Con bao ngư là con gì? Giá bào ngư bao nhiêu tiền 1 kg? – TungChi’N

Con bào ngư có lẽ không xa lạ gì với chúng ta. Ai chưa được nhìn thấy chắc cũng ít nhất 1 lần nghe tới tên của nó. Bào ngư là một món ăn quý hiếm, xa xỉ mà chỉ có các bậc vua chúa ngày xưa mới được động đũa. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu những thông tin về con bào ngư, dành cho những độc giả muốn tìm hiểu và khám phá về sinh vật bổ dưỡng và đắt đỏ này.

Bạn đang xem: Con bao ngư là con gì? Giá bào ngư bao nhiêu tiền 1 kg?

Tìm hiểu về con bào ngư biển

Bào ngư là con gì?

Ngày nay, bào ngư cũng nằm trong “bát trân”, là một trong tám món ăn quý hiếm và chế biến cầu kỳ nhất, gồm có: yến sào, gân nai, vi cá mập, bào ngư, hải sâm, bong bóng cá, sò điệp, gan ngỗng. Chúng bởi sự quý giá và đắt đỏ của chúng mà những món ăn này gần như chỉ xuất hiện trên bàn ăn của giới thượng lưu, giàu có.

Con bào ngư là con gì chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Xin giải đáp theo định nghĩa của Wikipedia thì bào ngư là tên gọi chung cho các loài thân mềm chân bụng trong chi Haliotis – chi duy nhất của họ Haliotidae, liên họ Haliotoidea. Bào ngư còn có tên gọi khác là ốc cửu khổng, hải nhĩ hay thạch huyết minh.

Hình ảnh con bào ngư

Một số hình ảnh con bào ngưMột số hình ảnh con bào ngưMột số hình ảnh con bào ngư

Bào ngư sống ở đâu?

Môi trường sống của bào ngư là những vùng biển sâu có độ mặn lớn từ 2-3%. Bào ngư được tìm thấy chủ yếu tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bào ngư Việt Nam được tìm thấy tại nhiều vùng biển của ven biển của Việt Nam, trải dài từ Nam ra Bắc:

Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô thuộc Quảng Ninh.

Đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà ở Hải Phòng

Đảo hòn Nội, hòn Trà Là, hòn Tầm, hòn Tre Lớn, vịnh Vân Phong thuộc Khánh Hòa.

Quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu…

Đặc điểm sinh học của bào ngư

Vỏ bào ngư

Đặc điểm lớp vỏ con bào ngư

Không giống như đa phần các loài ốc khác, vỏ bào ngư có một kết cấu hết sức đặc biệt, độc đáo. Vỏ là vỏ đơn, dạng dẹt, phát triển rộng ra để chứa thân bên trong. Trên phần vỏ có một hàng lỗ chạy dọc theo phía bên trái của vỏ. Các lỗ này liên tục được hình thành và lấp đầy trong suốt cuộc đời của bào ngư. Khi bào ngư phát triển to lên, các lỗ mới được hình thành và các lỗ cũ được lấp đầy. Các lỗ này có tác dụng là lỗ để lọc nước, để thở và cũng để sinh sản của bào ngư. Chính các lỗ này cũng hình thành lên tên gọi của một loại bào ngư là bào ngư chín lỗ.

Một đặc điểm khác biệt nữa của ốc bào ngư là phần xoắn của vỏ giảm dần, rất dẹt và mờ. Các đường xoắn này rất khó tìm thấy ở các cá thể bào ngư sống lâu năm. Ở các con bào ngư ngư lớn, thường có những cá thể sinh vật khác bám vào phần vỏ này.

Thân của bào ngư sẽ gắn chặt vào lớp vỏ của nó bằng một cơ quan gọi là cơ gắn. Có thể có vách ngăn ở đây, tùy từng loài. Phần vỏ này được hình thành trong giai đoạn ấu trùng của bào ngư. Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng, chỉ có thể bổ sung thêm lên phần vỏ đã có. Điều này có nghĩa là bởi một lý do nào đó, khi bào ngư trưởng thành bị tác khỏi vỏ mà vẫn sống sót, thì chúng vẫn có thể duy trì sự sống của mình nhưng không tạo ra được lớp vỏ mới nữa, cũng không gắn trở lại được lớp vỏ cũ đã bị tách rời.

Chân bào ngư

Đặc điểm chân con bào ngư

Chân là bộ phận giúp bào ngư bám vào các mỏm đá và di chuyển kiếm mồi. Nó chiếm phần lớn diện tích phần vỏ của bào ngư. Phần cơ này có màu vàng nhạt, dẹt và rộng. Ở rìa chân bào ngư có một lớp viền, lớp viền này có các xúc tu giác quan. Ở trạng thái bình thường, các viền và xúc tu này nhô ra xung quanh để di chuyển và nhận các tín hiệu từ môi trường. Khi bị tấn công, bào ngư rút lớp viền và xúc tu này vào trong vỏ, dùng lực của chân đóng lớp vỏ này lại và bám chặt vào tảng đá. Khi này, việc tách bào ngư ra khỏi tảng đá là việc gần như không thể.

Article post on: tungchinguyen.com

Cơ quan nội tạng của bào ngư

Nội tạng của bào ngư nằm trong vòng tròn bao quanh cơ chân. Vòng tròn này chứa đựng đầy đủ các cơ quan nội tạng gồm: hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và hệ sinh sản. Đầu bào ngư nằm tại chiếc lỗ mới nhất trên lớp vỏ. Ống tiêu hóa uốn cong về phía bên trái, nối từ miệng xuống hậu môn. Hậu môn nằm dưới lỗ mở cuối cùng.

Đặc điểm nội tạng con bào ngư

Phần đầu bào ngư gồm có miệng, cặp tua miệng, cặp mắt và dải răng kitin. Tất cả các loài bào ngư đều ăn thực vật, chủ yếu là tảo biển.

Cơ quan sinh sản của bào ngư lại nằm bên phải. Cơ quan sinh dục đực sản xuất ra tinh trùng có màu be nên chúng có màu be. Cơ quan sinh dục cái sản xuất ra trứng màu xanh nên chúng có màu xanh nhạt. Bào ngư là loại vật không kết đôi để sinh sản mà sinh sản theo kiểu gieo hạt. Theo đó, trứng và tinh trùng sẽ thoát ra ngoài qua một ống nhỏ gần hậu môn, gặp nhau và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái.

Bào ngư có máu trong, bơm bằng tim và hệ thống tuần hoàn riêng. Nếu bị chảy máu, bào ngư không thể tự đông máu, chúng sẽ cứ thế chảy máu tới chết. Do đó, khi bắt bào ngư, người thợ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt gọi là muôi bào ngư để tránh làm tổn thương tới chúng.

Các đặc điểm khác

Bào ngư thường sinh sản và đẻ trứng vào mùa nóng. Mỗi năm bào ngư cái có thể đẻ đến cả triệu trứng. Vào mùa đông, cơ quan sinh sản của bào ngư khép lại và không hoạt động.

Thịt bào ngư biển là món ăn ưu thích của nhiều người dân Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Thịt bào ngư cứng giòn, ăn rất ngon và bổ dưỡng. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt bào ngư lớn chứa nhiều đạm, canxi, chất béo, kẽm, vitamin…

Source: tungchinguyen.com

Không chỉ có giá trị dinh dưỡng, bào ngư còn có giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế, bào ngư đang được khai thác với số lượng lớn, dẫn đến trong tự nhiên còn lại rất ít. Ngày nay, ở nhiều quốc gia đang tiến hành cải thiện môi trường sống cho bào ngư, để người dân có thể nuôi trồng và phát triển hiệu quả.

Chế biến bào ngư

Trong văn hóa ẩm thực của phương Tây, bào ngư là món ăn không được ưa chuộng lắm, so với các loài động vật có vỏ khác như sò điệp, hàu, nghêu, ốc hút…Ví dụ như bào ngư Úc có hơn 18 loại khác nhau với 10 loại đặc hữu, nhưng người dân ở lục địa này dường như không mặn mà với món ăn này lắm.

Tới các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… bào ngư lại là một trong các món ăn được ưa thích bậc nhất. Sau khi mua bào ngư tươi về hãy dùng một con dao sắc để tách riêng phần thịt và phần vỏ ra, loại bỏ phần ruột, cắt phần viền ở chân chúng đi và chúng ta đã được phần thịt sẵn sàng chế biến thành nhiều món ăn. Sau đây là những món ăn chế biến từ bào ngư được nhiều người ưa thích.

Món bào ngư hấp

Bào ngư hấp

Chế biến món này gần giống như hầu hấp hay hàu nướng mỡ hành. Phần thịt bào ngư sau khi đã được làm sạch sẽ được cho lại vào phần vỏ. Rắc lên đấy vài lát gừng thái chỉ, tỏi băm rồi đem hấp từ 3-5 phút. Trước khi ăn, rưới lên bào ngư một ít hỗn hợp gồm nước tương, mỡ hành là có thể thưởng thức.

Bào ngư nướng kiểu Nhật

Bào ngư sẽ được đem nướng trên bếp than và chín bằng chính nước tiết ra từ cơ thể nó. Sau đó được chấm với nước tương và thưởng thức cùng rượu. Cách làm này giữ nguyên được dưỡng chất và mùi vị thơm ngon của con bào ngư sống.

Ăn sống bào ngư

Ở nhiều nhà hàng lớn, bào ngư thường được chế biến thành các món như sashimi hay sushi để đảm bảo vị tươi ngon của nó sẽ không bị mất đi trong quá trình chế biến bằng nhiệt độ. Các miếng chân con bào ngư sẽ được thái mỏng và khi ăn chấm cùng nước tương và wasabi.

Sashimi bào ngư

Cháo bào ngư

Cháo bào ngư “jun bok jook” là món ăn rất được yêu thích tại Hàn Quốc. Bào ngư được làm sạch, thái nhỏ rồi nấu cùng với gạo và dầu mè. Sản phẩm thu được là món cháo ngọt, ngon và bổ dưỡng. Món jun bok jook này rất hợp cho người ốm yếu muốn nhanh khỏe lại.

Lẩu bào ngư

Bào ngư được thái mỏng và nhúng lẩu gồm có nước hầm gà, vịt là cách ăn được rất nhiều người Trung Quốc ưa thích.

Bảo quản bào ngư

Bào ngư đem bán thường ở 2 dạng, bào ngư sống và bào ngư khô. Thường thấy là dạng bào ngư đóng hộp bày bán tại các cửa hàng. Nếu bạn mua bào ngư về và không sử dụng hết thì có thể đóng túi, hút chân không rồi để vào ngăn đá tủ lạnh, sẽ bảo quản được rất lâu.

Tác dụng của bào ngư

Bào ngư là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn bào ngư có tác dụng bổ khí, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, chống sự suy nhược của cơ thể…Ăn bào ngư còn giúp bổ ẩm giúp sáng mặt, bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh đau đầu, chóng mặt, hạ hỏa…

Tác dụng của bào ngư ngâm rượu

Bào ngư ngâm rượu có tác dụng gì?

Rượu bào ngư không chỉ là một loại đồ uống nữa mà nó đã trở thành một bài thuốc chữa bệnh. Các quý ông gặp vấn đề trong sinh lý, thận hư thận yếu, chứng năng tình dục suy giảm thường tìm và sử dụng rượu bào ngư để tìm lại bản lĩnh của mình. Bào ngư tươi ngâm rượu thường sử dụng cả vỏ, ngâm trong vòng 1 năm rồi uống là có công dụng tốt nhất.

Tác dụng của bào ngư với bà bầu

Hiện chưa có báo cáo khoa học nào rõ ràng về việc ăn cháo bào ngư ảnh hưởng như nào tới sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, từ xa xưa, nhiều gia đình khá giả đều cho thai phụ ăn cháo bào ngư để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực khi mang thai thì chắc chắn đây là món ăn tốt và phù hợp cho bà bầu.

Con bào ngư giá bao nhiêu?

Tùy vào chủng loại, kích thước và môi trường sinh sống mà giá bào ngư sẽ khác nhau.

  • Bào ngư Việt Nam tươi sống có giá trung bình từ 250.000 750.000 VNĐ/kg.
  • Bào ngư khô có giá khoảng 600.000 VNĐ/100g.
  • Bào ngư Hàn Quốc tươi sống có giá 1.750.000 VNĐ/kg.
  • Bào ngư Úc viền xanh đóng hộp size to có giá 5.500.000 VNĐ/kg…

Chú ý giá bào ngư này chỉ là tham khảo, giá thực sự còn phụ thuộc vào đơn vị bán và thời điểm. Tuy nhiên giá bào ngư cũng không chênh lệch quá nhiều so với thực tế.

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Vào bếp cùng Chi tại website https://tungchinguyen.com.

Article post on: tungchinguyen.com