Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

Tham khảo cơ hội nghề nghiệp:

– Lập trình viên php.             – Lập trình viên Java.

– Kỹ sư hệ thống.                 – Lập trình viên làm việc tại Nhật Bản.

– Kỹ sư phần mềm.             – Lập trình thiết bị di động.

1. Tên chuyên ngành: Công nghệ phần mềm

2. Giới thiệu chuyên ngành

Là chuyên ngành được đào tạo tại Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học hàng hải Việt Nam với mục tiêu đào tạo kỹ sư CNTT chuyên về lĩnh vực phần mềm. Kỹ sư ra trường có kiến thức và kỹ năng phát triển và quản lý điều hành các dự án phần mềm: Phân tích, thiết kế, chế tác, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm cũng như nghiên cứu, phát triển công cụ và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm; Xây dựng và quản lý các dự án phần mềm; Kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm phát triển phần mềm.

3. Tại sao chọn chuyên ngành này?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ phần mềm đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, được cập nhật thường xuyên theo đặc thù phát triển của ngành

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học, tài liệu, giáo trình được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
  • Nền tảng kiến thức được trang bị bài bản
  • Chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp.
  • Phát huy khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp…

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
  • Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.

Hệ thống hạ tầng thông tin:

  • Hệ thống hạ tầng thông tin: máy tính, mạng, phòng thực hành, mô phỏng luôn được bổ sung, trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.
  • Các công ty, doanh nghiệp đối tác luôn tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham gia triển khai các ứng dụng thực tế.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
  • Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làm

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: 

  • Kĩ sư phần mềm.
  • Trưởng nhóm phát triển phần mềm.
  • Bảo trì phần mềm.
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản trị dự án phần mềm.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm

5.Tôi có phù hợp ?

Để học ngành Công nghệ phần mềm bên cạnh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, sự đam mê, người học cần phải có khả năng thích nghi, chủ động và làm việc nhóm.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển một hoặc các nhóm môn thi: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh hoặc Toán, Văn, Anh hoặc Toán, Hóa, Sinh theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Nếu có khác biệt so với mức chung của Nhà trường, đề nghị các Khoa/Viện/Công ty/Trung tâm nêu cụ thể.

7. Mục tiêu đào tạo

  • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về kỹ năng phát triển và quản lý điều hành các dự án phần mềm,.
  • Sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế, chế tác, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm cũng như nghiên cứu, phát triển công cụ và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm; Xây dựng và quản lý các dự án phần mềm; Kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm phát triển phần mềm…
  • Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức: 

  • Kiến thức chuyên ngành chính: 
    • Phân tích và thiết kế hệ thống, Lập trình Windows, An toàn và bảo mật thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ chuyên gia, Cơ sở dữ liệu nâng cao, Nhập môn công nghệ phần mềm, Xây dựng và quản trị dự án công nghệ thông tin, Kiến trúc và thiết kế phần mềm, Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm, Yêu cầu phần mềm, Điện toán đám mây …
  • Kiến thức cơ sở:
    • Kỹ thuật lập trình C, Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Đồ họa máy tính, Cơ sở dữ liệu, Kiến trúc máy tính và thiết bị ngoại vi, Kĩ thuật vi xử lí, Nguyên lí hệ điều hành, Mạng máy tính, Truyền dữ liệu…
  • Ngoại ngữ:
    • Tiếng Anh giao tiếp quốc tế (TOEIC) bao gồm 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.
  • Kiến thức và kỹ năng khác:
    • Pháp luật đại cương, Phương pháp học Đại học, Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Giới và phát triển, Toán cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê toán…

9. Bằng cấp

Bằng Kĩ sư ngành Công nghệ phần mềm (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

18. Ngành: Công nghệ thông tin (D480201) – Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm (D118)

HỌC KỲ I (16 TC)

 

HỌC KỲ II (16 TC)

 

I. Bắt buộc: 16 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

1. Toán cao cấp (18124-4TC)

 

1. Những NLCB của CN Mác Lênin 2 (19109-3TC)

19106

2. Những NLCB của CN Mác Lênin 1 (19106-2TC)

 

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh (19201-2TC)

19106

3. Giới thiệu ngành CNTT (17200-2TC)

 

3. Kỹ thuật lập trình C (17206-3TC)

 

4. Toán rời rạc (17232-3TC)

 

4. Kiến trúc máy tính & TBNV (17302-3TC)

 

5. Tin học đại cương (17334-3TC)

 

5. Cơ sở dữ liệu (17426-3TC)

 

6. Pháp luật đại cương (11401-2TC)

 

II. Tự chọn: 2/8 TC

 

 

 

1. Quản trị doanh nghiệp (28215-3TC)

 

 

 

2. Anh văn cơ bản 1 (25101-3TC)

 

 

 

3. Kỹ năng mềm 1 (29101-2TC)

 

HỌC KỲ III (17 TC)

 

HỌC KỲ IV (16 TC)

 

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (17233-3TC)

17206

1. Phân tích và thiết kế hệ thống  (17427-3TC)

17426

2. Nhập môn công nghệ phần mềm (17432-2TC)

 

2. An toàn và bảo mật thông tin (17212-3TC)

17233

3. Lập trình hướng đối tượng (17236-3TC)

17206

3. Java cơ bản (17523-3TC)

17233

4. Mạng máy tính (17506-3TC)

 

4. Thực tập CSDL (17415-3TC)

17426

5. Đường lối cách mạng của Đảng (19301-3TC)

19201

5. Bảo trì hệ thống (17304-2TC)

17232 

II. Tự chọn: 3/9 TC

 

II. Tự chọn: 2/8 TC

 

1. Lập trình Python (17230-3TC)

 

1. Nguyên lý hệ điều hành (17303-2TC)

 

2. Anh văn cơ bản 2 (25102-3TC)

 

2. Thương mại điện tử (17416-3TC)

 

 

3. Đồ họa máy tính (17211-3TC)

 

3. Anh văn cơ bản 3 (25103-3TC)

 

 

HỌC KỲ V (15 TC)

 

HỌC KỲ VI (15 TC)

 

I. Bắt buộc: 12 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 12 TC

Tiên quyết

1. Lập trình Windows  (17335-3TC)

17206

1. Xử lý ảnh (17221-3TC)

17236

2. Trí tuệ nhân tạo  (17234-3TC)

17233

2. Biểu diễn DL dạng bán CT và ứng dụng (17428-3TC)

 17426

3. Quản lý dự án CNTT  (17405-3TC)

 

3. Lập trình thiết bị di động (17423-3TC)

17523

4. Phân tích TKHT hướng đối tượng (17430-3TC)

 

4. Thực tập PT ứng dụng trên nền Web (17544-3TC)

 17415

II. Tự chọn: 3/9 TC

 

II. Tự chọn: 3/12 TC

 

1. Điện toán đám mây (17419-3TC)

 

1. Yêu cầu phần mềm (17433-3TC)

 

2. Hệ điều hành mã nguồn mở (17308-3TC)

 

2. Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (17314-3TC)

 

3. Tiếp thị trực tuyến (17542-3TC)

 

3. Hệ thống nhúng (17337-3TC)

 

4. Tương tác người máy (17542-3TC)

 

4. Bảo mật cơ sở dữ liệu (17424-3TC)

 

HỌC KỲ VII (15 TC)

 

HỌC KỲ VIII (10 TC)

 

I. Bắt buộc: 9 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 4 TC

Tiên quyết

1. Khai phá dữ liệu (17409-3TC)

 

1. Thực tập tốt nghiệp (17910-4TC)

 

2. Kiểm thử và đảm bảo CLPM (17418-2TC)

 

II. Tự chọn tốt nghiệp: 6/12 TC

 

3. Công nghệ Internet of Things (17332-3TC)

17506

1. Đồ án tốt nghiệp (17917-6TC)

 

II. Tự chọn: 6/15 TC

 

2. Thị giác máy tính (17905-3TC)

17221 

1. Kỹ thuật học sâu và ứng dụng (17231-3TC)

 

3. Xây dựng và phát triển dự án CNTT (17911-3TC)

17427 

2. Thiết kế và quản trị mạng (17509-3TC)

17506 

 

 

3. Dữ liệu lớn (17431-3TC)

 

 

 

4. Robot và các hệ thống thông minh (17333-3TC)

 

 

 

5. An ninh mạng (17540-3TC)

17506

 

 

Tổng cộng: 120            Bắt buộc: 101 TC                 

Tự chọn: 19 TC