Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2023 bao gồm cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2022 bao gồm cơ quan nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được hình thành để thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, trên các đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Theo đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân và cơ quan cùng cấp bầu và miễn nhiệm.

Theo đó, cơ quan hành chính nước ta được phân chia thành hai cấp đó là: Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chính là một bộ phận của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng trong hoạt động quản lý hành chính trong đơn vị lãnh thổ là địa phương mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2022 bao gồm cơ quan nào?Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2022 bao gồm cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
  • Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
  • Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được xác định là bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước và mang tính thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được thành lập và đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối của cơ quan hành chính cấp trung ương, theo đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp, đó là:

– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh

– Cấp xã, phương, thị trấn

Tại mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó:
– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức tại địa phương, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ xủa quần chúng nhân dân, do nhân dân địa phương bầu và và sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

– Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp sẽ trực tiếp do Hội đồng nhân dân bầu ra, đây được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tiến hành hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật do cơ quan cấp trên ban hành, bao gồm cả nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Như vậy, có thể thấy cơ quan hành chính địa phương là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân sẽ thực hiện được quyền làm chủ của mình tại địa phương.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2022 bao gồm cơ quan nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, max số thuế cá nhân…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Bộ máy quản lý của cơ quan nhà nước ở địa phương do ai bầu?

Các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Đánh giá bài viết