CIC là gì? Hướng dẫn cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí | ZaloPay
Khái quát về CIC
Khái niệm
CIC là tên tiếng Anh của Trung tâm Thông tin Tín dụng, là một trong những tổ chức của Nhà nước, vì tính chất công lập phi thương mại do đó Trung tâm Thông tin Tín dụng chịu mọi sự quản lý thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chức năng của hệ thống tra cứu CIC
Để phục vụ cho các hoạt động của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước, CIC là tổ chức thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự báo. Như những gì đã thể hiện với cái tên Trung tâm Thông tin Tín dụng, chức năng của CIC là dự báo cũng như cung cấp những thông tin về tín dụng của cá nhân và các tổ chức. Cụ thể như sau:
-
CIC là cơ quan cho phép đăng ký tín dụng quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành. Người dùng sẽ được duy trì và được hỗ trợ việc kiểm tra về các thông tin tín dụng một cách nhanh chóng.
-
Thu thập và tiếp nhận thông tin các khoản nợ xấu của khách hàng và cá nhân vay.
-
Trung tâm Thông tin Tín dụng sẽ tiến hành xử lý, lưu trữ và phân tích những vấn đề thuộc thông tin tín dụng. Thông qua đó ngăn chặn và làm giảm tối thiểu các rủi ro đến mức thấp nhất mà có thể xảy ra trong tương lai.
-
Tiếp đó, CIC sẽ yêu cầu các cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp cung cấp hồ sơ và tiến hành đánh giá điểm tín dụng.
-
Áp dụng đúng những quy định pháp luật của Việt Nam, CIC cung cấp cũng như cung ứng dịch vụ và sản phẩm tín dụng cho người dùng một cách thuận tiện nhất.
Điểm tín dụng trên CIC là gì
Điểm tín dụng CIC (viết tắt FICO– là một loại điểm được tạo bởi Fair Isaac Corporation), đây là chỉ số quan trọng để biết được mức độ uy tín của khách hàng khi họ đi vay ở các ngân hàng và tổ chức tài chính. Sau khi đánh giá, các ngân hàng và tổ chức tài chính này sẽ ghi nhận lại tại CIC.
Điểm tín dụng vô cùng quan trọng đối với khách hàng, nếu điểm tín dụng càng thấp thì khách hàng đó sẽ khó để có thể vay những lần sau. Ngược lại, nếu điểm tín dụng càng cao thì khách hàng sẽ dễ dàng được chấp nhận các khoản vay cao trong tương lai.
Hệ thống tra cứu CIC hoạt động như thế nào?
Khách hàng sẽ gửi các thông tin của mình về khoản vay cho Trung tâm Thông tin Tín dụng bao gồm đầy đủ các thông tin như: tên người vay, tổ chức cho khách hàng vay, số tiền đi vay, các quy trình thanh toán, các khoản đã vay và cả các khoản đang vay, mục đích sử dụng khoản vay đó, ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng nào, thời hạn thanh toán nợ, các tài sản có thể thế chấp, khách hàng vay thuộc nhóm nợ nào,…
Khi CIC nhận được các thông tin nêu trên, để đánh giá cho việc vay của khách hàng thì tiếp đó CIC sẽ tập hợp lại thông tin, những cơ sở dữ liệu mới nhất sẽ được cập nhật và báo cáo lên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng một các cụ thể nhất để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng dễ dàng sử dụng và nắm được lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp.
Sau khi tập hợp thông tin, cập nhật và báo cáo. Các khoản đã vay của khách hàng được chia thành 05 nhóm:
Nguồn: Timo.vn
Nhóm 1 – Dư nợ vay đủ mức tiêu chuẩn (đủ điều kiện): điều này có nghĩa là khách hàng được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn. Dù vậy, nếu quá hạn thanh toán nợ từ ngày 01 đến ngày thứ 10 sẽ bị phạt lãi (150% lãi quá hạn).
Nhóm 2 – Dư nợ cần chú ý: kiểm tra danh sách các khoản nợ quá hạn cũng như các khoản vay đáo hạn muộn từ 10 ngày đến 90 ngày.
Nhóm 3 – Dư nợ dưới mức tiêu chuẩn: nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn nghĩa là các khoản nợ chưa được thanh toán có nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
Nhóm 4 – Dư nợ xấu nghi ngờ: là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ ngày 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5 – Dư nợ có thể mất đi vốn gốc (thuộc nhóm nợ xấu): gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Các nhóm nợ cho thấy rõ nếu khách hàng thuộc nhóm nợ xấu, CIC sẽ đánh giá thấp đồng nghĩa với việc điểm tín dụng của khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Khách hàng có khả năng cao là không được ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay hoặc chỉ cho vay với mức thấp.
Lý do cần phải tra cứu CIC cá nhân
Kiểm tra CIC có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
+ Đối với các khách hàng, cá nhân đi vay:
Việc tra cứu CIC cá nhân giúp khách hàng kiểm tra lại hồ sơ tín dụng của họ về các khoản vay, nợ khó đòi,…
Khách hàng nắm được mình có đủ điều kiện để vay một khoản vay nào đó hoặc tạo thẻ tín dụng hay không.
+ Đối với các ngân hàng CIC và tổ chức tín dụng:
Biết được các thông tin về khách hàng nhằm đưa ra quyết định về việc có chấp nhận cho khách hàng vay hay không.
Dễ quản lý các thông tin khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống CIC.
Hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra CIC cá nhân miễn phí
Check CIC là gì? Check CIC là việc kiểm tra CIC cá nhân, hiện nay check CIC đã không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là với những ai đã từng tìm hiểu để vay vốn ở các ngân hàng về cách kiểm tra nợ xấu trên CIC hay thậm chí là người đã đi vay vẫn cần biết.
Có hai hình thức để check CIC sau
Check CIC online
Tra CIC qua Website CIC trực tuyến
-
Bước 1: Truy cập vào website: cic.org.vn và tiến hành đăng ký thông tin để tra cứu nợ xấu CIC.
Nếu đã có tài khoản CIC thì chọn ô « Đăng nhập ».
Nếu chưa có tài khoản CIC, chọn vào «Khai thác nhu cầu vay », sau đó bấm chọn « Đăng ký » góc trên bên phải để tiếp tục tạo tài khoản.
-
Bước 2: Điền thông tin cá nhân
Thực hiện điền đầy đủ thông tin cá nhân vào bảng đăng ký:
Chú ý: Những vùng được đánh dấu sao (*) bắt buộc phải điền vào.
Đối với ảnh CMND/CCCD phải chụp đủ vào khung hình và rõ nét gồm 03 mặt ảnh (trước, sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD.
Điền chính xác các thông tin như : SĐT, Email để nhận thông báo nhanh chóng.
-
Bước 3:
Mã OTP sẽ được gửi về SĐT đã đăng ký, nhập mã và chọn đồng ý các điều khoản cam kết. Sau đó, chọn vùng « Tiếp tục » để thực hiện các bước tiếp theo.
-
Bước 4:
Sau khi thực hiện xong các bước, sau 1 ngày hệ thống CIC sẽ gọi để xác thực thông tin, thông tin khớp kết quả sẽ được gửi qua Email.
Khi thông tin đã được xác nhận, người dùng truy cập vào website và thực hiện đăng nhập, sau đó chọn « Khai thác báo cáo » để check nợ xấu CIC của bản thân.
Tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại
Tra cứu nợ xấu CIC trên điện thoại cũng là cách tra CIC miễn phí được mọi người thường sử dụng.
-
Bước 1:
Đối với điện thoại Android: Tải ứng dụng CIC Credit Connect – Kết nối nhu cầu vay
Đối với điện thoại IOS: Tải ứng dụng iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM.
Sau đó “Đăng ký” nếu chưa có tài khoản, nếu đã có bấm chọn “Đăng nhập”.
-
Bước 2:
Điền đầy đủ thông tin trên màn hình hiển thị như: họ và tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD,…
-
Bước 3:
Chờ kiểm tra và phê duyệt, thời gian mất khoản từ 1 đến 3 ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).
-
Bước 4:
Xem kết quả.
Sau khi hệ thống CIC đã phê duyệt, bấm chọn vào mục “Khai thác báo cáo” và nhập lại mã OTP (được gửi về điện) để xác thực. Sau đó vào mục “Xem báo cáo” để biết được kết quả nợ xấu của mình)
Check CIC offline
Để thực hiện việc kiểm tra nợ xấu cá nhân offline, khách hàng liên hệ trực tiếp tại Ngân hàng cho vay.
-
Bước 1:
Cung cấp CMND/CCCD hai mặt cho tổ chức tín dụng.
-
Bước 2:
Chờ tổ chức tín dụng thông báo kết quả rằng có đang bị nợ xấu Ngân hàng hay không.
Chú ý: Cách kiểm tra CIC này giúp người dùng dễ dàng thực hiện và ít tốn công sức nhưng sẽ phải nộp một khoản phí nhất định theo quy định của Nhà nước.
Bị nợ xấu trên CIC có ảnh hưởng như thế nào?
Nợ xấu CIC ảnh hưởng rất nhiều đối với việc khách hàng tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay bất cứ một tổ chức tín dụng nào.
+ Trường hợp khách hàng rơi vào nhóm nợ 1 và 2
Khách hàng có thể tiếp tục vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nhóm nợ 2 sẽ bị hạn chế vay hơn, đặc biệt là khoản vay tín chấp.
+ Trường hợp khách hàng rơi vào nhóm nợ 3, 4 và 5
Khi có khoản nợ khó đòi ở các nhóm này, khách hàng không thể tiếp tục vay tiền được nữa trong 5 năm, bên cạnh đó khoản nợ xấu này sẽ được lưu giữ lại.
Điểm tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ trong 5 năm, tức là họ sẽ không được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong 5 năm nếu có nợ xấu
Làm cách nào để xoá nợ xấu trên CIC?
Để xoá nợ xấu CIC, có thể phân ra hai trường hợp để xử lý như: Nợ xấu do Khách hàng gây ra (ví dụ như khách hàng chậm thanh toán nợ gốc) và Nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của CIC.
Tuy nhiên mỗi nguyên nhân khác nhau mà khách hàng có thể xoá được ngay hay không.
+ Trường hợp 1: Nợ xấu do Khách hàng
-
Bước 1: Khách hàng sẽ được Trung tâm Thông tin Tín dụng kiểm tra rõ ràng về các vấn đề nợ xấu. Biết rõ số tiền và phân loại nhóm nợ.
-
Bước 2: Liên hệ trực tiếp Ngân hàng cho vay để tổng hợp hết tất cả các khoản gốc lãi phải trả. Khách hàng nên chú ý việc lưu giữ các chứng từ, ghi rõ ngày giờ trả nợ. Và thực hiện trả nợ.
-
Bước 3: Khách hàng kiểm tra thông tin tín dụng CIC lần nữa sau 01 tháng để biết được nợ xấu của mình có được xóa hay chưa.
+ Trường hợp 2: Nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc CIC
-
Bước 1: Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng, khách hàng có thể kiểm tra tình trạng nợ xấu và nhóm nợ của mình.
-
Bước 2: Tiến hành làm và gửi một công văn để gửi Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại việc xoá nợ.
-
Bước 3: Chờ kết quả phản hồi sẽ xoá nợ.
Làm gì để tránh rơi vào nợ tín dụng?
Rơi vào nợ tín dụng và một điều vô cùng trở ngại đối với những người đi vay. Có nhiều cách để không phải rơi vào các nhóm nợ xấu này, chẳng hạn như:
-
Luôn đảm bảo thanh toán hết khoản nợ đúng kỳ hạn, nằm trong chi tiêu từ 50% trở lại để thẻ tín dụng luôn được duy trì.
-
Khi lịch sử tín dụng không khả thi trong vòng 2 năm thì không nên đăng ký đi vay.
-
Nếu đã từng nằm trong nhóm nợ xấu, hãy tìm kiếm sự tư vấn tại ngân hàng trước khi lập hồ sơ vay.
-
Xem lại khoản vay, lãi suất, điều kiện chi trả và thời gian đáo hạn.
Giải đáp những câu hỏi về cách Check CIC cá nhân
Bị nợ xấu trên CIC thì ngân hàng có cho phép vay không?
Không có bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào cho khách hàng bị nợ xấu vay vốn khi khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3, 4 và 5. Tuy vậy, nếu các khoản nợ xấu đã được thanh toán thì việc đi vay vốn là hoàn toàn có khả năng được phép.
Check CIC có mất phí không?
Câu trả lời là có. Việc kiểm tra CIC cá nhân thì khách hàng sẽ phải thanh toán một ít chi phí. Chi phí này tổ chức dùng để hoạt động và vận hành tổ chức.
Ví dụ: Khách hàng sẽ chi trả phần dịch vụ kiểm tra CIC cho đơn vị ngân hàng X là 30.000VND cho mỗi lần tra cứu CIC trên hệ thống phía ngân hàng. Và miễn phí nếu tra cứu trực tiếp trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng.
Với những thông tin mà ZaloPay vừa cung cấp trên, cho thấy được điểm CIC rất quan trọng đối với những khách hàng thường xuyên huy động vốn bằng cách vay ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nếu bạn đang dính nợ xấu trên CIC nên giải quyết các vấn đề nợ trước để điểm CIC có thể cải thiện trong tương lai gần nhé.