Công nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về giống vật nuôi

a. Thế nào là giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suât và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định.

b. Phân loại giống vật nuôi

  • Theo địa lí: nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật nuôi đó được gắn liền với tên địa phương, ví dụ: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An, …

Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái

  • Theo hình thái, ngoại hình (màu sắc, lông, da, …) như bò lang trắng đen, bò u, …

Bò u

Bò u

  • Theo mức độ hoàn thiện giống: các giống vật nuôi được phân ra làm: giống nguyên thuỷ, giống quá độ, …
  • Theo hướng sản xuất: dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như lợn hướng mỡ (lợn Ỉ), giống lợn nạc (lợn Nan-đơ-rát), …

c. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi

  • Có chung một nguồn gốc.
  • Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.
  • Có tính di truyền ổn định.
  • Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

1.2. Vai trò của giống trong chăn nuôi

a. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi

  • Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc khác thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.

Năng suất của một số giống vật nuôi

Năng suất của một số giống vật nuôi

b. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

  • Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
  • Ví dụ: đánh giá chất lượng của sữa dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra là 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 – 4%, giống bò Sin là 4 – 4,5%.