn ISO
Số Serial: 6 số, số serial này do chủ sở hữu tự đặt ra nhưng cần đảm bảo chủ sở hữu chỉ dùng duy nhất 1 số cho 1 container
Check Digit (Chữ số kiểm tra): được xác định theo công thức toán học có sẵn
Mã nước/kích cỡ container/Loại container
2 Chữ đầu: Mã nước (một số container có, một số container không ghi)
Số thứ nhất: Mã chiều dài cont
Số thứ 2: Mã chiều cao cont
Thứ 3 + 4: Mã loại cont
(chi tiết hơn, xem giải thích tại video trong bài)
Video
Các phương pháp giao hàng bằng Container
FCL/FCL
: Nhận nguyên, giao nguyên
FCL/FCL hay còn gọi là CY/CY
FCL: Full Container Load
Nhận nguyên – giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng (shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận (consignee) ở nơi đến
Quy trình như sau:
Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở tại bãi container (CY) của cảng đi
Người chuyên chở xép container lên tàu và vận chuyển đến cảng đến; sau đó dỡ container khỏi tàu và đưa về CY và giao container trong tình trạng nguyên niêm phong cho người nhận tại CY của cảng đến
LCL/LCL
: Nhận lẻ, giao lẻ
LCL/LCL hay còn gọi là CFS/CFS
Hàng lẻ (Less than Container Load) – là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một container.
Nhận lẻ – giao lẻ tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng (shipper) ở nơi đi và giao lẻ cho người nhận (consignee) ở nơi đến
Quy trình thông thường như sau:
Người gửi hàng giao hàng lẻ của mình cho người gom hàng tại trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS – Container Freight Station) ở nơi đi
Tại CFS, người gom hàng đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào container và niêm phong kẹp chì; sau đó giao container cho người chuyên chở để chở đến cảng đến và dỡ khỏi tàu đưa về trạm CFS, tại đây, người gom hàng dỡ hàng hóa ra khỏi container và giao cho từng người nhận tại CFS
LCL/FCL
: Nhận lẻ, giao nguyên
LCL/FCL hay còn gọi là CFS/CY
Phương pháp này được sử dụng khi nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho một người nhận tại nơi đến
Quy trình thông thường như sau:
Các chủ hàng ở cảng đi giao lô hàng lẻ cho người gom hàng tại CFS quy định
Người gom hàng đóng hàng vào container và giao cho người chuyên chở để chở container đến cảng đến, tại đây, container được dỡ khỏi tàu và đưa về CY giao cho người nhận
FCL/LCL
: Nhận nguyên, giao lẻ
FCL/LCL hay còn gọi là CY/CFS
Phương pháp này được sử dụng khi một chủ hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại nơi đến
Quy trình thông thường như sau:
Chủ hàng giao container cho người chuyên chở chở container đến cảng đến, tại đây, container được dỡ khỏi tàu, đưa về CFS, tại đó hàng được dỡ ra và chia các các người nhận khác nhau.
Một số phương tiện xếp dỡ container thông dụng
Cẩu bờ (Quay Gantry Crane – STS Ship to Shore)
Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng container chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu
Cẩu bánh lốp RTG (Rubber Tired Gantry Crane)
Cẩu chạy trên ray RMG (Rail Mounted Gantry Crane)
Straddle Carrier (Xe nâng bên trong)
Reach Stacker/Folk lift (Xe nâng)
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: [email protected]