Công bằng xã hội trong giáo dục – Đề tài: “ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN – StuDocu

Đề tài:
“ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.

1. Đặt vấn đề

Bảo đảm công bằng xã hội nói chung và công bằng trong lĩnh vực giáo dục nói
riêng là một mục tiêu phát triển của Việt Nam. Công bằng xã hội trong giáo dục
luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách phát triển giáo dục và
phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Công bằng xã hội trong
giáo dục là tạo cơ hội học tập như nhau và phù hợp cho tất cả mọi người trong tiếp
cận, tham gia vào quá trình giáo dục trên cơ sở những điều kiện kinh tế – xã hội
nhất định. Với ý nghĩa đó, Đảng ta khẳng định: “giáo dục nhằm mục tiêu hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội
ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công
lao động xã hội, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và công
nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trự
tiếp của sự phát triển”. Ở Việt Nam, những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước, việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu
kém cần phải khắc phục. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm đã nghiên cứu thực
trạng thực hiện công bằng giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu góp phần thực hiện tốt hơn nữa công bằng xã hội trong
giáo dục phổ thông.

1. Cơ sở lý luận chung
Một số quan niệm về công bằng xã hội và công bằng xã hội trong giáo
dục :

Nhận thức về công bằng xã hội đã trải qua những giai đoạn phát triển nhất định.

  • Trong xã hội cộng sản nguyên thủy: công bằng xã hội bị chế định về mặt giai
    cấp, công bằng xã hội được coi như sự cần thiết phải tuân theo những tập quán
    được quy định mà mọi người thừa nhận.

  • Các xã hội sau đó ( thế kỷ XVIII – XIX) xem xét vấn đề công bằng xã hội trên
    bình diện đạo đức hoặc thiên về pháp luật, bắt đầu xuất hiện những quan điểm cho
    rằng công bằng xã hội phải dựa trên việc thừa nhận tự do các nhân, bác bỏ hệ thống
    đẳng cấp phong kiến => Đây là một bước tiến xa hơn: công bằng xã hội được coi
    như một hình thái đặc biệt có bản chất xã hội.

  • Đến khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, phạm trù công bằng xã hội có nội dung khoa
    học thực sự: Công bằng xã hội thực chất là sự ngang nhau giữa người với người về
    một phương diện hoàn toàn xác định: quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa
    cống hiến và hưởng thụ.

Công bằng xã hội trong giáo dục:

Đó là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục cho toàn thể nhân dân lao
động, con người được đào tạo và phát triển toàn diện trên cơ sở đảm bảo công bằng
xã hội trong đối xử, trong tiếp cận các cơ hội để mọi người có điều kiện phát triển
năng lực cá nhân. => Công bằng xã hội trong giáo dục là tạo cơ hội học tập như
nhau và phù hợp cho tất cả mọi người trong tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo
dục tại các cơ sở giáo dục trên cơ sở những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.

2. Thực trạng mất công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục:

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, trong những năm gần đây việc thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục vẫn còn hạn chế, yếu kém thể hiện trên những khía cạnh
sau:

+ Một là, việc tạo cơ hội và nâng cao trình độ cho nhân dân ở một số vùng miền
còn nhiều hạn chế, bất cập: Dựa theo số liệu tại Bảng 1, trẻ em độ tuổi tiểu học và
THCS ở nông thôn đều thiệt thòi hơn ở thành thị ở tất cả các vùng, trong đó thiệt
thòi nhất là trẻ em nông thôn của 2 vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên. Nhóm trẻ em di cư không có cơ hội đến trường cao hơn so với nhóm
không di cư và sự khác biệt cũng tăng khi độ tuổi tăng

+ Hai là , cơ hội học tập và nâng cao trình độ chưa thật sự phù hợp với điều kiện
kinh tế – xã hội, nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong giai đoạn hiện nay: cơ
hội học tập của con em giữa nhóm hộ gia đình nghèo nhất và giàu nhất có tỷ lệ
chênh lệch lớn.

Hình 2. Tỷ lệ đi học theo cấp học và theo nhóm thu nhập (Nguồn: Nhóm tác giả
tính toán từ Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2019)

+ Ba là , chưa có sự bình đẳng thật sự trong tiếp cận và tham gia vào quá trình giáo
dục cũng như trong đối xử tại các cơ sở giáo dục ở nhiều địa phương: Mặc dù hiện
nay, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách miễn giảm học phí cho người nghèo,
song, nhiều người nghèo vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với giáo dục.

Thực tế cho thấy, sự bất bình đẳng về giáo dục còn thể hiện ở sự chênh lệch về số
lượng và chất lượng (phương thức giáo dục cũ không khuyến khích được sự tương
tác, đầu tư vào giáo án giảng dạy còn chưa đúng mức, cơ sở vật chất… ) các loại
trường học giữa các địa phương. Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc

*Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang( Ảnh: Thái
Sơn)

 Hiện tượng bằng giả, chứng chỉ giả, mua bán bài báo quốc tế, xảy ra ở một
số trường đại học gần đây:

Tang vật liên quan đến đường dây làm bằng giả bị thu giữ. Ảnh: CACC.

 Ngoài ra còn tồn tại hiện tượng mất công bằng học sinh, giáo viên trường
công lập và ngoài công lập; bất cập trong xã hội hóa xuất bản sách giáo
khoa…

=> Những tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục nói chung,
mà còn là trở lực lớn trên con đường tiến tới một nền giáo dục 4 đích thực.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3. Nguyên nhân dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo dục

Nguyên nhân khách quan:
 Do điều kiện địa lý, tự nhiên, phương tiện giao lưu khó khăn tại một số vùng
miền đã tác động lớn đến quá trình phát triển giáo dục và thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục.
 Khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp, sự tồn tại của những tập tục lạc hậu ở một
số vùng miền đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số đã tác động đến điều kiện, cơ
hội học tập của nhân dân.
 Thực tế, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số dân tộc (Chăm, Dao…) hay
cách phân công lao động theo giới, phong tục tảo hôn ở các dân tộc H’Mông,
Dao, Ra Glai là nguyên nhân cản trở nhiều nhất đến việc tiếp cận giáo dục
của trẻ em gái.
 Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng miện còn có sự chênh lệch
lớn, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa với điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn đã
tác động hạn chế đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Nguyên nhân chủ quan:
 Do nhận thức của cán bộ và nhân dân còn chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của
giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho nhân dân
 Hệ thống giáo dục còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
giáo dục cho nhân dân
 Công tác quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập, chưa phù
hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của nhân dân

 Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục và
nhân dân về vai trò của giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo
dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống cho nhân
dân.
 Thực hiện chính sách đầu tư, ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chính sách tiền lương cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên. Để nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ cho cán bộ, đảng viên
trong cơ quan của Đảng và Nhà nước về vai trò của việc thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục cần phải tổ chức học tập cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
và đưa nội dung phát triển giáo dục vào sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên
môn của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

 Cán bộ, giáo viên cần phát huy truyền thống, đạo đức của ngành giáo dục và đức
hy sinh để phát triển giáo dục, tạo ra nhiều sáng kiến, hình thức giáo dục phù hợp
nhất với các tầng lớp nhân dân để nâng cao trình độ dân trí, tạo ra nhiều điều kiện
học tập cho nhân dân nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.