Công dân Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam được xác lập trên cơ sở nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc lãnh thổ, hoặc trên cơ sở cho nhập quốc tịch Việt Nam theo luật định. Bài viết quy định cụ thể:
Luật sư tư vấn:
Mục Lục
1. Khái niệm công dân Việt Nam
Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc nước ngoài được đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa theo Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam ban hành, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Công dân Việt Nam được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước. Quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam được quy định trong hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác.
Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam làm việc, học tập, công tác và định cư ở nước ngoài được nhà nước Việt Nam bảo hộ.
2. Đặc điểm của công dân Việt Nam
– Là những con người có quốc tịch Việt Nam.
– Có truyền thống và tinh thần yêu nước nồng nàn được thể qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
– Đa phần người dân đang cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3 . Quy chế pháp lý hành chính của công dân
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cùa dân, do dân, vì dân. Đây là một nguyên tắc hiến định, là xuất phát điểm để Nhà sáng kiến của công dân, trong một số trường hợp quyền và nghĩa vụ này được thực hiện do sáng kiến của Nhà nước. Quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân và Nhà nước có thể phát sinh trong những trường hợp sau:
– Khi công dân thực hiện quyền (sáng tác văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học v.v.) và khi quyền và lợi ích hợp pháp của cồng dân bị xâm hại (công dân bị xử phạt trái pháp luật có thể khiếu nại trực tiếp đến người ra quyết định hoặc cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định này. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có thẩm quyền có nhiệm vụ khôi phục những quyền, lợi ích bị xâm hại).
– Khi công dân thực hiện nghĩa vụ: Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích …
– Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ làm xuất hiện quan hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí quân sự.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân
Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể phân thành 3 nhóm dưới đây: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính-chính trị; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế- xã hội; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực văn hoá- xã hội.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội”.
Nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, vai trò làm chủ của công dân, Nhà nước không ngừng giáo dục ý thức pháp luật trên cơ sở đó cồng dân ý thức được vị trí của mình trong xã hội và tham gia tích cực vào việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Một trong những hình thức làm chủ trong quản lí hành chính nhà nước là cán bộ, công chức, công nhân viên chức nhà nước có thể bầu cán bộ lãnh đạo, quản lí như giám đốc xí nghiệp, hiệu trưởng trường đại học, cán bộ lãnh đạo vụ, viện … Bằng những quyết định của mình Nhà nước có thể thừa nhận ý chí của công dân, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, công nhân viên chức tham gia vào quá trình thành lập bộ máy hành chính trong các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước.
Một quyền chính trị quan trọng là quyền tự do đi lại và cư trú. Trước đây trong Hiến pháp cũng như những văn bản pháp luật khác Nhà nước ta có quy định về quyền tự do đi lại, cư trú nhưng chủ yếu là cư trú, đi lại trong nước.
Hiện nay, với chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại, Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác quy định cụ thể quyền của công dân ra nước ngoài và từ nước ngoài về tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong nước ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, du lịch, tham quan, thăm người thân, đoàn tụ gia đình… Nhà nước ta có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam để người gốc Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình quê hương.
Đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, Nhà nước Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Đây là một quyền cơ bản trong các quyền và nghĩa vụ hành chính-chính trị mà công dân được hưởng. Nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hoá quyền này.
Ví dụ: Luật khiếu nại, Luật tố cáo được Quốc hội khoá XIII, kì họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011; Nghị định của Chính phủ số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật khiếu nại và Nghị định của Chính phủ số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo. •
Thông qua hành vi khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được những thông tin cần thiết về vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, cá nhân để điều tra, xem xét, xử lí những cán bộ, công chức, cá nhân vi phạm pháp luật; khôi phục những quyền đã bị xâm hại.
Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân đấu tranh chống những vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, công dân, góp phần vào việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lí của bộ máy nhà nước.
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo) ngày càng được nâng cao đã góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề có liên quan đêh lợi ích của công dân, giữ vững đứợc riiềm tin của công dân đối vói Nhà nước.
Từ tháng 7/1996 trở về trước việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong quản lí hành chính nhà nước chỉ do chính các cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm dẫn đến tình trạng các cơ quan này vừa bị kiện vừa trực tiếp xử kiện. có quyết định của toà án nhân dân và phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân trừ trường hợp phạm pháp quả tang. Pháp luật cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, được phục hồi danh dự.
Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Không ai được tự động vào chồ ở của người khác, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn, bí mật. Việc khám xét, bóc mở thư tín, điện tín của công dân cũng như việc thu giữ thư tín, điện tín phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
Công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật; các tín đồ được hưởng mọi quyền công dân, có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng sẽ bị nghiêm trị.
Nhà nước quy định những biện pháp xử lí (chế tài) đối với những hành vi vi phạm quyền tự do của công dân trong quản lí nhà nước. Những đảm bảo pháp lí được thông qua hoạt động của toà án, thanh tra và được ghi nhận trong luật hành chính, hình sự…
Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, tham gia quân đội thường trực, quân dự bị. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, chống lại mọi hành vi xâm hại đến tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. Công dân cố nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nhà nước phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng các tuyến, địa
Xã hội ngày càng phát triển, cụ thể trong lĩnh vực lao động đòi hỏi phải có tay nghề cao mới đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá trong sản xuất. Nhà nước mở rộng các hình thức đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động.
Công dân có quyền lao động trong các khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, kinh tế tư nhân. Nhà nước quy định chế độ lương, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội đối vói cán bộ, công chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiên chế độ bảo hộ lao đông nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định chế độ làm việc đối với người lao động.
Quyền tự do kinh doanh theo quy định cùa pháp luật là một quyền mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền đầu tư về nước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gắn bó với đất nước, quê hương, gia đình. Việc thực hiện quyền này sẽ tạo điều kiện đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân nhằm giải phóng năng lực sản xuất, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhờ đó mà kinh tế không ngừng tăng trưởng thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng hợp tác khoa học kĩ thuật, giao lưu trên thị trường thế giới.
Nhà nước không hạn chế ngành nghề đối với công dân nhưng chú trọng những ngành nghề có lọi cho quốc kế dân sinh. Công dân có quyền hên kết, hên doanh với cá nhân, tổ cách đó Nhà nước đào tạo được một đội ngũ các nhà khoa học, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao, nắm bắt được những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới phục vụ cho những chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, chế độ thi cử, hệ thống văn bằng. Nhà nước quy định về chế độ lương, chế độ đãi ngộ đối vói giáo viên, giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững vàng về chuyên môn, ổn định đời sống góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo, giáo dục của Nhà nước.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục và khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước quan tâm đa dạng hoá loại hình đào tạo từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục sau đại học, phát triển các trường dạy nghề, các trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức, các trường dân lập được mở song song với hệ thống trường quốc lập.
Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho công dân học tập, Nhà nước ban hành luật phổ cập giáo dục tiểu học. Bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí. Nhà nước còn quy định về chính sách học phí, học bổng, thành lập quỹ tín dụng đào tạo cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học tập. Nhà nước cung cấp tài chính, phương tiện vật chất tạo thuận lợi cho trẻ em tàn tật được học văn hoá, học nghề phù hợp thể hiện bản chất nhân đạo của xã hội ta. Đặc biệt học sinh có năng khiếu được Nhà nước, xã hội hỗ trợ để phát triển tài năng.
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát nghiêm cấm mọi hành vi tuyên truyền lối sống đồi trụy, vận chuyển, tàng trữ những ấn phẩm có nội dung không lành mạnh, xa lạ với truyền thống dân tộc. Người nào vi phạm tùy theo lỗi nặng, nhẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí tương ứng vói hành vi vi phạm.
5. Ý nghĩa của hệ thông pháp luật đối với đời sống của người dân:
Mục tiêu của Nhà nước suy cho cùng là phục vụ con người, giải phóng con người, xoá bỏ sự bất công, thực hiện công bằng xã hội, mục đích đó được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, nó tác động không những đến công dân nói chung mà nó còn tác động đến những nhóm công dân cụ thể trong xã hội. Đó là các quy định về việc thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng được hưởng những chính sách ưu đãi, thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ. Những quy định này chính là sự quan tâm của Nhà nước đối với những người có công với đất nước.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)