Công ty con là gì? Mục đích thành lập công ty con?
Công ty con là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc đối với người làm kinh doanh hiện nay. Ngoài việc chịu sự quản lý từ công ty mẹ thì công ty con còn có một số đặc điểm khác. Vậy Công ty con là gì? Mục đích thành lập công ty con? là gì. Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây
I. Tổng quan về công ty mẹ và công ty con
1. Khái nệm công ty con:
Để hiểu về khái niệm công ty con (hay còn gọi là công ty trực thuộc), trước hết bạn cần hiểu được thế nào là công ty mẹ và mối quan hệ về lật pháp giữa hai loại hình công ty này
Theo Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần);
– Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc;
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Bên cạnh đó, các công ty con có cùng công ty mẹ (mà công ty mẹ này có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con, nhưng một công ty con chỉ có duy nhất một công ty mẹ.
2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con
Công ty mẹ chịu trách nhiệm xây dựng phương hướng phát triển và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của nhóm; định hướng chiến lược kinh doanh của các công ty con theo chiến lược phát triển, kế hoạch điều phối kinh doanh chung; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý và điều hành được áp dụng thống nhất trong nhóm các công ty.
Công ty mẹ chịu trách nhiệm định hướng các mục tiêu hoạt động, đầu tư và sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và áp dụng khoa học kĩ thuật, đào tạo và các hoạt động khác của các doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của các nhóm công ty.
Đối với các công ty con có vốn điều lệ 100% thuộc sở hữu của công ty mẹ, công ty con được công ty mẹ giao cho thực hiện hợp đồng sản xuất và kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; cung cấp thông tin và được hưởng các lợi ích, dịch vụ từ các hoạt động chung của nhóm theo quy định của pháp luật.
Đối với các công ty con có vốn góp chi phối của công ty mẹ, công ty mẹ thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình thông qua cơ chế của người đại diện vốn góp của công ty mẹ trong công ty con.
Vì sở hữu phần vốn góp chi phối, công ty mẹ kiểm soát các hoạt động quản lý trong công ty con, cơ quan quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ hiệu quả của các hoạt động sử dụng vốn trong các công ty thông qua một người đại diện.
Công ty mẹ không được lợi dụng vị trí chủ sở hữu hoặc sức ảnh hưởng của mình để can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động kinh doanh của công ty con. Trong trường hợp, công ty mẹ có hành vi can thiệp bất hợp pháp gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty con, công ty mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty con.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trách nhiệm bồi thường của công ty mẹ trong trường hợp công ty mẹ can thiệp vượt quá thẩm quyền hoặc buộc công ty con phải tiến hành các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh thông thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi nhằm gây thệt hại cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty con.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã trao quyền cho các chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty để yêu cầu bồi thường đền bù thiệt hại từ công ty mẹ dưới tên riêng của họ hoặc nhân danh công ty con.
Công ty mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc điều hòa lợi ích kinh doanh giữa công ty mẹ và các công ty con cùng giữa các công ty con với nhau. Công ty mẹ phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối phù hợp, để giám sát và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh liên tục và kịp thời.
Trong nhóm các công ty, các giao dịch mua và bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ là phổ biến. Công ty mẹ thông qua người đại diện của phần vốn góp chỉ đạo và yêu cầu các công ty con ưu tiên mua, bán và sử dụng các dịch vụ của nhau. Công ty mẹ cũng tạo điều kiện cho công ty con thực hiện các gói đấu thầu mà trong đó công ty mẹ là nhà đầu tư.
Theo quy định tại Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2014, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
– Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
– Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của công ty trong các trường hợp can thiệp ngoài thẩm quyền và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con.
Trong trường hợp này cần lưu ý:
+ Người quản lý công ty mẹ liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại.
+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
+ Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Quyền và trách nhiệm của công ty con đối với công ty mẹ
Các công ty con được cấp vốn bởi công ty mẹ và nhận được lợi ích kinh doanh từ các hợp đồng liên kết kinh doanh được thực hiện với công ty mẹ, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh được giao bởi công ty mẹ.
Một công ty con có vốn điều lệ 100% thuộc sở hữu của công ty mẹ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý nợ.
Công ty con này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong điều lệ, quy tắc nội bộ và quy định của nhóm công ty. Các công ty con phải thực hiện các hợp đồng kinh tế được giao bởi công ty mẹ, phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh với công ty mẹ và các công ty con khác trong nhóm.
Các công ty con trong đó công ty mẹ nắm giữ cổ phần và vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn các công ty con trong đó 100% vốn điều lệ được nắm giữ bởi công ty mẹ.
Công ty con chủ yếu hoạt động theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty con này chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận kinh doanh với công ty mẹ, không phải thực hiện các nghĩa vụ khác các dịch vụ phát sinh từ việc đạt được các mục tiêu chung của nhóm.
Trách nhiệm pháp lý với đối tác, khách hàng
Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm độc lập về mặt pháp lý. Tuy nhiên tại Điều 196, Luật doanh nghiệp cũng có quy định về mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con về trách nhiệm pháp lý với đối tác khách hàng như sau:
-
Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
-
Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Như vậy, trong các trường hợp được quy định ở trên thì công ty mẹ và công ty con có trách nhiệm liên đới với nhau trong mối quan hệ với khách hàng và đối tác
Tính minh bạch tài chính trong quan hệ công ty mẹ con
Tính minh bạch tài chính trong quan hệ công ty mẹ con được thể hiện thông qua báo cáo tài chính quy định tại Điều 197, Luật doanh nghiệp 2020 Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
-
Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
-
Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
-
Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
Người chịu trách nhiệm lập báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của công ty con.
Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch. Báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ, công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ.
Bản sao của báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải được lưu giữ tại chi nhánh của công ty mẹ tại Việt Nam.
Ngoài báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty con còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và giao dịch khác với công ty mẹ.
Như vậy, có thể thấy mặc dù công ty mẹ và công ty con có mối quan hệ đặc biệt tuy nhiên về cơ bản, công ty con vẫn là một doanh nghiệp độc lập, có bộ máy quản lý điều hành riêng, có ngành nghề đầu tư kinh doanh riêng, chịu trách nhiệm pháp lý độc lập nên giữa công ty mẹ và công ty con vẫn phải đảm bảo tính minh bạch về tài chính.
Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con
Ưu điểm:
Về mặt pháp lý, bản chất của hai công ty mẹ và công ty con là độc lập về tài sản, vì vậy các công ty con có quyền sáng tạo, tự quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng;
Nhờ sự phụ thuộc vào công ty mẹ – được coi là một tập đoàn lớn và có vị thế vững chắc trên thị trường, vị trí của công ty con cũng được nâng cao hơn so với các công ty mới thành lập;
Mô hình công ty mẹ và công ty con cho phép các nhà đầu tư sắp xếp cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể được phát triển thông qua việc mua và bán cổ phần trong các công ty con;
Việc triển khai mô hình này sẽ giúp công ty mẹ dễ dàng quản lý một cách khoa học, khi chỉ thông qua người đứng đầu công ty con, công ty mẹ vẫn có thể hiểu tình hình hoạt động nội bộ trong công ty con;
Mô hình này cũng giúp các công ty dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, nhờ nguồn tài chính từ công ty mẹ, dây chuyền sản xuất và kinh doanh luôn ổn định và hạn chế được rủi ro nếu gặp một số vấn đề phát sinh.
Nhược điểm:
Trước hết, các công ty con sẽ bị hạn chế quyền mua cổ phần, góp vốn cho công ty mẹ hoặc các công ty con khác;
-Mặc dù có tư cách pháp nhân riêng, nó vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ công ty mẹ vì vốn điều lệ là hơn 50% của công ty mẹ;
Các công ty con có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, nhưng điều này gây ra rủi ro cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty con và ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả ập đoàn;
Do sự phụ thuộc cao vào công ty mẹ, rất khó để các công ty con theo đuổi các mục đích khác.
II. Mục đích thành lập công ty con
1 Mục đích thành lập:
– Thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ và giảm khối lượng công việc cho công ty mẹ trên cơ sở chuyển một phần công việc của công ty mẹ sang công ty con sang xử lý.
– Thành lập một công ty con sẽ giúp các công ty đa ngành có thể chia nhỏ các ngành công nghiệp để giúp quản lý và vận hành dễ dàng hơn, độc lập với nhau.
– Chuyên về một lĩnh vực nhất định sẽ giúp công ty con phát triển mạnh mẽ và làm cho quá trình hiệu quả hơn. Các công ty con nhận được một lượng lớn vốn đầu tư từ công ty mẹ, vì vậy việc đầu tư vào thiết kế và máy móc sẽ dễ dàng hơn.
– Một công ty mẹ có thể thành lập nhiều công ty con có cùng ngành. Điều đó sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh giữa các công ty con. Điều đó sẽ làm cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
2 Hồ sơ cần có để thành lập công ty con:
Để có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty con, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty con;
– Quyết định thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Dự thảo điều lệ công ty công ty con;
– Danh sách thành viên kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên áp dụng trong trường hợp thành lập công ty con là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Quy trình thành lập gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Tham khảo quy trình thành lập công ty con
Bước 2: Chuẩn bị thông tin và tài liệu để thành lập công ty
Bước 3: Soạn tài liệu để thành lập công ty con
Bước 4: Gửi đơn đăng ký thành lập công ty con cho Văn phòng đăng ký kinh doanh
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty con
Bước 6: Khắc con dấu, thông báo thông tin thành lập công ty
4. Thủ tục đăng ký thành lập công ty con:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Công ty Luật Quốc Bảo soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.
Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác, soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
.
-
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
-
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
-
Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
-
Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
-
-
Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
-
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt
-
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền)
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
-
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Khác với trước đây, thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty.
-
Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
-
Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
-
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
-
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty.
-
Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Công ty con là gì? Mục đích thành lập công ty con?
1 Nộp hồ sơ thành lập công ty con ở đâu?
Hồ sơ thành lập công ty con sẽ được nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi Công ty con đăng ký trụ sở chính. Thời gian đăng ký từ khi nộp hồ sơ (được chấp nhận hợp lệ) sẽ là 3 -5 ngày làm việc cơ quan đăng ký sẽ cấp chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho công ty con.
2 Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc lựa chọn hình thức thành lập chi nhanh tốt hơn công ty con hay ngược lại. Do đó, để khách hàng tham khảo, chúng tôi sẽ so sánh ưu nhược điểm của 2 loại hình này
Hình Thức Thành Lập
Thành Lập Chi nhánh công ty
Thành Lập Công ty con
Hình thức Hoạt động
Đăng ký hoạt động chi nhánh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ
Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh
Quy định tại Điều lệ và ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bô
Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Hạch toán kế toán và thuế
Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty
Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong báo cáo tài chính của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Tiêu chí nộp thuế
Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN
Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn
Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc
Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính
Về mã số đối tượng nộp thuế
Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty
Được cấp một mã số độc lập
3 Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên, việc công ty mẹ nắm giữ trên 50% cổ phần công ty trở lên có ảnh hưởng như thế nào?
Việc công ty mẹ nắm giữ trên 50% cổ phần công ty trở lên đối với công ty cổ phần; công ty TNHH 2 thành viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Công ty mẹ sẽ có quyền và quyết định một số vấn đề quan trọng đối với công ty như:
– Có quyền triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên
– Có quyền thông qua nghị quyết của Đại hội đồng.
4 Những trường hợp nào công ty mẹ phải có trách nhiệm với những thiệt hại gây ra cho công ty con?
– Công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của mình
– Công ty mẹ buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường
– Công ty mẹ thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan.
Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về công ty con và mục đích thành lập của công ty con. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất.
5/5 – (1 bình chọn)