CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN | Yuanta Việt Nam

CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Khái niệm: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

2. Chức năng của thị trường chứng khoán:

  • Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

  • Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

  • Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

  • Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

  • Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty.

  • Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện những công trình quốc gia lớn.

  • Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

  • Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.

Nhà đầu tư:

  • Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không thích rủi ro;

  • Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính,ngân hàng thương mại.

4. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:

  • Công ty chứng khoán

  • Quỹ đầu tư chứng khoán

  • Các trung gian tài chính

5. Các tổ chức liên quan đến chứng khoán:

  • Cơ quan quản lý Nhà nước

  • Sở giao dịch chứng khoán

  • Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

  • Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

  • Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

  • Các tổ chức tài trợ chứng khoán

  • Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

6. Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán

  • Nguyên tắc công khai

  • Nguyên tắc trung gian

  • Nguyên tắc đấu giá

7. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

7.1 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn

Thị trường sơ cấp

Thị trường thứ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành

Thị trường thứ cấp không trực tiếp mang lại vốn cho người đầu tư sản xuất kinh doanh

Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp (giá phát hành) do tổ chức phát hành quyết định

Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc tự do, cạnh tranh tự do

Những người bán trên thị trường sơ cấp thường là kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành…

Chứng khoán trên thị trường thứ cấp có thể được mua bán nhiều lần

7.2 Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường

Thị trường cổ phiếu

Thị trường trái phiếu

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

Thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

Thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ

Thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.

7.3 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường giao dịch tập trung

(Sở giao dịch chứng khoán)

Thị trường phi tập trung

(Thị trường OTC)