Công chứng không cần bản gốc, dùng ảnh chụp được không?
Công chứng không bản gốc là gì? Công chứng không bản gốc tiếng Anh là gì? Công chứng không bản gốc cho các loại giấy tờ, hợp đồng sau? Quy định pháp luật? Quy trình làm việc?
Công chứng được thực hiện với các quy định của pháp luật liên quan đảm bảo các giá trị pháp lý cho các giấy tờ, thủ tục. Từ đó tham gia và sử dụng đối với các nhu cầu tiếp cận quyền lợi, nghĩa vụ trong các hoạt động khác. Như thực hiện các thủ tục để xác định quyền sở hữu, các giao dịch hợp pháp được pháp luật bảo vệ,… Các giấy tờ được công chứng được sử dụng trong rất nhiều hồ sơ là tài liệu bắt buộc với các nhu cầu sử dụng. Việc công chứng với ảnh chụp mang đến cách thức mới, áp dụng trong thời gian gần đây. Được sử dụng cho một số loại hình văn bản nhất định.
Căn cứ pháp lý: Luật Công chứng năm 2014.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Công chứng không bản gốc là gì?
Công chứng không cần bản gốc là dịch vụ được thực hiện trong tính tiện ích mang lại. Áp dụng đối với một số hình thức giấy tờ cụ thể. Mang đến các tiện ích đối với sử dụng các thay thế khác cho bản gốc. Người có nhu cầu công chứng có thể cung cấp các giấy tờ dưới hình thức được pháp luật cho phép. Đảm bảo, cũng như có tối đa các sự lựa chọn với giấy tờ hợp lệ. Vì vậy mà trình tự, thủ tục cũng được rút ngắn.
Dịch vụ công chứng này hay còn gọi là công chứng không dùng bản chính. Và hoàn toàn có thể thực hiện với các bản sao. Hay thậm chí là có thể công chứng qua hình ảnh, bản scan,… Bạn hoàn toàn có thể thực hiện công chứng một giấy tờ bất kì theo quy định pháp luật. Trong khi không mang theo hoặc làm thất lạc bản gốc của giấy tờ đó vẫn đảm bảo hiệu quả và giá trị pháp lý đối với tài liệu được công chứng.
Các đặc điểm thể hiện:
Với dịch vụ này, bạn có thể không cần mang theo bản chính khi thực hiện nhu cầu. Mà vẫn có thể lấy được bản sao công chứng. Từ đó có giá trị pháp lý đối với giấy tờ để thực hiện các nhu cầu khác nhau theo quy định quyền, nghĩa vụ của pháp luật. Việc đối chiếu bản gốc sẽ làm sau để đảm bảo hiệu quả. Xác định với các ý nghĩa đối với xác minh nội dung, hình thức. Và đảm bảo cho hiệu quả trong tiến hành các thủ tục.
Từ đó, làm giảm rất nhiều các rủi ro làm thất lạc, làm mất bản chính của các giấy tờ quan trọng. Cũng như tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả đối với các dịch vụ. Tham gia vào các nhu cầu thực hiện thủ tục, hồ sơ cần thiết theo quy định của nhà nước.
Có đôi khi bạn cần công chứng gấp một giấy tờ nào đó. Nhưng quên không mang theo hoặc là giấy tờ gốc đã bị thất lạc bị mất trộm. Một số văn phòng công chứng thực hiện các dịch vụ này. Với các đảm bảo, xác định trách nhiệm đúng thẩm quyền, thủ tục, cách thức. Từ đó mang đến giá trị thể hiện đúng cho tài liệu thực hiện công chứng.
Công chứng, không cần bản gốc. Hay thực hiện công chứng qua hình ảnh, bản scan dành cho các loại hồ sơ:
– Giấy tờ tuỳ thân, bằng các loại.
– Hồ sơ nhận thầu.
– Các loại hợp đồng mua bán uỷ quyền,
– Công chứng di chúc, thừa kế tài sản ô tô và nhà đất.
– Các tài liệu nước ngoài.
– Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy CO, CQ,…
Từ đó mang đến giá trị pháp lý, tiếp cận các nhu cầu sử dụng theo quy định. Đảm bảo các quyền lợi cũng như nghĩa vụ cần thiết của chủ thể. Cần thiết trong nhiều công việc cần xác nhận từ cơ quan pháp luật.
2. Công chứng không bản gốc tiếng Anh là gì?
Công chứng không bản gốc tiếng Anh là Notarized not original.
3. Công chứng không bản gốc cho các loại giấy tờ, hợp đồng
Một số dịch vụ được cung cấp thể hiện với các loại giấy tờ sau:
– Các giấy tờ tùy thân: Là các giấy tờ phổ biến và đặc thù để chứng minh thân nhân. Khi thực hiện các nhu cầu về mặt pháp lý, đều phải thực hiện xuất trình. Mang đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh các nghĩa vụ hồ sơ được phản ánh. Kể đến như chứng minh thư, bằng lái xe, bằng tốt nghiệp, hồ sơ xin việc,…
– Công chứng hồ sơ: Là các giấy tờ, tài liệu thực hiện trong các nhu cầu đầu tư, kinh doanh. Như giấy tờ của các công ty, tổ chức, về thông tin hoạt động. Với doanh nghiệp: công chứng hồ sơ thầu, giấy phép kinh doanh, … Đảm bảo cho các quyền lợi trong tham gia vào giao dịch. Tiếp cận với các quyền khi thực hiện hợp tác, kinh doanh. Được pháp luật bảo vệ với các quyền hợp pháp đó.
– Công chứng hợp đồng: Thực hiện với giao dịch và ràng buộc các quyền và nghĩa vụ. Trong đó, có các nội dung được thực hiện đảm bảo theo thỏa thuận của các bên. Trong khi một số phải thực hiện với tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Như các hợp đồng giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, các tổ chức với nhau. Đảm bảo ràng buộc họ phải tuân thủ đúng các quy định, điều khoản được trình bày trong hợp đồng. Đây có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng,… Ràng buộc pháp lý cũng như can thiệp của pháp luật trong trường hợp cần thiết.
– Công chứng giấy chứng nhận chất lượng: Đảm bảo tham gia đối với các tiếp cận nhu cầu mới. Khi có các chứng nhận đảm bảo về năng lực, trình độ. Được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động trên thực tế. Như giấy chứng nhận xuất sứ: Những giấy chứng nhận này rất cần thiết đối với các công ty, đơn vị kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm. Từ đó phản ánh các quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Đồng thời xác định với chứng nhận như thế nào, được thực hiện trong phạm vi, tính chất công việc gì.
– Công chứng các loại tài liệu nước ngoài: Các tài liệu nước ngoài rất đa dạng: kết quả điều tra, kết quả nghiên cứu,… cần dùng trong kinh doanh, sản xuất. Hay đối với các bản dịch cần đảm bảo xác nhận về mặt nội dung dịch thuật. Từ đó thực hiện các quyền lợi tiếp cận hiệu quả.
4. Quy định pháp luật quy trình công chứng
Với các quy định đối với hồ sơ hợp lệ được xác định trong quy định pháp luật. Tại Điều 40 Luật công chứng năm 2014 như sau:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.”
Như vậy,
Hồ sơ được thực hiện với các bản sao theo quy định của pháp luật. Và quan trọng là hình thức thể hiện đối với các bản sao. Theo nội dung quy định trong khoản 2 Điều 40 Luật công chứng năm 2014. Có thể thực hiện đảm bảo với các bản chụp của các bản sao đó. Trong đó, chứa đựng nội dung đầy đủ, chính xác, hình thức đảm bảo theo quy định pháp luật.
Bản chụp được xác định là một hình thức được pháp luật công nhận. Khi đó, tùy theo dịch vụ cung cấp và khả năng nghiệp vụ. Các văn phòng công chứng cung cấp dịch vụ công chứng đối với bản chụp. Kết luận: Việc công chứng hoàn toàn có thể được thực hiện bằng ảnh chụp (bản chụp).
Khi đó, bản sao không cần phải thực hiện các chứng thực trước đó. Hoạt động này được thực hiện trong nghiệp vụ của các công chứng viên. Khi phân tích, đánh giá và kết luận về đảm bảo đối với tài liệu công chứng. Qua đó thực hiện sử dụng đối với các nhu cầu khác nhau. Khi các tài liệu công chứng có giá trị pháp lý và được công nhận.
5. Quy trình làm việc công chứng ảnh chụp:
Việc thực hiện công chứng qua ảnh chụp cung cấp nguồn dữ liệu đặc biệt. Khi đó, việc đánh giá đối với nội dung, hình thức cần nghiêm ngặt. Đảm bảo các chất lượng phản ánh đối với tài liệu là thật. Với các quy định pháp luật cho phép, việc thực hiện có thể tiến hành với các trình tự, thủ tục trong tham gia công chứng.
Cần tìm kiếm các văn phòng công chứng có cung cấp dịch vụ này. Từ đó tiếp cận với hoạt động làm việc trực tiếp, hay thông qua trao đổi và phương tiện điện tử. Cung cấp các ảnh chụp rõ đối tượng. Để việc sao y công chứng được nhanh gọn và đúng pháp luật. Người có nhu cầu có thể thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Chụp ảnh, Scan,… lại toàn bộ giấy tờ, hợp đồng,… là dữ liệu cần thực hiện công chứng. Sau đó gửi theo địa liên hệ với các phòng công chứng có cung cấp dịch vụ. Có thể thực hiện với các trao đổi qua hình thức nào thuận tiện nhất cho các bên.
Khi tiếp nhận được các ảnh chụp, công chứng viên thực hiện các nghiệp vụ theo quy định pháp luật. Tiến hành kiểm tra, phân tích, so sánh và đánh giá. Nếu khớp với các điều kiện với giấy tờ gốc, thực hiện công chứng.
Bước 2: Sau khi công chứng xong, bên văn phòng công chứng sẽ chụp ảnh gửi lại tài liệu đã được công chứng. Thực hiện đối chiếu với bản gốc sau đó. Nếu tất cả đúng và khớp sẽ được gửi các tài liệu về địa chỉ được khách hàng cung cấp. Đảm bảo hiệu quả đối với hoạt động kiểm tra đối với nguồn tài liệu là chân thực.