Công ty xuyên quốc gia là gì? – Luật ACC

Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phát triển và làm thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là các công ty xuyên quốc gia.

Vậy công ty xuyên quốc gia là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu nhé!

1. Công ty xuyên quốc gia là gì?

Công ty xuyên quốc gia trong tiếng Anh là Transnational Corporations – TNCs.

Khi quá trình sản xuất – kinh doanh của một công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước, thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài, thì công ty đó được gọi là công ty xuyên quốc gia.

Trong các tài liệu về công ty xuyên quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như “công ty quốc tế” ( International Enterprise/ Firm), “công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation – MNC), công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation – TNC) và “công ty toàn cầu” (Global Firm).

Công ty xuyên quốc gia bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài. Công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Công ty mẹ kiểm soát tài sản của công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần.

Tải Xuống (6)

2. Cơ sở ra đời của công xuyên quốc gia?

Cơ sở ra đời của công ty xuyên quốc gia bao gồm nhiều yếu tố tác động: trình độ phát triển kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sức sản xuất tăng, cạnh tranh gay gắt, phân công lao động xã hội phát triển.

Tuy nhiên, yếu tố căn bản nhất quyết định sự ra đời của công ty xuyên quốc gia là tích tụ và tập trung hóa sản xuất (production concentration & centralization) cả về vốn và công nghệ vào một số công ty độc quyền. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của những công ty này, thị trường tiêu thụ nội địa trở nên chật hẹp và sức cạnh tranh quá lớn. Việc mở rộng quốc tế để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là một tất yếu khách quan và hiệu quả.

3. Các loại công ty con xuyên quốc gia?

Công ty xuyên quốc gia bao gồm các loại công ty con dưới đây:

–        Phụ thuộc (Subsidiary): Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty. Họ có quyển chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành vien bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.

–        Liên kết ( Associate) Chủ đầu tư chiếm 10% tài sản công ty nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như công ty phụ thuộc.

–        Chi nhánh (Branch): Công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản sở hữu của công ty mẹ.”

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu hút TNCs, các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu, bởi thế đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu. Thật ra thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể.

4. Các loại hình công ty xuyên quốc gia (TNCs)

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các TNCs, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì các phân loại phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo trình độ phát triển, là sự thay đổi về hình thức sở hữu tư bản của các TNCs

  1. Cartel:

    loại hình liên kết giữa các công ty độc quyền trong cùng một ngành, có thể cùng nhau ký hiệp định lập ra thị trường tiêu thụ, xác định giá cả hang hóa và số lượng bán ra nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh, phân chia lợi ích cụ thể.

  2. Syndicate:

    cũng là loại hình liên kết giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, các bên cùng ký hiệp định liên quan đến việc mua nguyên vật liệu với giá thấp, bán sản phẩm với giá cao Các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất nhưng không còn độc lập về thương mại.

  3. Trust:

    loại hình mà các xí nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng hoặc ở các ngành kế cận nhau có quan hệ chặt chẽ, hợp nhất lại thành một tổ chức.

  4. Concern:

    là một trong những hình thức phổ biến của TNCs hiện đại. Mối liên kết giữa các xí nghiệp trong Concern chủ yếu là liên kết ngang giữa ít nhất 2 công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật.

  5. Conglomerate :

    là hình thức liên kết công ty theo chiều dọc, công ty lớn thâm nhập vào công ty, xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có sự ràng buộc về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là liên hệ về tài chính.

Việc phân loại các TNCs theo các hình thức trên từ Cartel đến Conglomerate phản ánh sự giảm dần tính chất sở hữu tư nhân và sự tăng lên tính chất tập thể trong sở hữu tư bản. Các công ty tư bản độc quyền vốn đã tồn tại dưới hình thức những loại hình cơ bản này ở phạm vi quốc gia, nhưng do quá trình hoạt động phát triển, chúng buộc phải vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế.

5. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam.

Công ty xuyên quốc gia có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới bởi Công ty xuyên quốc gia không chỉ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, thúc đẩy đầu tư quốc tế, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực.

Các Công ty xuyên quốc gia ngày càng có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện vốn tích lũy còn thấp, do đó phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn nước ngoài như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản viện trợ… Công ty xuyên quốc gia hiện diện đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Hơn thế, sự đầu tư của các công ty nước ngoài không chỉ giải quyết cho Việt Nam những vấn đề về vốn mà cả công nghệ, trang thiết bị, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý…

Các Công ty xuyên quốc gia đã góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, sự có mặt của Công ty xuyên quốc gia tạo ra một số bất cập như ô nhiễm môi trường sinh thái, nền kinh tế tăng trưởng không đều… Ở Việt Nam cũng vậy, cái lợi trước mắt là kinh tế phát triển nhưng đằng sau nó còn tồn tại một số vấn đề cần có biện pháp khắc phục

6. Đặc điểm của công ty đa quốc gia.

Đa dạng hóa (Diversification): Công ty xuyên quốc gia phải đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu nước ngoài, và do đó mỗi nhóm sản phẩm của công ty phải theo hướng “cá biệt hóa” (Differentiation).

Tiêu chuẩn hóa (Standardization): TNCs xác định những nhu cầu, thị hiếu giống nhau của thị trường nước ngoài khác nhau trên phạm vi địa lí rộng để hướng vào những sản phẩm tiêu chuẩn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đồng nhất của số khách hàng đông nhất trên nhiều thị trường, nhất là thị trường toàn cầu.

Quốc tế hoá (Internationalization): Đây là đặc trưng nổi bật của TNCs diễn ra chủ yếu ở pha 3 trong tiến trình mở cửa quốc tế. Đó cũng là quá trình nỗ lực để mở rộng hoạt động kinh doanh của TNCs ra hàng loạt quốc gia trên toàn khu vực có nhiều lợi thế nhất. Đặc trưng này còn gọi là đa quốc gia hoá hay khu vực hoá (như toàn bộ khu vực châu á – Thái Bình Dương hay trên toàn bộ châu Âu…).

Toàn cầu hoá (Globalisation): Đặc trưng này của TNCs thường thể hiện rõ nhất trong pha 4 của tiến trình mở cửa quốc tế. Toàn bộ hoạt động chiến lược Marketing – mix của TNCs lớn thường mở rộng trên cấp độ toàn cầu, như chiến lược thị trường toàn cầu, chiến lược sản phẩm toàn cầu, chiến lược giá toàn cầu.

Đây cũng là đặc trưng nổi bật hiện nay của nhiều công ty, điển hình như Coca – Cola, IBM, P&G, Toyota… Đặc trưng này cũng là mục tiêu cao nhất mà TNCs hướng tới, theo đó người lãnh đạo TNCs rất chú trọng nguyên tắc: “xem xét toàn bộ thị trường thế giới như một đơn vị kinh tế thống nhất”, Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng IBM Jacques Maison Rouge đã nói như vậy.

7. Các câu hỏi thường gặp về các công ty xuyên quốc gia?

1. Đặc điểm của các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia là gì?

  • các chi nhánh của nó phải chịu tác động của các áp lực môi trường quan trọng như các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các tổ chức tài chính, và nhà nước kể cả trong và ngoài nước.

  • các chi nhánh của chúng cùng sử dụng một nguồn lực chung, các nguồn lực  này bao gồm các tài sản hữu hình, sáng chế, nhãn hiệu, thông tin, và nhân lực.

  • các chi nhánh của TNCs được liên kết với nhau bởi một sứ mệnh chiến lược chung

2. Thực trạng phát triển của công ty toàn cầu

  • Phát triển thêm các chi nhánh

  • Tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế

  • Thu hút, sử dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp, tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) 

  • Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và việc làm

  • Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ 

3. Những nhân tố tác động đến sự thay đổi của TNCs 

  • Xu hướng toàn cầu hóa

  • Sự hạn chế bởi chủ nghĩa bảo hộ của một số quốc gia 

  • Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học –công nghệ 

  • Các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế 

  • Sự cạnh tranh giữa TNCs với nhau 

Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC đã giúp bạn hiểu về Công ty xuyên quốc gia và những kiến thức liên quan. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về Công Công ty xuyên quốc gia, xin hãy liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất.

 

5/5 – (711 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin