Công tắc tơ là gì? Ký hiệu và công dụng của công tắc tơ
Nguyên lý làm việc trong hệ thống điện của công tắc tơ
Công tắc tơ là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật điện hiện nay. Vậy công tắc tơ dùng để làm gì, công dụng và hiệu quả làm việc của công tắc tơ như thế nào. Cùng vannhapkhau.com.vn đi tìm hiểu chi tiết về nguyên lý làm việc và ứng dụng của loại công tắc này trong thực tiễn như thế nào nhé.
Mục Lục
Công tắc tơ là gì?
Công tắc tơ là từ viết tắt của Contactor là một thiết bị điện hạ áp dùng để đóng ngắt mạch động lực. Thiết bị có cấu tạo chính với 3 bộ phận gồm có:
Nam châm điện: Bộ phận này sẽ cần một cuộn dây để tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt và cuối cùng là lò xo với công dụng chính là đẩy nắp trở về vị trí khi chưa hoạt động.
Vỏ bảo vệ thiết bị bên ngoài là nhựa chịu nhiệt là vật liệu cách điện. Vỏ công tắc tơ khung – hở có thêm một lớp vỏ bảo vệ nhằm bảo vệ chống nước, chống bụi và chống độ ẩm…
Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm chính và bộ phận tiếp điểm phụ. Tiếp điểm chính thường hở đóng lại nguồn cấp điện đầu vào của Contactor trong tủ điện làm mạch điện tử từ từ hút lại. Đồng thời bộ phận này cũng có khả năng cho dòng điện lớn đi qua hiệu quả nhất.
Tiếp điểm phụ hoạt động với 2 trạng thái là thường đóng và thường mở. Nó có khả năng cho dòng điện đi qua tiếp điểm <5A. Tiếp điểm thường đóng là dạng tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn nam châm trong Contactor không được cung cấp điện và tồn tại ở trạng thái nghỉ. Khi mở Contactor thì thiết bị sẽ ở trạng thái hoạt động vận hành cho hệ thống.
Có nhiều người thường nhầm lẫn rằng công tắc tơ dùng để khởi động bật tắt. Nhưng thực chất đây là một công tắc có gắn thêm bộ replay nhiệt mới được gọi là khởi động từ. Vì thế nếu bạn đang tìm hiểu về công tắc tơ là gì thì hãy nhớ Contactor có tác dụng gì và hiệu quả làm việc ra sao tránh nhầm lẫn…
Công dụng của công tắc tơ?
Contactor có công dụng chính là để đóng ngắt mạch điện an toàn nhằm bảo vệ toàn bộ hệ thống điện trong nhà an toàn nhất. Do đó nó có vai trò vô cùng quan trọng với các thiết bị điện đang hoạt động trong hệ thống điện. Đặc biệt thiết bị là quan trọng nhất với hệ thống điện công nghiệp công suất lớn.
Các loại công tắc tơ được nhiều người dùng lựa chọn nhất hiện nay
Các loại công tắc tơ chủ yếu được tìm hiểu phân loại theo cấu tạo và thành phần của nó. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng đa dạng của thiết bị thì công tắc tơ cũng được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau tránh tình trạng nhầm lẫn.
Phân loại Contactor theo nguyên lý vận hành thì ta có dạng Contactor điện từ, khí nén và Contactor thủy lực.
Phân loại theo thiết kế dòng điện ta có Contactor dạng 1 chiều và dòng điện xoay chiều.
Thiết kế Contactor theo kết cấu sẽ có các loại được dùng ở nơi hạn chế về chiều cao và thiết bị dùng cho nơi hạn chế về chiều rộng.
Phân loại theo dòng điện định mức có nhiều loại khác nhau từ nhỏ như 9A, 12A,… 800A hoặc có thể là lớn hơn…
Phân loại theo số cực ta tìm được 4 loại công tắc tơ khác nhau như 1 pha, 2 pha, 3 pha và contactor 4 pha
Phân loại contactor theo nguồn điện áp sẽ có các loại contactor trung thế và dạng hạ thế.
Theo điện áp cuộn hút sẽ có các dòng contactor xoay chiều gồm 22VAC, 380VAC và cuộn hút một chiều gồm có: 24VDC, 48VDC,…
Tính theo chức năng vận hành chuyên dụng có một số loại được chế tạo đặc thù dùng cho một ứng dụng nhất định khác nhau trong từng hệ thống làm việc.
Nguyên lý làm việc trong hệ thống điện của công tắc tơ
Sau khi tìm hiểu chi tiết các thông tin của công tắc tơ là gì, công dụng và phân loại của thiết bị thì cách làm việc của công tắc tơ thế nào cũng được chúng ta quan tâm nhiều hơn.
Khi cấp nguồn điện vào cho cuộn dây contactor sẽ tạo ra một từ trường xung quanh lõi thép. Từ đó tạo thành nam châm điện có khả năng hút kim loại xuống. Đồng thời lò xo bị nén lại do phần lõi thép và bộ phận tiếp điểm di động xuống được tạo thành một khối vận hành. Chính vì thế tiếp điểm di động sẽ được kéo xuống theo và tiếp xúc trực tiếp với phần tiếp điểm dạng tĩnh. Từ đó khiến phần nguồn mạch động lực thông mạch với động lực của động cơ khi vận hành.
Trường hợp khi ngưng cấp nguồn điện cho cuộn dây thì bộ phận lò xo sẽ đẩy lõi thép trở về trạng thái ban đầu và mạch điện giữa 2 động lực được ngắt điện hoàn toàn.
Sử dụng công tắc tơ trong nhiệm vụ nào?
Contactor có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn tại các mạch điện dân dụng và hệ thống điện công nghiệp: Cụ thể gồm:
Là thiết bị quan trọng trong bộ điều khiển đèn chiếu sáng. Bộ điều khiển Contactor bằng rơ le thời gian hoặc PLC để đóng ngắt mạch điện cấp cho đèn chiếu sáng có thể bật hoặc tắt đúng quy định của hệ thống vận hành.
Trong hệ thống công nghiệp thì bộ phận Contactor kết hợp với replay nhiệt nhằm bảo vệ động cơ khi vận hành. Khi động cơ nâng cao lên quá mức sẽ tác động trực tiếp vào nguồn nhiệt nhằm ngắt nguồn cấp của hệ thống Contactor.
Đối với mạch điện khởi động thì động cơ 3 pha công suất lớn sẽ thiết kế dạng hình 3 sao nhằm giảm khởi động dòng điện trong hệ thống. Sau đó chuyển sang mạch tam giác để khởi chạy hệ thống ổn định nhất.
Contactor có thể được dùng hiệu quả trong hệ thống tụ bù điều khiển tự động bằng bộ điều khiển tụ bù nhằm đóng ngắt các tụ cấp điện phù hợp với tải của dòng điện.
Ngoài ra thiết bị cũng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp dân dụng khác nhau nữa.
Mong rằng những thông tin trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về công tắc tơ là gì và ứng dụng của thiết bị trong thực tiễn là như thế nào. Nếu bạn cần mua các thiết bị công nghiệp có sử dụng công tắc này hãy liên hệ đến vannhapkhau để được tư vấn, giải đáp cụ thể nhé.
Xem thêm: 1 pound bằng bao nhiêu kg?
Rate this post