Con khó nuôi thì nên làm như thế nào? Giải pháp tốt nhất cho các bà mẹ – Tâm Sự Gia Đình
Việc những đứa trẻ sinh ra đã có tính tình ung bướng hay dù không có thì vẫn luôn có những đặc điểm khiến cho các bật phụ huynh đau đầu về cách nuôi bé. Hôm nay chúng ta cùng tâm sự với Blog Tâm sự gia đình về việc trẻ con khó nuôi và những tư vấn của chuyên gia.
Mục Lục
Chia sẻ về việc trẻ con khó nuôi
Xin chào chuyên gia và cộng đồng bạn đọc!
Tôi có cậu con khó nuôi đầu lòng 4 tuổi. Từ khi sinh ra cháu đã hay ốm vặt, khó nết, hay khóc, lười ăn nên trông cháu còi cọc hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Cũng vì cháu như thế nên giữa tôi mà mẹ chồng đã có nhiều mâu thuẫn. Mới đây, cháu phải nhập viện vì viêm phế quản. Chuyện cháu nhập viện như “giọt nước tràn ly” trong mâu thuẫn giữa mẹ chồng và tôi về cách chăm nuôi cháu.
Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng bắt đầu từ ngày đặt tên cho cháu. Mẹ chồng tôi nói từ đời ông nội của chồng tôi đến chồng tôi, gia đình luôn độc đinh. Không chỉ độc đinh mà đứa trẻ sinh ra còn rất khó nuôi. Để “khắc phục” vấn đề này, mẹ chồng tôi đã đặt tên chồng tôi như tên con gái – Trần Quỳnh Lan. Bà bảo đặt tên thế để thần linh không biết đó là con trai, có như vậy mới dễ nuôi.
Khi tôi sinh con, mẹ chồng tôi cũng bắt tôi đặt tên con như thế nhưng tôi không đồng ý. Cái tên sẽ theo con đi suốt cuộc đời nên tôi muốn chọn một cái tên thật đẹp cho con. Chồng tôi cũng đồng ý với ý kiến của tôi khiến mẹ chồng tôi rất tức giận.
Rồi không biết có phải do tôi không đặt tên con giống con gái không mà con khó nuôi. Sau lần cháu nhập viện vừa rồi, mẹ tôi đã “ra tối hậu thư” là phải cho con tôi làm con nuôi để cháu dễ nuôi. Mẹ tôi nói phải cho cháu “núp” dưới nhà khác không thì cháu sẽ dặt dẹo mãi không lớn được.
Tôi đang rất băn khoăn không biết có nên làm theo ý của mẹ chồng bởi tôi đã trái ý bà trong việc đặt tên cho con. Nhưng điều tôn băn khoăn nhất là chuyện cho con đi làm con nuôi thì cháu có thật sẽ dễ nuôi hơn?
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình việc con khó nuôi
Bạn thân mến chúng ta luôn có cách nuôi trẻ sơ sinh khoa học
Khi quan sát kỹ người ta thường thấy những người cùng nhân quả thường đến sống cùng nhau trong một gia đình, dòng tộc. Nhân quả ở đây không phải là tốt hay xấu mà ý tôi muốn nói đến một sự sắp đặt hài hòa tự nhiên, việc sinh con “độc đinh” cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Chuyện con khó nuôi và phải đặt tên tục hoặc gửi con nuôi ở nhà người khác để hóa giải cũng vậy, đây là hoạt động hết sức phổ biến trong đời sống xã hội nước ta.
Những gia đình chỉ có một đứa con trai thì thường lo lắng, nhất là đối với gia đình chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, coi trọng việc nối dõi tông đường là một trong những cái đích cuộc sống.
Từ những lo lắng đó người ta tìm mọi cách để bảo vệ dòng giống của mình, chưa kể trường hợp như gia đình bạn cháu hay ốm không rõ nguyên nhân thì nỗi bất an càng lớn. Để khắc phục, mẹ bạn phải viện tới những kinh nghiệm dân gian, ép bạn đặt tên con trai thành tên con gái để “qua mắt thần linh” hòng giúp cháu hết ốm đau quặt quẹo thay vì là con khó nuôi.
Tôi hiểu niềm tin của bà và nếu bạn về tất cả các làng quê Việt, hỏi những người già cả thì sẽ có rất nhiều người cũng sẽ đồng ý với ý kiến của mẹ chồng bạn và đó là đúc kết ngàn đời. Tôi kể chuyện họ hàng gần nhà tôi ở quê thôi, thời xưa ông đi làm cách mạng chống đế quốc Pháp, để lại bà ở nhà với những đứa con ốm quặt quẹo.
Được thầy bụt (người thầy tâm linh giống như hòa thượng trong nhà chùa) mách, ông về nhận thêm 2 em bé gái mất cha mẹ làm con nuôi và từ đó tất cả các con của ông bà đều khỏe mạnh, lớn lên tiếp bước cha tham gia kháng chiến chống Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
Kết thúc chiến tranh họ đều trở về và giờ vẫn sống gần nhau, lên chức ông chức bà cả rồi. Những chuyện như vậy xảy ra rất nhiều trên mọi miền quê.
Tôi có tham khảo thêm về vấn đề này, các cụ cũng kể rằng ngày xưa trong trường hợp cấp bách con ốm đau quá, người ta cũng bế con ra ngã ba đường (xưa rất vắng người), nếu gặp ai đầu tiên cha mẹ cháu bé sẽ xin người đó nhận con họ làm con nuôi. Chuyện tâm linh rất khó biết là tại sao nhưng vì người ta tin mà con khó nuôi không còn nữa.
Ngày nay việc con khó nuôi, ốm quặt quẹo mà đi khám không phát hiện các yếu tố thể chất thì người Việt mình cũng vẫn hành động như vậy, đó là gửi con vào chùa hoặc tìm một gia đình có đạo đức, có sự hài hòa và gửi con nuôi. Hai bên chuẩn bị một lễ vật hoa quả và thắp hương báo cáo tổ tiên là xong.
Chưa biết tác dụng tới đâu nhưng gia đình sẽ cảm thấy yên tâm tin cậy. Tôi hiểu rằng nếu tin cậy thì tâm mình an và có tác dụng, còn nếu gửi con nuôi mà trong lòng đây nghi hoặc thì sự không yên tâm vẫn dày vò bên trong khiến hiệu quả không cao, con cái vẫn phát triển theo hướng bất an.
Nói chung mình có thể tin hoặc không tin vào những quan niệm, nhận thức nói trên, nhưng kinh nghiệm của tôi là không nên phỉ báng hoặc ngược lại mê tín tin theo đến u mê. Trong xã hội hiện đại thì trẻ con nên được chăm sóc y tế bình thường, cha mẹ có tình yêu thương đúng đắn thì các cháu con khó nuôi đến một gian đoạn nhất định sẽ hết, không nhất thiết phải gửi con nuôi. Việc mẹ chồng bạn kiên quyết như vậy nếu bạn không nghe lời thì sợ bất hòa, lo lắng lại thêm chồng chất.
Tôi nghĩ bạn tiếp tục tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bạn đọc, lúc nào bình tâm nhất hãy ra quyết định, tôi tin bạn sẽ có một giải pháp an toàn và hài hòa nhất tốt cho cả con và gia đình.
Con khó nuôi thì phải xử lý ra sao
Khó ngủ hoặc hay thức giấc giữa đêm
Hiện tượng này rất hay xảy ra với các bé do đã quen môi trường ấm áp trong bụng mẹ. Nên khi ra ngoài có cảm giác lạ lẫm, sợ sệt. Việc các mẹ là luôn ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc. Sẵn tiện kiểm tra chỗ nằm của bé có thoải mái, khô ráo hay không, bé đã no hay chưa để đưa bé trở lại giấc ngủ ngon.
Khó ăn uống
Nguyên nhân này có thể là do mẹ vô tình ăn phải đồ ăn có quá nhiều gia vị đặc trưng hoặc có mùi khó chịu như tiêu, ớt,… khiến cho bé sợ bú sữa.Nếu bé quen uống sữa hộp thì mẹ nên xem loại sữa đó có phù hợp với con hay không. Hoặc có thể các mẹ pha sữa không đúng như trong hướng dẫn khiến sữa thay đổi hương vị. Từ đó làm bé trở nên khó chịu và cáu gắt hơn.
Trẻ hay bệnh vặt
Đặc biệt chú ý giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch sẽ. Nên giữ ấm các bộ phận như đầu, tay chân,… tránh cảm vặt. Nên phơi nắng cho con từ 6h30 đến 8h để cho bé có được sức đề kháng tốt và hấp thu vitamin D.
Theo MASK
4
/
5
(
1
bình chọn
)