CHUYÊN MỤC: Tìm hiểu Luật Tố Tụng Hành Chính 2015 (Phần Cuối)

CHUYÊN MỤC: Tìm hiểu Luật Tố Tụng Hành Chính 2015 (Phần Cuối)

Cập nhật ngày: 14-07-2016

Luật Tố tụng hành chính 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, lLuật số: 93/2015/QH13.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017:
a) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ;
c) Quy định liên quan đến hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Chương XXI: KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 327. Quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.
Điều 328. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
đ) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Điều 329. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 330. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 331. Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
Điều 332. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Điều 333. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Điều 334. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 335. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 334 của Luật này;
b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
Điều 336. Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính
Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 337. Người có quyền tố cáo
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 338. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Điều 339. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 340. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 341. Thủ tục giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Điều 342. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 343. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp, Tòa án cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.


Chương XXII: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC

Mục 1. ÁN PHÍ, LỆ PHÍ
Điều 344. Tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí
1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, giấy tờ khác của Tòa án và khoản lệ phí khác mà luật có quy định.
Điều 345. Xử lý tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí thu được
1. Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.
2. Tiền tạm ứng án phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.
4. Trường hợp việc giải quyết vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
Điều 346. Chế độ thu, chi trả tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí
Việc thu tiền tạm ứng án phí và án phí, việc chi trả tiền tạm ứng án phí, việc thu tiền lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 347. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí
Người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Điều 348. Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Điều 349. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
1. Đương sự kháng cáo phải nộp án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.
Điều 350. Nghĩa vụ nộp lệ phí
Nghĩa vụ nộp lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc cụ thể và do luật quy định.
Điều 351. Quy định cụ thể về án phí, lệ phí
Căn cứ vào quy định của Luật phí và lệ phí và Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án.
Mục 2. CÁC CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC
Điều 352. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính.
2. Chi phí ủy thác tư pháp là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.
Điều 353. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Điều 354. Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ án của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Điều 355. Xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Điều 356. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.
Điều 357. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Điều 358. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Điều 359. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Điều 360. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Điều 361. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Trường hợp các đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
3. Đương sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Điều 362. Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.
4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Điều 363. Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp
1 Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Điều 364. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản
1. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Tòa án.
2. Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Điều 365. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Trường hợp các đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này thì người khởi kiện, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Điều 366. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 của Luật này thì:
a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;
b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người khởi kiện phải chịu chi phí định giá tài sản.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.
4. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá phải chịu chi phí định giá tài sản.
5. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.
Điều 367. Xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.
Điều 368. Chi phí cho người làm chứng
1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
2. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
Điều 369. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Điều 370. Quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác
Căn cứ vào quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.


Chương XXIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 371. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017:
a) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ;
c) Quy định liên quan đến hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
2. Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 372. Quy định chi tiết
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.

VT

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;đ) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại;b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;c) Nội dung khiếu nại;d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 334 của Luật này;b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.1. Người tố cáo có các quyền sau đây:a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:a) Được thông báo về nội dung tố cáo;b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;b) Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp, Tòa án cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, giấy tờ khác của Tòa án và khoản lệ phí khác mà luật có quy định.1. Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.2. Tiền tạm ứng án phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.4. Trường hợp việc giải quyết vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi vụ án được tiếp tục giải quyết.Việc thu tiền tạm ứng án phí và án phí, việc chi trả tiền tạm ứng án phí, việc thu tiền lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật.Người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.2. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều này.3. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.4. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.1. Đương sự kháng cáo phải nộp án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật này.3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.Nghĩa vụ nộp lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc cụ thể và do luật quy định.Căn cứ vào quy định của Luật phí và lệ phí và Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án.1. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính.2. Chi phí ủy thác tư pháp là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.Người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:1. Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ án của họ không được Tòa án chấp nhận.2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.1. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.2. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:1. Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.Trường hợp các đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;3. Đương sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.1 Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.1. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Tòa án.2. Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.2. Trường hợp các đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này thì người khởi kiện, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xác định như sau:1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.2. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 của Luật này thì:a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người khởi kiện phải chịu chi phí định giá tài sản.Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.4. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá phải chịu chi phí định giá tài sản.5. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.2. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuận khác.4. Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.Căn cứ vào quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017:a) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;b) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ;c) Quy định liên quan đến hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân.2. Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.