Có nên đầu tư mua xe chạy dịch vụ | DPRO Việt Nam
Hiện nay với nhiều người trẻ, xe ôtô không chỉ đơn thuần là phương tiện phục vụ cho di chuyển đi lại. Mà đây còn là khoản đầu tư để phát triển theo hướng chạy xe dịch vụ – tăng thu nhập.
Cùng DPRO tìm hiểu thêm về hướng đi khởi nghiệp mới dành cho giới trẻ-chạy xe dịch vụ nhé
Câu chuyện đầu tư chạy xe dịch vụ – bắt đầu khởi nghiệp
Anh Hoàng Vũ (29 tuổi, quê Hà Nội) từng tốt nghiệp và làm việc tại công ty nội thất xây dựng với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Anh là thế hệ điển hình của cuối 8x, đầu 9x. Đã kết hôn, có một cậu con trai hơn 1 tuổi. Ở chung cư giá rẻ phía nam thành phố và một chiếc xe máy phục vụ đi làm hàng ngày. Với mức thu nhập đó của Vũ cùng của vợ làm nhân viên kế toán. Thì gia đình Việt nói chung đủ sống, không dư dả.
Xe ô tô chạy dịch vụ Grap
Với mức chi tiêu tối thiểu cần cho gia đình 3 người. Thì vợ chồng anh cũng không tiết kiệm được bao nhiêu. Có tháng tiết kiệm được 5, 6 triệu nhưng có tháng lại âm vì quá nhiều cưới hỏi, tiệc tùng bạn bè, người thân. Người bố anh thấy thế có nêu ra vấn đề: bố góp 200 triệu, anh góp 200 triệu. Tổng vào mua chung chiếc sedan cỡ nhỏ. Với ông thì sử dụng khoảng hai năm để đi về giữa Nghệ An – Hà Nội thăm nom cháu. Sau đó, khi con anh đã cứng cáp có thể đi học thì Vũ được bố cho toàn quyền sử dụng xe. Lúc rảnh rỗi chạy thêm dịch vụ taxi công nghệ kiếm thêm thu nhập.
Đó là một câu chuyện khá tiêu biểu. Có lẽ mua xe vừa để đi lại, vừa để chạy dịch vụ công nghệ. Là ý tưởng khởi nghiệp phổ biến trong vài năm qua, khi taxi công nghệ thực sự nở rộ. Đi taxi bạn sẽ thấy không ít các tài xế đều lái xe dịch vụ là nghề tay trái. Và 400 triệu là mức giá bình ổn, chấp nhận được. Không quá cao để đầu tư xế bốn bánh cho mục đích phát triển này.
Mức vốn đầu tư đó để mua xe mới thì mua hatchback dễ dàng hơn. Có rất nhiều lựa chọn như: i10, Morning, Fadil, Wigo,… Nhưng chiếc xe anh cần là một chiếc sedan, giá rẻ, thiết kế trẻ trung lại phải bền bỉ đường dài. Và sedan không có nhiều lựa chọn như hatchback. Sau thời gian tìm hiểu nhanh chóng. Vũ quyết định với ba lựa chọn trong tầm giá là i10 sedan số sàn (350-390 triệu). Kia Soluto số sàn (399-425 triệu) và Mitsubishi Attrage 2020 số sàn (375 triệu).
Huyndai I10
Xem xét từ độ dốc xuống thì anh loại Hyundai i10 sedan đầu tiên, vì thiết kế xe không bắt mắt. Kích thước nhỏ cỡ A của nó không phù hợp cho một chiếc xe “hai đầu”. Còn lại trong danh sách hai mẫu xe cỡ B là Soluto và Attrage, cả hai đều khá trẻ trung, trang bị đủ dùng. Sau khi thảo luận kĩ 2 bố con anh quyết định cuối cùng là Attrage vì cảm thấy phù hợp hơn cả cho các tiêu chí đưa ra ban đầu.
Mitsubishi Attrage tại đại lý
Một vấn đề luôn khiến Vũ lo lắng chính là chi phí sử dụng. Anh được bạn bè chạy xe Hàn Quốc chia sẻ rằng chi phí bảo dưỡng thay thế rất rẻ. Nhưng sau khi tìm hiểu và tham khảo mạng lưới đại lý của Mitsubishi, anh nhận thấy mức chi phí cũng không khác nhiều, trong khi máy móc của gia đình Mitsu được người dùng đánh giá là rất bền bỉ, an toàn.
Mua được chiếc xe ưng ý, ngay khi vừa hết cách ly vì dịch Covid-19, Vũ hẹn bố từ quê lên Hà Nội, ra đại lý đặt cọc, làm thủ tục và chờ ngày nhận xe.
Thay vì dồn tiền tiết kiệm góp vào một mảnh đất ở vùng ngoại thành xa xôi. Hay gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng bèo bọt. Nhiều người trẻ chọn hướng mua xe vừa để dùng. Vừa chạy dịch vụ kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Đó là một cách đầu tư không tồi. Tuy vậy rất cần chú ý cân bằng tài chính. Không nên mua xe quá khả năng để phải vay nhiều tiền. Đồng thời tính toán hợp lý giữa chi phí bỏ ra và số tiền thu về từ việc làm thêm. Để ra quyết định có nên theo hay không.
Sau ngày nhận xe, Việt tâm sự với bố, chưa biết việc chạy taxi công nghệ lời lãi thế nào, có được như tính toán không. Nhưng ít nhất số tiền bỏ ra bây giờ không phải vô nghĩa. Mỗi dịp về quê không còn phải chen chúc đông đúc. Hay việc đi lại, làm việc, học hành của con cái cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Từ câu chuyện đó thì có lẽ chúng ta những người hãy năng động hơn trong sự nghiệp của chính mình nhé.