Công bố hợp quy tiếng Anh là gì và yêu cầu về hồ sơ
Công bố hợp quy tiếng Anh là gì? Công bố hợp quy là một trong những yêu cầu cơ bản đối với nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hiện nay. Công bố hợp quy là gì? Lợi ích khi công bố hợp quy ra sao? Yêu cầu khi chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
>>> XEM THÊM
♦ Giống và khác nhau giữa công bố hợp chuẩn hợp quy
♦ Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi Bộ NN-PTNT
Công bố hợp quy tiếng Anh là gì?
Công bố hợp quy tiếng Anh là gì? Công bố hợp quy là yêu cầu cơ bản đối với nhiều đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp hiện nay. Đối tượng yêu cầu công bố hợp quy là các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định.
Một số trường hợp có thể áp dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn quốc tế. khái niệm công bố hợp quy được nêu rõ trong luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 và khoản 2, điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Cụ thể “công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.
Công bố hợp quy trong tiếng Anh là gì? Chứng nhận hợp quy trong tiếng Anh là Certificate Regulation. Trong khi đó lại được gọi với tên Conformity Announcement. Dù là tên gọi gì thì công bố hợp quy cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi sản phẩm, hàng hóa hoặc những đối tượng khác nằm trong danh mục buộc phải thực hiện.
Đối tượng của công bố hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương hoặc quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành lĩnh vực ban hành. Nguyên tắc phân bố hợp quy được quy định rõ tại điều 12, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Lợi ích khi công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trong tiếng Anh là gì? chứng nhận và công bố hợp quy đem đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, nền kinh tế và các cơ quan quản lý ý của nhà nước. Đối với doanh nghiệp, giấy chứng nhận hợp quy góp phần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý chất lượng.
Thông qua đó doanh nghiệp sẽ đem đến những sản phẩm tốt hơn nữa phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Công bố hợp quy giúp khách hàng biết đến chất lượng của sản phẩm một cách rộng rãi và công khai hơn. Khi đó công bố hợp quy sẽ góp phần tăng trưởng chất lượng một cách ổn định đồng thời nâng cao quy chuẩn đánh giá đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro từ những sản phẩm kém chất lượng để hạn chế tối đa tình trạng phải thu hồi, thất thoát hoặc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Có thể nói công bố hợp quy là phương thức giúp doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Công bố hợp quy dịch sang tiếng Anh chính là để nhằm mục đích như vậy. Công bố hợp quy là văn bằng pháp lý ý để nâng cao uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp thông qua bên thứ ba chứng nhận. Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm sẽ yên tâm hơn về xuất xứ, nguồn gốc, chất lượng và các tiêu chí an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường. Cơ quan quản lý ý nhờ đó cũng có thể kiểm soát dễ dàng những sản phẩm đang lưu thông trên thị trường.
Công bố hợp quy như thế nào
Quá trình công bố hợp quy được thực hiện theo 2 bước. Đây là yêu cầu bắt buộc với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng nằm trong danh mục đã được quy định. Tổng cộng có 7 danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn do các Bộ, ban ngành ban hành.
Sản phẩm nằm trong danh mục sẽ phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Tiến trình công bố hợp quy cụ thể như sau:
Bước 1: Đánh giá hợp quy
Bước đầu tiên là đánh giá sự phù hợp đối tượng phải công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quá trình đánh giá hợp quy có thể được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận đã được chỉ định được coi là bên thứ ba hoặc do cá nhân, tổ chức công bố hợp quy tự mình thực hiện.
Việc đánh giá giá hợp quy sẽ được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp từ tổ chức đánh giá đến từ nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài này phải được thừa nhận theo quy định pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
Toàn bộ kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để cá nhân, tổ chức thực hiện công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản hợp quy
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy sẽ phải đăng ký bản hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy tiếng Anh là gì? Mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trước khi tung sản phẩm ra thị trường, sản phẩm đó nằm trong danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thì đều phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố hợp quy. Hồ sơ sẽ được chuyển bị thành hai bộ.
Một bộ gửi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để thẩm duyệt. Bộ còn lại được giữ lại tại tổ chức, cá nhân để làm bằng chứng. Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm những tài liệu như sau:
Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả của bên thứ ba
hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy từ tổ chức chứng nhận đã được chỉ định bao gồm:
-
Bản công bố hợp quy;
-
Bản sao giấy tờ chứng minh quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy;
-
Bản sao giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức đó cấp cho cá nhân, đơn vị đăng ký hợp quy.
Trường hợp đơn vị tự công bố hợp quy
Trường hợp đơn vị dựa trên kết quả đánh giá của bản thân từ quá trình sản xuất kinh doanh để công bố hợp quy thì hồ sơ bao gồm:
-
Bản công bố hợp quy;
-
Bản sao giấy tờ chứng minh quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy;
-
giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hệ thống quản lý và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy chưa được chứng nhận đã đăng ký;
-
bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy đã được tổ chức chứng nhận đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý;
-
Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm mẫu u trong thời gian 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ 6 tổ chức thử nghiệm đã đăng ký công bố hợp quy;
-
Báo cáo đánh giá hợp quy, mẫu dấu hợp quy và tài liệu liên quan.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, cơ quan chức năng Nếu thấy cần thiết có thể yêu cầu đối chiếu bản gốc hoặc bổ sung bản sao có công chứng. Cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy cần chuẩn bị đầy đủ để tránh tốn nhiều thời gian.
Thông tin về công bố hợp quy in English hi vọng đã có ích với quý vị. Quý vị đang muốn được giải đáp nhiều thông tin liên quan đến trình tự nộp hồ sơ, danh mục các sản phẩm phải công bố hợp quy…
Liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế ngay qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!