Công chứng không cần bản gốc | Sao y – Uy tín, Giá rẻ 2023
Sao y, công chứng không bản gốc là gì?
Dịch vụ công chứng không cần bản gốc hay còn gọi là sao y chứng thực không cần bản chính, chứng thực không cần bản chính, công chứng qua hình ảnh, bản scan màu, bản mềm, pdf… được hiểu là khi bạn công chứng, sao y, xác nhận chứng thực một giấy tờ bất kì trong khi không mang theo hoặc làm thất lạc bản gốc của giấy tờ đó.
Với dịch vụ này, bạn có thể không cần mang theo bản chính mà vẫn có thể lấy được bản sao công chứng (tất nhiên việc đối chiếu bản gốc sẽ làm sau nhé). Từ đó, làm giảm rất nhiều các rủi ro làm thất lạc, làm mất bản chính của các giấy tờ quan trọng.
Có đôi khi bạn cần công chứng gấp một giấy tờ nào đó, nhưng khổ thay bạn quên không mang theo hoặc là giấy tờ gốc đã bị thất lạc bị mất trộm. Đối với các văn phòng khác bạn sẽ không bao giờ được chứng thực. Nhưng đến với chúng tôi thì bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó.
Congchungtainha.com nhận công chứng, dịch thuật, sao y không cần bản gốc, công chứng qua hình ảnh, bản scan các loại hồ sơ: Giấy tờ tuỳ thân, bằng các loại, hồ sơ nhận thầu, các loại hợp đồng mua bán uỷ quyền, Công chứng di chúc, thừa kế tài sản ô tô và nhà đất, tài liệu nước ngoài, giấy chứng nhận chất lượng, Giấy CO, CQ…Rất chi là cần thiết trong nhiều công việc cần xác nhận từ cơ quan pháp luật.
Công chứng không bản gốc tiếng Anh là gì?
Công chứng không bản gốc tiếng Anh là Notarized not original.
Quy định pháp luật quy trình công chứng
Với các quy định đối với hồ sơ hợp lệ được xác định trong quy định pháp luật. Tại Điều 40 Luật công chứng năm 2014 như sau:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.”