Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công
Chương trình đào tạo được cấu trúc và tổ chức giảng dạy xuất phát chủ yếu từ mục tiêu đào tạo thông qua thiết kế các môn học với nội dung của chuyên ngành, sự phù hợp với đối tượng đào tạo và tùy theo nguyện vọng và năng lực học tập, nghiên cứu sẽ được chia thành hai 2 phương thức:
1.1 Chương trình giảng dạy môn học phương thức I: không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ nhưng yêu cầu các môn học phải có tiểu luận để học viên nghiên cứu sâu trong phạm vi môn học. Các học viên được đào tạo để trở thành các thạc sĩ Kinh tế & Quản lý công định hướng thực hành, sau khi tốt nghiệp, nhóm này sẽ làm việc tại các cơ quan thực thi chính sách kinh tế – xã hội hoặc quản lý các chương trình dự án. Nhóm thạc sĩ thực hành sẽ được trang bị sâu hơn các kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được tham gia thực hiện và viết các chuyên đề môn học, chuyên đề tốt nghiệp. Sau khi tích lũy đủ số tín chỉ ở dạng môn học, và dạng chuyên đề môn học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp
1.2 Chương trình giảng dạy môn học phương thức II:
yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ ít nhất trong một học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo. Các học viên được đào tạo để trở thành các thạc sĩ Kinh tế & Quản lý công định hướng nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp sẽ có thể tiếp tục theo học chương trình Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế. Nhóm này sẽ được trang bị sâu hơn những vấn đề mang tính chất học thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu và sẽ tốt nghiệp dưới hình thức viết luận văn. Sau khi tốt nghiệp các học viên có thể sẽ tham gia làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu hoặc học trình độ tiến sĩ trong lĩnh vực Kinh tế & Quản lý.
Sau quá trình đào tạo, học viên có trình độ thạc sĩ nghiên cứu (phương thức 2) có khả năng giảng dạy các môn học thuộc ngành Kinh tế ở các trường đại học và cao đẳng. Đồng thời, họ cũng có thể trở thành các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các Viện nghiên cứu kinh tế hoặc các Viện nghiên cứu của các tổ chức định chế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Học viên có trình độ thạc sĩ thực hành (phương thức 1) có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý của khu vực công hoặc thực hiện các chương trình, dự án cho các tổ chức định chế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và an sinh cho cộng đồng.
4. Mục tiêu về hướng nghiên cứu
Nhóm học viên theo hướng nghiên cứu có thể chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp theo các hướng nghiên cứu chính sau:
4.1. Hướng nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết kinh tế học và chính sách đối với các hoạt động đầu tư ở khu vực công:
– Các hoạt động đầu tư công trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, môi trường, y tế, giáo dục, năng lượng, cấp thoát nước, công cộng…
– Sử dụng các công cụ lý thuyết kinh tế để nghiên cứu tác động của các chính sách đối với phát triển kinh tế – xã hội, qua đó xem xét phản biện và khuyến nghị chính sách cho các cấp và địa phương trên cơ sở khoa học kinh tế và quản lý khu vực công.
4.2. Hướng nghiên cứu về quản lý công các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương, bao gồm các vấn đề như:
– Các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý đô thị, giao thông, môi trường, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, an sinh xã hội như trợ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất, tiền lương…
–
Các hoạt động về quản lý các nguổn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước một cách hiệu quả cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn
– Các chương trình, chính sách như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các địa phương đặc biệt khó khăn, nhà ở xã hội, các xã biên giới, vùng sâu vùng xa…
–
Công tác cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công ở khu vực công thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội
4.3. Hướng nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn triển khai các chương trình, dự án do các định chế tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ tài trợ với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, phát triển bền vững, cụ thể là:
– Hiệu quả và tác động của các chương trình của các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, nguồn vốn ODA của các chính phủ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, kinh tế – kỹ thuật, xóa đói – giảm nghèo, nước sạch nông thôn, biến đổi khí hậu …