Công Ty Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Uy Tín Giá Rẻ Tại Nhà Tphcm – VPC

VPC thực hiện quy trình kiểm soát côn trùng gây hại theo quy trình khoa học, chuyên nghiệp. Các bước thi công đều được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ sư với trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực chiến. Quy trình diệt côn trùng VPC được thiết kế đảm bảo phù hợp với điều kiện tại Việt Nam cũng như sử dụng được cho hầu hết các doanh nghiệp, công ty, kho bãi, nhà máy,… từ lớn đến nhỏ. Cụ thể như sau:

Bước 1. Xác định các côn trùng cần tiêu diệt

Bước này giúp nhận diện các sinh vật gây hại đang có mặt hoặc có khả năng sẽ xâm nhập vào không gian gây hư hại đồ dùng, máy móc, thiết bị bên trong, tải mầm bệnh nhiễm bẩn thực phẩm, lây bệnh cho con người. Sinh vật gây hại thường được phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

  • Nhóm côn trùng gây hại thâm nhập từ đất: mối, mọt, kiến,…

  • Nhóm côn trùng gây hại thâm nhập bằng đường bay: ruồi, muỗi, bọ, ong, nhện, gián,…

  • Nhóm sinh vật thâm nhập qua các con đường khác: chuột, thằn lằn, rắn, các loài bò sát khác,…

Xác định đúng chủng loại sinh vật gây hại giúp đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp mang lại hiệu quả cao hơn. Cần thu thập thông tin chi tiết về công trình, xem xét thời gian, đặc điểm vùng miền và phỏng vấn người sinh sống, làm việc tại không gian đó để đảm bảo bản báo cáo về côn trùng chính xác nhất có thể.

Bước 2: Đánh giá mức độ gây hại của côn trùng

  • Thông thường việc đánh giá mức độ gây hại của một loài sẽ dựa trên ma trận 5:5 giữa tần suất xuất hiện và sự ảnh hưởng của chúng. Sơ đồ cây cũng được sử dụng nhưng kém phổ biến hơn.

  • Rủi ro từng loài côn trùng đem tới cũng tùy thuộc vào khu vực chúng tấn công. Ví dụ, loài xâm nhập vào nơi trữ nguyên vật liệu, thực phẩm thì nguy hiểm hơn ở khâu sản phẩm chuẩn bị đóng gói.

  • VPC đánh giá mức độ gây hại cho từng loại côn trùng được liệt kê trong danh sách cần tiêu diệt. Ưu tiên thiết kế biện pháp kiểm soát tập trung các loài gây hại mạnh nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong khoản ngân sách tiết kiệm nhất.

Bước 3: Thiết kế phương án kiểm soát côn trùng phù hợp

3.1 Xác định con đường côn trùng xâm nhập

Xác định con đường xâm nhập của động vật gây hại là khâu quan trọng nhất để đưa ra các chốt kiểm soát chính xác. Cần vẽ sơ đồ mặt bằng không gian cần kiểm soát, các vị trí côn trùng có thể đi qua, khu vực nguy cơ cao chúng sẽ chọn làm nơi trú ẩn. Ví dụ côn trùng bay thường xâm nhập bằng các lỗ thông khí như cửa, giếng trời, quạt,… chuột sẽ thông qua các cửa mở, lỗ trống, cống thoát nước tấn công vào không gian sống và làm việc của con người.

3.2 Xác định mục tiêu để đưa ra biện pháp cụ thể

Mục tiêu luôn luôn là đưa ra hành động hợp lý và kịp thời nhằm ngăn chặn, giảm bớt tác hại của côn trùng. Đồng thời có những biện pháp tiêu diệt tận gốc, phòng ngừa chúng quay trở lại. Hầu hết các đơn vị xử lý côn trùng tại Việt Nam hiện nay đều đang thiếu/ chưa rõ ràng ở phần tiêu chí này.

3.3 Thiết kế biện pháp kiểm soát côn trùng hiệu quả

Khi đã có tiêu chí hành động, xác định biện pháp kiểm soát sẽ là bước tiếp theo. Việc thiết kế phương án tùy thuộc vào loài động vật, cơ sở vật chất, điều kiện khí hậu, địa hình,… Dưới đây sẽ là một số ví dụ cụ thể dễ hình dung:

3.3.1 Côn trùng bay
  • Che kín các lỗ thông gió bằng vải, lưới mắt nhỏ

  • Treo mành nhựa ở các cửa mở như cửa chính, cửa sổ ngăn cản côn trùng bay xâm nhập

  • Đặt miếng dán, các loại bẫy bắt côn trùng

  • Phun xịt thuốc diệt côn trùng định kỳ và ghi lại rõ ràng từng loại, liều lượng, khu vực, thời gian, biện pháp ngăn lây nhiễm chéo, người thực hiện, người giám sát

  • Làm sạch, loại bỏ những nơi dụ dỗ côn trùng xâm nhập hoặc nơi chúng có thể chọn làm tổ như thùng rác, đồ dùng cũ chất đống bề bộn xung quanh nhà máy/ khu sản xuất

3.3.2 Chuột
  • Đặt bẫy trên đường đi của chuột, lưu ý thay đổi mồi dẫn dụ thường xuyên, số lượng bẫy phù hợp

  • Dùng thuốc bả chuột: nên sử dụng loại thuốc khiến chúng ăn vào khát nước phải tìm chỗ uống nước và chết tại đó. Tránh các loại thuốc khiến chuột ăn vào chết tại chỗ hoặc đi một đoạn đường mới chết, như thế sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhất mà tạo thành mùi hôi khó chịu.

  • Loại bỏ nơi trú ẩn, khu vực hấp dẫn chuột như thay thùng rác hở bằng thùng rác có nắp đậy, dọn dẹp sạch sẽ vụn thức ăn trên sàn/ các ngóc ngách, thanh lý đồ dùng cũ chất bề bộn xung quanh nơi làm việc/ sinh sống

3.4. Thiết kế biện pháp giám sát

Biện pháp giám sát là mục không thể thiếu trong quy trình kiểm soát côn trùng hoàn hảo. Biện pháp giám sát bao gồm các yếu tố cơ bản dưới đây:

  • Người thực hiện

  • Thời điểm thực hiện

  • Tần suất thực hiện

  • Phương pháp thực hiện và cách thức: cần hoạch định cụ thể như sau

    • Xác định số lượng: bao nhiêu bẫy chuột, bao nhiêu đèn bắt côn trùng,…

    • Đánh số các thiết bị, chọn vị trí đặt và vẽ lại sơ đồ

    • Tiến hành kế hoạch đặt bẫy, kiểm tra định kỳ (hằng ngày, cách ngày, hằng tuần,…)

    • Lập báo cáo kết quả, đánh giá xu hướng

Bước 4. Thử nghiệm hiệu quả của phương pháp kiểm soát côn trùng

Việc kiểm định hiệu quả tùy thuộc vào phương pháp kiểm soát côn trùng, ví dụ như:

  • Đối với đèn bắt côn trùng: Sử dụng đèn trong phòng kín, thả côn trùng vào để thử nghiệm hiệu quả hoạt động của thiết bị.

  • Đối với bẫy chuột: Đặt bẫy tại những nơi chuột thường đi qua và lắp camera quan sát tỷ lệ dính bẫy.

Nếu không thể tự kiểm nghiệm hiệu quả của phương án, ta có thể đưa ra con số ước tính dựa trên dữ liệu phía sở hữu, sử dụng không gian cung cấp hoặc những thông số, tính năng đã được chứng minh của thiết bị, phương án.

Bước 5. Thực hiện kiểm soát côn trùng

Ở bước này, kỹ thuật viên sẽ thi công kiểm soát côn trùng theo thỏa thuận. Đảm bảo làm chuẩn theo những điều khoản được thể hiện trong hợp đồng. Nếu phát sinh bất kỳ tình huống nào nằm ngoài kế hoạch, VPC sẽ thông báo, đề xuất hướng giải quyết với khách hàng. Chỉ khi nào được sự đồng ý của khách hàng, VPC mới tiếp tục các hoạt động kiểm soát côn trùng.

Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao

Hoàn tất các bước từ lên kế hoạch đến thi công kiểm soát côn trùng, chúng ta cần nghiệm thu, lập báo cáo và bàn giao với khách hàng. 

Bước 7: Phân tích dữ liệu và cải tiến phương án kiểm soát côn trùng

  • VPC phân tích dữ liệu định kỳ, xác định xu hướng của các loài động vật gây hại từ đó cải tiến hoặc thay đổi biện pháp kiểm soát kịp thời

  • Nếu quá trình này ảnh hưởng đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – FSMS, cần cập nhật thông tin mới nhất.