Công nợ là gì? Quy định pháp luật hiện hành

Công nợ là gì?

Công nợ là các khoản nợ phải trả cho người bán sau khi đã nhận được các vật tư, công cụ, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng người mua vẫn chưa thanh toán. Nếu không kiểm soát tốt công nợ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc điều phối nền kinh tế đất nước cũng như đình trệ hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về công nợ là gì? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Công nợ là gì?

Công nợ bao gồm các khoản công nợ phải thu và phải trả của một đơn vị, một tổ chức trong một giai đoạn cụ thể. Hay nói cách khác công nợ là toàn bộ các khoản như: các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác.

2. Phân loại công nợ

Thông thường, công nợ có các loại chính sau:

-Các khoản phải thu khách hàng: Đây được hiểu là các khoản tiền mà công ty đã bán sản phẩm hàng hoá,nhân công, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được thu tiền.

-Các khoản phải trả người bán: Đây được hiểu là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ,…phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị đã nhận của người bán nhưng chưa thanh toán tiền.

-Các khoản phải thu, phải trả khác: Đây được hiểu là các khoản phí phải thu ngoài những khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng, kí quỹ như: giá trị tài sản thiếu mà chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lí của cấp có thẩm quyền, các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hỏng làm mất mác vật tư, hàng hoá,..

+ Các khoản phải trả khác là những khoản phải trả ngoài khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải nộp nhà nước, các khoản vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ như : giá trị tài sản thừa chưa hoặc đã xác định được nguyên nhân; trích và thanh toán BHXH, BHYT có tính chất tạm thời.

-Các khoản tạm ứng: đây được hiểu là một khoản tiền vật tư giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc đã được phê duyệt.

3. Cách tính công nợ

3.1 Công thức tính công nợ phải trả

Công nợ phải trả nên được thực hiện đúng và kịp thời tới khách hàng, chính vì thế hiểu đúng và tính đúng công nợ phải trả sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro cho công ty của mình. Vậy công thức tính công nợ là gì? Dưới đây là công thức tính công nợ phải trả như sau:

Công nợ phải trả=Tài sảnVốn chủ sỡ hữu

3.2 Cách tính hạn mức công nợ

Bạn có thể tham khảo cách tính hạn mức công nợ như dưới đây:

Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản.

Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn.

Bước 3 : Xác định hạn mức tín dụng theo công thức tính hạn mức tín dụng sau :

Hạn mức tín dụng=Nhu cầu vốn lưu độngVốn chủ sở hữu tham gia.

3.3. Lập bảng Excel

Để quản lý tốt được công nợ thì hiểu biết rõ ràng về cách tính công nợ là điều mà bất kỳ một kế toán nào cũng phải biết. Bạn có thể thực hiện việc lập bảng cách tính công nợ phải trả hoặc thu hồi về trên Excel để đưa một cái nhìn tổng quan về tình hình biến động công nợ trong các kỳ.

Các bước để lập được một bảng Excel theo dõi và cách tính công nợ như sau:

Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Excel và tạo file mới.

Bước 2: Nhập các cột STT, tên khách hàng/nhà cung cấp, mã khách hàng, nợ đầu kỳ, phát sinh nợ, nợ cuối kỳ

Bước 3: Nhập thông tin tương ứng vào các cột, trong đó cột nợ cuối kỳ lập hàm tính lấy nợ đầu kỳ trừ phát sinh để ra nợ cuối kỳ.​

4. Quy trình quản lý công nợ

Một quy trình quản lý nợ công hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát, thu hồi nợ công tốt từ đó hỗ trợ duy trì sự ổn định và lành mạnh cho tài chính doanh nghiệp. Trước hết quản lý công nợ là quá trình ghi nhận là việc theo dõi các khoản thu và chi của doanh nghiệp khi phát sinh các nghiệp vụ như bán hàng hay mua các công cụ, dịch vụ nào đó. Chỉ khi có cách quản lý tốt thì doanh nghiệp mới có thể trả lời được câu hỏi nợ công là gì và các kiểm soát nợ công sao cho tốt.

Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình quản lý công nợ dưới đây:

Bước 1: Thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ kết hợp có chính sách chi trả rõ ràng. Mục đích của việc này giúp hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra cũng cần yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, cam kết về việc thanh toán đúng quy định như trong hợp đồng. Thêm vào đó cũng cần có các mức phạt rõ ràng nếu khách hàng không thực hiện đúng, trì hoãn chậm trễ thời hạn thanh toán.

Bước 2: Thiết lập quy trình quản lý chính sách công nợ khách hàng chuẩn, bám sát các mục tiêu. Ở đây cần xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm với từng khách hàng; có cách thức nhắc nhở khách hàng để thu hồi công nợ.

Bước 3: Gửi hóa đơn đến khách hàng nhằm thu lại được nợ một cách nhanh chóng nhất.

Bước 4: Nhắc nhở khách hàng các biện pháp nếu thanh toán chậm kỳ hạn.

5. Cách quản lý công nợ hiệu quả

Hiện nay xu hướng chung của các doanh nghiệp đều muốn tận dụng tối đa nguồn vốn bởi vậy việc cấp thiết họ cần phải làm là thu hồi tối đa các khoản nợ từ khách hàng và kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào hơn để phát triển việc kinh doanh. Tuy nhiên để làm được việc này doanh nghiệp cần phải có cách quản lý công nợ một cách hiệu quả.

Trước hết nếu muốn quản lý công nợ hiệu quả người quản lý cần phải có hiểu biết một cách toàn diện về công nợ là gì. Ngoài ra người quản lý cũng cần phải biết cách vận dụng linh hoạt các biện pháp để kiểm soát công nợ tránh gây ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi quản lý công nợ cần đặc biệt lưu ý:

  • Có bảng đánh giá, phân loại khách hàng và đặt ra các chính sách công nợ khách hàng theo từng nhóm.
  • Cần xây dựng kế hoạch bán hàng hợp lý ngay từ đầu cho từng cấp, nhóm khách hàng. Đặc biệt cần có các chính sách bán hàng hợp lý ngay từ đầu để hạn chế tình trạng mua nhưng chậm thanh toán. Nếu có tình trạng chậm thanh toán cần có quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán và mức chịu phạt nếu để chậm chễ haowcj không có ý định thanh toán.
  • Phải có sự chuẩn bị về nhân sự đầy đủ cho từng giai đoạn. Đặc biệt đối với nhân viên làm trực tiếp với khách hàng có khoản nợ cần được rèn luyện các kỹ năng như: thái độ chuyên nghiệp, hành xử khéo léo luôn theo sát các hoạt động chi trả của khách hàng để đốc thúc kịp thời…Bên cạnh đó cũng cần có sự ghi chép rõ ràng để tránh những nhầm lẫn không đáng có gây thất thu.
  • Đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải thu: Thay vì các phương tiện thu nợ truyền thống doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp mới như chuyển khoản, quản trị tín dụng khách hàng,… Việc này không chỉ giúp thu hồi nợ một cách nhanh chóng tiện lợi hơn mà còn giảm thiểu tối đa các khoản nợ bị trì hoãn lâu. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp để có cách tính công nợ chính xác đối với từng khách hàng đảm bảo khoản nợ thu về lá đúng, đủ, khớp theo sổ sách.
  • Cần có bảng đánh giá nhân sự, lập chỉ tiêu KPI rõ ràng. Có chính sách khen thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ và mức phạt đối với nhân viên chưa đạt chỉ tiêu. Điều này sẽ đốc thúc nhân viên tích cực làm việc giúp việc quản lý công nợ hiệu quả hơn.

Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đã lầm vào tình trạng thâm hụt vốn quá nhiều, không xoay vòng được vốn dẫn đến tình trạng hoạt động lâm vào bế tắc. Bởi vậy việc hiểu rõ công nợ là gì, biết cách quản lý công nợ là điều hết sức quan trọng và cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp.

Trên đây tư vấn của Phamlaw về khái niệm công nợ là gì, nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

5.0