Công trình giao thông là gì? Những điều bạn cần biết
Hiện nay, các công trình xây dựng hầu hết đều được bộ óc sáng tạo và bàn tay con người “nhào nặn”, tạo thành những công trình kiến trúc hoàn hảo. Trong các công trình xây dựng, công trình giao thông được mọi người quan tâm và nhu cầu sử dụng công trình này luôn tăng cao. Vậy bạn đã hiểu được công trình giao thông là gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết dưới đây để biết được những thông tin về công trình giao thông nhé!
1. Công trình giao thông là gì?
Chắc hẳn chúng ta đều rất quen thuộc với cụm từ “công trình giao thông”. Công trình giao thông có thể được hiểu một cách đơn giản đó là nhóm công trình xây dựng được thiết kế và thi công với mục đích phục vụ cho nhu cầu di chuyển và đi lại của người dân. Ngoài ra công trình giao thông còn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa.
Khái niệm công trình giao thông
Công trình giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế khi là yếu tố không thể thiếu trong giao thương hàng hóa và dịch vụ logistics.
2. Các loại công trình giao thông
2.1. Công trình đường bộ
Công trình giao thông đường bộ có lẽ là loại quen thuộc nhất và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Công trình giao thông đường bộ thường thấy nhất bao gồm đường ô tô, các làn đường đô thị, đường nông thôn, bến phà…
2.1.1. Công trình đường bộ là gì?
Công trình giao thông đường bộ được hiểu là các công trình giao thông được xây dựng trên môi trường đất liền, bao gồm đường đi, các địa điểm dừng đỗ xe trên đường bộ, các công trình an toàn giao thông (bao gồm: đèn tín hiệu, biến báo, cọc tiêu, vạch kẻ đường, đèn giao thông, cọc tiêu, dải phân cách, trạm thu phí)… Đồng thời, công trình giao thông đường bộ cũng bao gồm cả những yếu tố thông thường ít xuất hiện, chẳng hạn như đường tàu trên cao, tàu địa ngầm, bốt kiểm soát giao thông…
Công trình đường bộ gồm các công trình trên đất liền
Bên cạnh đó, khi nói đến công trình giao thông đường bộ, người ta cũng thường nhắc đến kế cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một khái niệm có phạm vi rộng hơn. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm cả các công trình đường bộ và những yếu tố khác như bãi đỗ, bến xe, trạm dừng, trạm thu phí…
Ngoài ra, Nhà nước cũng ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn về phạm vi công trình giao thông đường bộ, trong đó có đề cập đến phần đất của đường bộ bao gồm phần diện tích trên đó các công trình giao thông được xây dựng, ngoài ra còn bao gồm thêm một phần đất dọc hai bên đường. Phần đất chính là hành lang an toàn đường bộ, được sử dụng cho các mục đích quản lý, bảo trì và bảo vệ các công trình giao thông.
2.1.2. Công trình giao thông đường bộ gồm những gì?
Công trình giao thông đường bộ gồm phần đường giao thông và tất cả những công trình được xây dựng hoặc sắp đặt trên đó, như: các loại biển báo, đèn giao thông, vạch kẻ đường, dải phân cách, rào chắn, cọc tiêu, hệ thống thoát nước, các trạm thu phí… Đây đều là những công trình, thiết bị phụ trợ phục vụ cho việc điều phối và lưu thông các phương tiện giao thông.
Công trình giao thông đường bộ quen thuộc với mọi người
2.2. Công trình đường sắt
Công trình giao thông đường sắt không xuất hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn có thể bắt gặp trải dài qua nhiều con đường. Công trình giao thông đường sắt bao gồm đường sắt trên cao, đường sắt trong đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng, đường tàu Metro…
Ngoài ra, công trình đường sắt còn bao gồm những thiết bị, phương tiện hỗ trợ việc điều phối giao thông, chẳng hạn như đường hầm, cầu cống, nhà ga, trạm dừng tàu, hệ thống điều phối và cung cấp thông tin, các cống ngầm thoát nước, rào chắn, biển cảnh báo an toàn…
2.3. Công trình cầu
Công trình cầu được sử dụng như một phương tiện đảm bảo cho giao thông liền mạch. Công trình cầu có thể nối liền hai địa điểm mà không thể xây dựng công trình đường bộ, hoặc được xây dựng ngay chính trên công trình giao thông đường bộ để việc di chuyển của những người tham gia giao thông được thuận tiện hơn.
Công trình cầu bao gồm cầu đường bộ, cầu phao, cầu đường sắt, cầu vượt, cầu treo dân sinh…
Công trình cầu đảm bảo giao thông liền mạch
2.4. Công trình hầm
Tương tự như công trình cầu, công trình hầm cũng được sử dụng với mục đích lưu thông các phương tiện giao thông. giúp cho các quãng đường giao thông được liên tục, góp phần điều phối giao thông.
Công trình hầm thường được xây dựng tại những địa hình cao, khó vượt qua, chẳng hạn như hầm xuyên qua núi đồi. Ngoài ra, hầm điều phối giao thông cũng được xây dựng ngay cạnh công trình đường bộ và công trình cầu.
Công trình hầm thường thấy nhất bao gồm hầm dành cho người đi bộ, hầm đường sắt và đường hầm dành cho ô tô.
2.5. Công trình đường thủy nội địa
Công trình đường thủy nội địa là các âu tàu, luồng, các công trình đưa các phương tiện giao thông khác qua kênh, sông, rạch, hay các luồng trên đầm, hồ, vũng, vịnh, phá, ven bờ biển, đi ra đảo hoặc nối các đảo thuộc nội thủy của Việt Nam được khai thác, quản lý giao thông vận tải.
Công trình đường thủy nội địa
Công trình đường thủy nội địa đóng mới, sửa chữa các phương tiện thủy trong nội địa như triền, đà, bến, ụ…; âu tàu; cảng bến thủy nội địa; đường thủy chạy trên tàu (trên hồ, sông, vịnh và đường ra kênh đào, ra đảo.
2.6. Công trình giao thông hàng hải
Công trình giao thông hàng hải gồm có các bến cảng, cảng biển, cầu cảng, khu nước, vùng nước, bến phao, báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải, hệ thống đài thông tin duyên hải, đèn biển, các công trình phụ khác của cảng biển và luồng hàng hải được xây dựng đầu tư hay thiết lập trong vùng nước biển và cảng biển Việt Nam.
Các công trình hàng hải còn có công trình đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa như: Ụ, bến, đà, triền,…; công trình chính trị như đê, sóng chắn cát, kè hướng dòng hoặc bảo vệ bờ; công trình cảng biển,…
2.7. Công trình hàng không
Công trình giao thông hàng không là những công trình liên quan đến hàng không (máy bay, khí cụ…) do con người tạo ra để có thể bay được, gồm cả không gian vũ trụ. Công trình hàng không gồm các công trình trong khu bay và đảm bảo bay.
Xem thêm: Điều kiện khởi công công trình xây dựng
Công trình hàng không gồm khu bay và đảm bảo bay
3. Những yếu tố nào cần đảm bảo khi xây dựng công trình giao thông?
3.1. Đảm bảo chất lượng công trình
Điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm trong bất cứ công trình xây dựng nào, bao gồm cả các công trình giao thông đó là chất lượng công trình. Cụ thể, công trình giao thông sau khi được hoàn thành và nghiệm thu phải đảm bảo kết cấu bền vững và có giá trị sử dụng lâu dài.
Nguyên vật liệu xây dựng cũng như các thông số kỹ thuật của công trình cần phải tuân theo thiết kế ban đầu. Các chỉ số chống chịu về lực tác động, trọng lượng, độ dẻo dai, độ bền… đều cần được tuân thủ chặt chẽ và không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết.
3.2. Đảm bảo sự an toàn
Trên hết là kết cấu bền vững của các công trình giao thông sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông cũng như người và các công trình lân cận.
Công trình giao thông cần đảm bảo an toàn
Yếu tố an toàn luôn đi kèm với chất lượng công trình. Công trình giao thông đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ đảm bảo được tính an toàn. Ngoài ra, ngay từ trong khâu thiết kế cũng cần tính toán đến yếu tố an toàn khi sử dụng, đặc biệt là những công trình giao thông đặt tại địa hình phức tạp như đường tàu trên cao, đường tàu địa ngầm, các đoạn đường đèo, các công trình cầu vượt, đường cao tốc…
3.3. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Bên cạnh việc đảm bảo về chức năng và độ bền, tính thẩm mỹ của các công trình giao thông cũng cần được cân nhắc đến ngay từ khâu thiết kế. Công trình giao thông là một bộ phận của quy hoạch kiến trúc đô thị, vì vậy các kiến trúc sư thường xuy xét đến mức độ hài hòa tổng thể để công trình giao thông góp phần tạo nên cảnh quan đô thị đẹp đẽ và phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý công trình miễn phí hỗ trợ bạn quản lý các công trình xây dựng nói chung và công trình giao thông nói riêng, giúp bạn đảm bảo được kết cấu của các công trình luôn đảm bảo được các yếu tố trên.
Sử dụng phần mềm quản lý công trình 365
Qua những kiến thức tổng hợp trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu rõ khái niệm công trình giao thông là gì, cũng như phân loại công trình giao thông. Công trình giao thông được xem như một bộ phận không thể thiếu trong quy hoạch cảnh quan đô thị và nông thôn, vì vậy yếu tố thẩm mỹ luôn luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó, chất lượng công trình và giá trị sử dụng trong thực tế cũng là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các công trình giao thông.
Giá trị quyết toán là gì
Bạn đã nghe nói đến giá trị quyết toán là gì hay chưa? Giá trị quyết toán trong hợp đồng xây dựng có nội dung, quy trình và thủ tục nào? Click ngay bài viết dưới đây để biết được những thông tin về giá trị quyết toán nhé!
Giá trị quyết toán là gì
Chia sẻ: