Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I – MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản
Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
Thường được bảo quản với nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh….
2. Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
Duy trì, nâng cao chất lượng
Tạo thuận lợi cho công tác bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .
II – ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1. Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, các loại đường, các loại vitamin và khoáng chất…
2. Đa số nông, thuỷ, sản chứa nhiều nước. Trong rau quả tươi nước chiếm 70 đến 95%; thịt cá từ 50 đến 80%; khoai, sắn từ 60 đến 70%; thóc, ngô, đậu, lạc từ 20 đến 30%
3. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng
4. Lâm sản (gỗ, tre, nứa,…) chứa chủ yếu là chất xơ, là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp; giấy, đồ gỗ gia dụng, mĩ nghệ
III – ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN NÔNG LÂM THUỶ SẢN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN:
Điều kiện môi trường( độ ẩm, nhiệt độ, không khí, sinh vật gây hại) tác động mạnh đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản, chế biến.
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của nông, lâm, thuỷ sản trong bảo quản. Độ ẩm cao của không khí làm nông, lâm, thuỷ sản khô bị ẩm trở lại thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển, phá hoại (bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 – 90%)
Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Các sinh vật gây hại như chuột, vi sinh vật, nấm , sâu bọ…Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông- lâm- thuỷ sản
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Nông lâm thủy sản gồm bao nhiêu đặc điểm cơ bản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B. 4
Giải thích: Nông lâm thủy sản gồm 4 đặc điểm cơ bản – SGK trang 119
Câu 2:Mục đích của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là
A. duy trì những đặc tính ban đầu
B. để buôn bán
C.để làm giống
D.để nâng cao giá trị
Đáp án: A. duy trì những đặc tính ban đầu
Giải thích: Mục đích của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là duy trì những đặc tính ban đầu – SGK trang 118
Câu 3: Mục đích của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là
A. để làm giống
B. duy trì, nâng cao chất lượng
C. duy trì những đặc tính ban đầu
D. tránh bị hư hỏng
Đáp án: B. duy trì, nâng cao chất lượng.
Giải thích: Mục đích của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là duy trì, nâng cao chất lượng – SGK trang 119
Câu 4:Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông, lâm, thủy sản?
A. Muối dưa cà.
B. Sấy khô thóc.
C. Làm thịt hộp
D. Làm bánh chưng
Đáp án: B. Sấy khô thóc.
Giải thích:Hoạt động bảo quản nông, lâm, thủy sản là: Sấy khô thóc SGK trang 120
Câu 5:Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?
A. Cất khoai trong chum.
B. Ngâm tre dưới nước.
C. Làm măng ngâm dấm
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: C. Làm măng ngâm dấm
Giải thích:Hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản là: Làm măng ngâm dấm
Câu 6:Đặc điểm nào xảy ra do nông sản chứa nhiều nước?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người.
B. Thuận lợi
C. Dễ bị VSV xâm nhiễm
D. Được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp chế biến.
Đáp án: C. Dễ bị VSV xâm nhiễm
Giải thích:Đặc điểm xảy ra do nông sản chứa nhiều nước là: Dễ bị VSV xâm nhiễm – SGK trang 120
Câu 7: Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến bảo quản nông, lâm, thủy sản là
A. mưa
B. gió
C. ánh sáng
D. độ ẩm không khí
Đáp án: D. độ ẩm không khí
Giải thích: Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến bảo quản nông, lâm, thủy sản là độ ẩm không khí – SGK trang 120
Câu 8:Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thủy sản?
A. Nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng.
B. Chất lượng nông, lâm, thủy sản bị giảm sút.
C. Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng.
Giải thích:Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản làm: Nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng. Chất lượng nông, lâm, thủy sản bị giảm sút. Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên – SGK trang 120
Câu 9:Độ ẩm không khí thích hợp cho việc bảo quản thóc, gạo là từ
A. 50% – 70%
B. 30% – 50%
C. 70% – 80%
D. 80% – 90%
Đáp án: C. 70% – 80%
Giải thích: Độ ẩm không khí thích hợp cho việc bảo quản thóc, gạo là từ 70% – 80% – SGK trang 120
Câu 10:Đa số vi sinh vật phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
A. 200C – 400C
B. 100C – 200C
C. 150C – 200C
D. 150C – 300C
Đáp án: A. 200C – 400C
Giải thích: Đa số vi sinh vật phát triển tốt nhất ở nhiệt độ: 200C – 400C – SGK trang 120