Công đoàn cơ sở là gì? Các thông tin cơ bản về công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở là gì? Công đoàn cơ sở có trách nhiệm như thế nào trong việc làm đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động?… là những thắc mắc mà hầu hết những người lao động muốn tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc và hiểu hơn về công đoàn cơ sở nhất là trong môi trường việc làm lao động phổ thông hiện nay.

Các khái niệm về công đoàn cơ sở là gì?

Để hiểu rõ về Công đoàn cơ sở thì trước hết chúng ta cần hiểu được Công đoàn là gì?

Theo điều 1 của Luật Công đoàn được ban hành năm 2012 theo luật số 12/2012/QH13, Công Đoàn được định nghĩa như sau:

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. (Điều 1, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13).

Từ đó, chúng ta tìm hiểu về định nghĩa của Công đoàn cơ sở.

“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.(Theo điều 4 của Luật Công đoàn được ban hành năm 2012).

Công đoàn cơ sở dược thành lập tại các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế, những đơn vị sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước, những tổ chức Chính trị – xã hội, những tổ chức chính trị – xã hội, những tổ chức xã hội có từ 5 đoàn viên trở lên, được công đoang cấp trên các quyết định được công nhận.

 

Công đoàn cơ sở là gì

 

Loại hình tổ chức của công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở được tổ chức theo 4 loại hình cơ bản sau đây:

  • Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, nghiệp đoàn.

  • Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn.

  • Công đoàn cơ sở có bộ phận công đoàn, có tổ công đoàn.

  • Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn cơ sở

Trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị

+ Tuyên truyền về đường lối và chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

+ Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật, đảm bảo thực hiện các quyền lợi của đoàn viên, các cán bộ và công viên chức Nhà nước cùng người lao động.

+ Ngăn chặn những tiêu cực, nạn tham nhũng và các tai tệ nạn xã hội, phổ biến chính sách tiết kiệm, chống lãng phí. Giải quyết các khiếu nại, những tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động.

+ Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ.

+ Hướng dẫn và giúp đỡ người lao động thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng. Kết hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn cơ sở là gì

Trong doanh nghiệp Nhà nước

+ Phối hợp với chủ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các quy chế dân chủ, tổ chức các buổi đại hội Công nhân viên chức.

+ Đại diện cho tập thể lao động, thương lượng và ký kết, giám sát thực hiện thỏa ước lao động. Tham gia xây dựng các điều lệ, nội quy, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tập hợp những nguyện vọng chính đáng của công nhân viên chức, các tổ chức để thực hiện thông tin 2 chiều, tổ chức các cuộc đối thoại giữa người lao động và các chủ doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, cử đại diện tham gia những hội đồng xét duyệt và giải quueets những vấn đề của người lao động.

+ Quản lý các đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở một cách vững mạnh và tham gia vào công tác xây dựng Đảng.

Trong các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công việc, giao thông vận tải…

+ Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các xã viên. Đại diện cho người lao động có thể ký kết và giám sát việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể.

+ Tham gia cùng với ban quản trị để đưa ra các biện pháp về cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, giải quyết nếu có tranh chấp lao động.

+ Tuyên truyền và phổ biến đến xác xã viên và người lao động có thể thực hiện các chủ trương và đường lối, chính sách của pháp luật.

Trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

+ Là đại diện cho tập thể những người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể.

+ Phối hợp với người sử dụng lao động hoặc là người đại diện thực hiện các quy chế dân chủ, mở các cuộc hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp hoạt động và hướng dẫn người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động.

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động cùng với công đoàn. Tham gia hội đồng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp.

+ Xây dựng những nội quy và quy chế có liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người lao động.

+ Đại diện cho tập thể lao động tham gia hòa giải trong đội ngũ lao động, giải quyết những tranh chấp trong quá trình lao động của người lao động.

Vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn

Vị trí của công đoàn cơ sở Việt Nam

Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam:

  • Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là chỗ dựa vững chãi và là sợi dây nối liền giữa Đảng và người dân.

  • Công đoàn là người cộng tác đắc lực của Nhà nước, dựa trên mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Ngược lại, Nhà nước sẽ tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn được hoạt động một cách dễ dàng hơn.

  • Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vị trí vai trò của công đoàn cơ sở là gì?

Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Vai trò của Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì vai trò của Công đoàn ngày càng quan trọng.

Dưới đây là vai trò của công đoàn trong quá trình phát triển của đất nước:

+ Đối với Chính trị: Công đoàn góp phần xây dựng và nân cao hiệu quả hệ thống chính trị – xã hội. Tăng cường các mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và dân, phát huy quyền làm chủ của người lao động, đảm bảo tính ổn định về chính trị.

+ Đối với lĩnh vực Kinh tế: Công đoàn góp phần xây dựng cơ chế về quản lý kinh tế, nhằm xóa bỏ sự quan liêu, bao cấp. Góp phần củng cố nền kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, nâng cao thành hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế.

+ Đối với lĩnh vực văn hóa – tư tưởng: Đối với nền kinh tế nhiều thành phần thì Công đoàn có vai trò trong giáo dục, nâng cao lập trường giai cấp, phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hóa của cả dân tộc,…

+ Đối với lĩnh vực xã hội: Công đoàn tham gia xây dựng các giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa và  tổ chức kỷ luật.

Chức năng của công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng chính như sau:

  • Làm đại diện, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Tham gia với Nhà nước để phát triển, sản xuất và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.

  • Là đại diện và tổ chức cho người lao động tham gia

Công đoàn là một chỉnh thể, là hệ thống đồng bộ đan xen và tương tác với nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động là chức năng chính.

Chia sẻ: