Chuyên Viên Khác Nhân Viên Như Thế Nào, Bạn Đã Biết Chưa?

“Chuyên viên” và “nhân viên” là hai vị trí chúng ta dễ bắt gặp khi đọc các tin tức tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Hai danh xưng này rất dễ nhầm lẫn là một. Tuy nhiên “chuyên viên” và “nhân viên” là hai chức vụ khác nhau về kinh nghiệm lẫn phạm vi công việc trong một doanh nghiệp. 

Vậy cụ thể chuyên viên khác nhân viên như thế nào? Hãy cùng Glints khám phá định nghĩa, công việc cụ thể, kỹ năng cần có cũng như mức thu nhập trung bình của “chuyên viên” và “nhân viên” qua bài viết này nhé!

Khái niệm về chuyên viên và nhân viên

Chuyên viên là gì?

Đầu tiên để biết chuyên viên khác nhân viên như thế nào, bạn cần tìm hiểu công việc của một chuyên viên là gì. Về bản chất cấp bậc, chuyên viên có vị trí cao hơn so với chức danh nhân viên. Yêu cầu tuyển dụng ở cấp chuyên viên, các nhà tuyển dụng cần các ứng viên có bằng cấp đại học ngành liên quan cũng như kinh nghiệm từ 1 – 3 năm. 

chuyên viên và nhân viênchuyên viên và nhân viênChuyên viên yêu cầu tính chuyên môn cao trong công việc

Bạn có thể bắt gặp trong các tin tuyển dụng, vị trí chuyên viên thường có tên công việc tiếng anh đi kèm với các từ như: Executive, Supervisor hoặc Specialist. 

Ví dụ: Chuyên viên chăm sóc khách hàng là Customer Service Executive; Marketing Specialist là chuyên viên trong ngành tiếp thị,…

Nhân viên là gì?

Nhân viên được hiểu nôm na là danh xưng gọi chung cho người lao động làm việc trong các công ty và tập đoàn. Ở đây, chúng ta thường sử dụng cụm từ này cho phạm vi nhỏ hơn, chỉ các cấp bậc mới vào – “Entry level”.

Tuỳ theo từng vị trí công việc cụ thể, mà các ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm dưới 1 năm sẽ trải qua quá trình tuyển dụng như: Nộp CV, làm bài kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp,…và khi đạt được yêu cầu của doanh nghiệp, ứng viên sẽ trở thành nhân viên của công ty.

Phân biệt Chuyên viên và nhân viên

Về tính chất công việc, người làm chuyên viên sẽ chịu trách nghiệm cho các đầu việc cần đảm bảo tính chuyên môn cao và kinh nghiệm sâu rộng hơn. Trong nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn, chuyên viên được phân cấp thành hai loại dựa theo kinh nghiệm và hiệu quả công việc:

  • Chuyên viên (bình thường)
  • Chuyên viên cấp cao.

sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viênsự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viênChuyên viên và nhân viên có sự khác biệt rõ ràng về bản chất

Nhân viên có trách nhiệm và vai trò là thành viên đóng góp ý kiến và xây dựng thêm cho hiệu quả. Vì vậy, ở vị trí này thường không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay kinh nghiệm. 

Cũng chính trách nhiệm và tính chất như thế mà nhân viên sẽ có mức thu nhập và đãi ngộ phúc lợi có sự chênh lệch đáng kể so với chuyên viên. Đó là những yếu tố để trả lời cho câu hỏi chuyên viên khác nhân viên như thế nào.

Bản chất công việc giữa chuyên viên và nhân viên khác nhau như thế nào?

Công việc nhân viên

Mô tả công việc chung của vị trí nhân viên thường xoay quanh:

  • Đảm nhiệm các công việc hành chính như giấy tờ, hợp đồng, thuế,… 
  • Thực thi phát triển các kênh cộng đồng của công ty theo kế hoạch đã đề ra từ trước
  • Chăm sóc khách hàng thân thiết và các đối tác vừa và nhỏ của doanh nghiệp
  • Đề xuất các ý tưởng để cùng nâng cao chất lượng kế hoạch
  • Một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu thêm

Đây đều là các công việc không cần đỏi hỏi chuyên môn quá cao nên bạn có thể dành thời gian để vừa làm, vừa tiếp thu thêm những cái mới cho bản thân trong công việc. Hầu như mọi ngành đều có vị trí nhân viên, như nhân viên nhập liệu, nhân viên tín dụng ngân hàng…

Công việc chuyên viên

Ngược lại, công việc của chuyên viên sẽ đòi hỏi mức độ kinh nghiệm cao hơn cũng như phạm vi công việc chuyên sâu hơn:

  • Nghiên cứu, phân tích và định hướng phát triển cũng như lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp
  • Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác lớn như các tập đoàn, tổ chức,… 
  • Quản trị nhân sự bên dưới và trao đổi công việc với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo tiến độ công việc tốt nhất
  • Báo cáo mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả công việc cho cấp trên là các giám đốc, quản lý cấp cao,…

Các công việc chuyên viên có thể kể đến chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên pháp lý, chuyên viên nhân sự…

Bật mí các yêu cầu để trở thành chuyên viên hoặc nhân viên

Nếu bạn quan tâm và muốn trở thành một chuyên viên thì một trong những điều đầu tiên cần xem xét là trình độ học vấn. Theo một thống kê đã chỉ ra rằng hầu hết chuyên viên có bằng cử nhân đại học trở lên, trong đó nhiều người có bằng thạc sĩ liên quan. 

Không thể phủ nhận, bạn vẫn có thể trở thành một chuyên viên chỉ với bằng cấp trung học phổ thông, nhưng đó sẽ là một con đường nỗ lực không hề dễ dàng khác, đòi hỏi phải có mức độ trải nghiệm sâu rộng.

chuyên viên khác nhân viên như thế nàochuyên viên khác nhân viên như thế nàoĐể trở thành một chuyên viên, kỹ năng và chuyên môn của bạn phải vững vàng

Chọn đúng chuyên ngành cũng là một bước quan trọng khi nghiên cứu cách trở thành Chuyên gia. Bên cạnh đó, các kỹ năng như quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch và chiến lược, phân tích các dữ liệu và khả năng giao tiếp, thuyết trình,…cũng là những yêu cầu nên có ở một người chuyên viên.

Đọc thêm: Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên

Mức thu nhập chuyên viên và nhân viên có cao không? 

Chắc hẳn bên cạnh việc xác định công việc của chuyên viên và nhân viên thì mức chi trả trung bình cho hai cấp bậc này cũng là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả. 

Theo tổng hợp thống kê con số thu nhập từ nhiều quy mô doanh nghiệp và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì mức lương trung bình hàng tháng của chuyên viên cao hơn nhân viên cùng ngành ở khoảng 5 triệu đồng/tháng. 

Chẳng hạn nếu nhân viên chăm sóc khách hàng của ngành làm đẹp có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng thì chuyên viên có thể nhận mức 12 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó chuyên viên cấp cao cũng sẽ có mức lương nhỉnh hơn một chút so với chuyên viên thông thường. 

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn bao quát về chuyên viên khác nhân viên như thế nào trong một tổ chức, một doanh nghiệp ở bốn khía cạnh: định nghĩa, công việc, yêu cầu cần có và mức thu nhập trung bình.

Hy vọng nhờ đó bạn sẽ có những lựa chọn và quyết định tốt nhất cho con đường sự nghiệp của bản thân.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả