Công nghiệp hóa là gì, khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trong những năm gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà Nước ta trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà. Vậy công nghiệp hóa là gì? Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Các bạn hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết về vấn đề này nhé!
Công nghiệp hóa là gì? Các loại hình công nghiệp hóa chính
-
Khái niệm
Công nghiệp hóa trong tiếng Anh là Industrialization. Để hiểu được nghĩa của công nghiệp hoá thì chúng ta có thể hiểu theo hai cách:
-
Theo nghĩa hẹp thì công nghiệp hóa là quá trình dịch chuyển của nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Tức là tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm dần và chuyển sang cho tỷ trọng lao động công nghiệp.
-
Theo nghĩa rộng thì công nghiệp hoá quá trình dịch chuyển của nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Tức quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp, thủ công đơn giản sang sản xuất công nghiệp hiện đại, loại bỏ những thứ thủ công, thô sơ.
Vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Đó chính là quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất sử dụng các phương pháp thủ công đơn giản, sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến hơn. Nhờ có quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tốc độ của nền kinh tế được tăng mạnh.
Xem thêm: Hiền tài là gì? Vì sao nói hiền tài là nguyên khí quốc gia
Các loại hình công nghiệp hoá
Hiện nay các mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa được áp dụng với nhiều hình thức khác nhau. Để phân chia các loại hình công nghiệp hóa thì có thể chia thành hai loại cơ bản như sau:
-
Công nghiệp hóa truyền thống: Loại hình công nghiệp hóa truyền thống đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX.
-
Công nghiệp hóa kiểu mới: Sau khi công nghiệp hoá truyền thống kết thúc thì vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, các chiến lược, mô hình công nghiệp hóa kiểu mới được tiến hành. Nhờ có sự thay đổi này nên thời gian thực hiện được rút ngắn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hơn.
Ví dụ về công nghiệp hoá hiện đại hoá
Để các bạn có thể nắm rõ hơn về công nghiệp hoá hiện đại hoá thì một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ra.
Điều đầu tiên thì việc chuyển đổi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá thì sẽ làm thay đổi thành phần kinh tế trong cơ cấu GDP. Chẳng hạn như:
-
Công nghiệp hóa trong nông nghiệp
Thay bởi việc trồng và canh tác thủ công bằng tay thì giờ đây đã áp dụng được nhiều máy móc vào việc gieo trồng, thu gặt. Điều đó thúc đẩy năng suất cây trồng và giảm nhân lực lao động. Nhờ có thiết bị, kỹ thuật hiện đại nên các khâu sản xuất, bảo quản được năng cao, đảm bảo cho chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá khi được đưa ra thị trường.
-
Công nghiệp hóa trong ngành giáo dục
Ngoài việc sử dụng giấy bút, phấn bảng, thì nay đã dần có những ứng dụng hiện đại hơn như sử dụng máy tính, máy chiếu, các chương trình học online….vào việc học tạp để đào tạo nâng cao học vấn cho người dân hơn.
-
Công nghiệp hóa trong đời sống con người
Đã có nhiều máy móc, đồ công nghệ phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người như các loại máy lạnh, máy giặt, máy rửa chén, tủ lạnh….Nhằm giúp đời sống con người trở nên hiện đại, tiện lợi hơn rất nhiều.
-
Công nghiệp hóa trong lĩnh vực y tế
Các máy móc hiện đại được áp dụng vào việc chữa bệnh, chẩn đoán bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người. Tất cả nhằm cải thiện cuộc sống, hỗ trợ tốt quá trình khám, chữa bệnh được nhanh chóng, có khoa học hơn.
Những ưu điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trải qua loại hình công nghiệp hóa cổ điển rồi nối tiếp là những thành công của loại hình công nghiệp hóa mới. Tại một số nước được áp dụng chiến lược công nghiệp hóa đã có được nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức mới và ngày càng phát triển bền vững. Cụ thể những ưu điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
-
Khắc phục tất cả những nhược điểm của loại hình truyền thống hay công nghiệp hoá cổ điển.
-
Áp dụng máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế mới.
-
Kết hợp giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá để phát triển kinh tế, tiếp cận với công nghệ thông tin.
-
Cải thiện đời sống của con người. Tăng cường an ninh, trật tự, phúc lợi cho người dân.
-
Nhờ có công nghệ tiên tiến nên mang đến nhiều nghiên cứu đột phá trong nhiều lĩnh vực khoa học, y học, kỹ thuật, chính trị, quân đội…
-
Gắn kết các quốc gia lại với nhau và trao đổi nền văn hoá cũng như các công nghệ mới.
-
Phát triển tri thức, năng cao chất lượng đời sống, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Tạm kết
Bài viết này chúng tôi đã phân tích rõ về vấn đề công nghiệp hoá là gì. Và bạn cần biết hiện nay Việt Nam chúng ta cũng đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hy vọng trong những năm tiếp theo, đất nước chúng ta sẽ phát triển một cách thuận lợi và ngày càng lớn mạnh hơn.